Nguyên nhân gây ra rủi ro pháp lý

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

I / QUẢN TRỊ RỦ RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

2.4.2.Nguyên nhân gây ra rủi ro pháp lý

2. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử

2.4.2.Nguyên nhân gây ra rủi ro pháp lý

Do còn tương đối mới mẻ nên trong nhiều hoạt động ngân hàng điện tử, các quyền và nghĩa vụ của các bên đối với các giao dịch loại này còn chưa rõ ràng.

Hoạt động NHĐT lại thực hiện “gián tiếp” qua các kênh điện tử chứ không qua tiếp xúc trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng nên việc áp dụng các phương pháp truyền thống trong phòng tránh và phát hiện các hoạt động tội phạm với hoạt động ngân hàng điện tử sẽ không đạt hiệu quả cao như trước.

Những khách hàng không được thông tin đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của họ có thể sẽ khởi kiện ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng tham gia vào hoạt động ngân hàng điện tử có thể phải đối mặt với các rủi ro pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền riêng tư và công bố về khách hàng. Ở một số nước, việc không bảo vệ thích đáng quyền riêng tư cho khách hàng cũng có thể khiến ngân hàng phải chịu những hình phạt nặng về mặt pháp lý.

Những ngân hàng quyết định tăng cường dịch vụ khách hàng bằng cách liên kết website của mình với các trang khác cũng có thể phải đối mặt với rủi ro pháp lý. Một kẻ đột nhập nào đó có thể sử dụng các trang được liên kết để lừa gạt khách hàng của ngân hàng và ngân hàng sẽ là đối tượng bị khách hàng kiện.

2.5. Các rủi ro khác 15

Các rủi ro truyền thống của hoạt động ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro khả năng thanh toán, rủi ro lãi suất và rủi ro thị trường cũng có thể phát sinh từ hoạt động ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, hậu quả của những rủi ro này đối với ngân hàng có thể không giống với các rủi ro hoạt động, rủi ro uy tín và rủi ro pháp lý. Điều này đặc biệt đúng khi so sánh các ngân hàng tham gia đa dạng hoá hoạt động với các ngân hàng hoặc phần ngân hàng chuyên doanh hoạt động ngân hàng điện tử.

Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh khi đối tác không thanh toán một

khoản nợ với đầy đủ giá trị, cho dù là điều này xảy ra vào thời điểm nợ đến hạn

15 Th.S Lê Văn Hinh, “Nhận diện rủi ro đối với nghiệp vụ ngân hàng điện tử và tiền điện tử”,

hoặc bất kỳ thời điểm nào sau đó. Thường xảy ra ở các loại thẻ tín dụng, khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản chi tiêu băng thẻ tín dụng. Ngoài ra, các ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử có thể thực hiện các khoản tín dụng thông qua những kênh không phải là truyền thống và cũng có thể mở rộng thị trường của mình vượt ra ngoài những ranh giới địa lý. Những thủ tục không phù hợp trong việc xác định độ tín nhiệm của những người vay tiền thông qua cơ chế cho vay từ xa cũng có thể làm tăng độ rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng tham gia vào chương trình thanh toán chứng từ điện tử có khi phải đối mặt với các rủi ro tín dụng nếu như một bên trung gian thứ ba không thực hiện được nghĩa vụ của mình về việc thanh toán.

Các vấn đề mang tính xuyên quốc gia: Sự mở rộng thị trường ngân

hàng có thể vượt qua biên giới quốc gia và chính vì vậy mà làm tăng một số rủi ro nhất định. Qua khảo sát người ta thấy rằng nhiều năm qua các ngân hàng gặp phải các loại rủi ro tương tự trong hoạt động ngân hàng quốc tế và đáng chú ý là những rủi ro này lại có quan hệ cùng chiều với sự mở rộng hoạt động ngân hàng và tiền điện tử xuyên quốc gia. Một số vấn đề cần quan tâm là: vấn đề pháp lý hay quản lý khi giao dịch với các khách hàng vượt ra ngoài biên giới quốc gia; sự bất ổn định về luật pháp ở một số quốc gia; trách nhiệm của các cơ quan quyền lực ở các quốc gia khác nhau.... Những vấn đề đó có thể đặt ngân hàng vào trạng thái rủi ro nhất định như việc không tuân thủ luật và quy định của các quốc gia khác, kể cả luật bảo vệ người tiêu dùng, các quy định về báo cáo và ghi chép sổ sách, các nguyên tắc bảo mật cá nhân và luật chống rửa tiền. Rủi ro hoạt động có thể phát sinh khi các ngân hàng giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ có trụ sở tại một quốc gia khác, và cũng chính vì yếu tố này mà các ngân hàng rất khó kiểm soát được rủi ro.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM (Trang 29 - 31)