- Đối với các cấp, các ngành và đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc chương trỡnh mục tiờu XĐGN, chưa thể hiện việc năng động, sáng tạo trong điều hành,
3.2.1.4. Hỗ trợ người nghèo những lúc gặp rủi ro
Trong cuộc sống khi gặp rủi ro thỡ người nghèo bao giờ cũng dễ bị tổn thương hơn những người khác. Đúng như một câu ngạn ngữ của Trung Quốc "khi một người thường xuyên phải đứng trong nước ngập đến cổ thỡ chỉ một gợn súng nhỏ cũng đủ nhấn chỡm anh ta", và ngạn ngữ Việt Nam cũng có câu "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Một sự trợ giỳp khi gặp rủi ro sẽ cú ý nghĩa gấp nhiều lần những lỳc bỡnh thường.
Người nghèo có thể gặp một loạt các biến cố trong cuộc sống như:
- Khủng hoảng về con người: Có thể là ốm đau, có thể là một lao động chính trong gia đỡnh qua đời, có thể là một người nào đó trong gia đỡnh mắc phải nghiện rượu, nghiện ma túy, cờ bạc… Loại đột biến này làm cho các gia đỡnh thiệt hại rất lớn, bởi vỡ vừa mất một khoản thu nhập do lao động chính khơng đem lại, vừa phải mất một khoản chi tiêu ngoài dự kiến do các biến cố rủi ro đưa đến.
- Khủng hoảng vật chất: Bao gồm mất trộm, nhà cửa bị hư hại (do thiên tai, do hoả hoạn). Loại đột biến này làm cho các hộ gia đỡnh bị mất mỏt một số tài sản, chi phớ gia đỡnh tăng lên cao bất thường khiến các gia đỡnh phải vay nợ và dẫn đến nghèo đói.
- Đột biến kinh tế phi mùa màng: Bao gồm đầu tư thất bại; gia súc bị chết, bị dịch; thất nghiệp. Loại đột biến này làm cho thu nhập các gia đỡnh bị giảm, tài sản mất, khơng có khả năng trả nợ và sự an toàn của gia đỡnh bị đe dọa.
- Mùa màng thất bát: Mùa màng thất bát do chuột hoặc sâu bệnh phá hoại, do đất lở, do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Loại đột biến này sẽ tạo ra mất mùa, thu nhập giảm, đói nghèo diễn ra trên một diện rộng.
Như vậy, cần có sự hỗ trợ người nghèo khi họ gặp những biến cố nêu trên để họ có thể vượt qua những khó khăn, vươn lên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế và thoát nghèo.
Sự hỗ trợ người nghèo khắc phục khó khăn khi gặp rủi ro sẽ có vai trị rất quan trọng trong việc giúp họ sớm ổn định cuộc sống và tạo lập nghề để tăng thu nhập cho gia đình. Tỉnh cần sử dụng chính sách hỗ trợ ngắn hạn, khẩn cấp như:
- Cấp không một số mặt hàng: Dầu hỏa, muối iốt, hỗ trợ tiền điện, vải mặc, giống cây trồng, tôn lợp nhà.
Đây là một số mặt hàng thiết yếu của cuộc sống con người, Chính phủ đó cố gắng hỗ trợ người nghèo để duy trỡ mức sống tối thiểu cho họ. Các mặt hàng cấp không này được cấp theo định mức và theo định kỳ trong năm.
- Trợ cước, trợ giá một số mặt hàng như: Muối iốt, giống cây trồng, phân bón, dầu hỏa - đây là các mặt hàng để bán nhưng có trợ cước trợ giá. Tuy vẫn là các loại mặt hàng đã nêu ở trên nhưng được bán với giá rẻ hơn so với giá của thị trường, chủ yếu nhằm phục vụ đồng bào DTTS.
- Trợ cấp xó hội và cứu đói giáp hạt, mất mùa.
Trợ cấp xó hội và cứu đói giáp hạt, mất mùa cho người nghèo có nghĩa là trong quỹ dự trữ của Tỉnh phải có các khoản dành cho các đối tượng sau:
+ Có một khoản kinh phí dành cho trẻ em tàn tật, trẻ mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa đang sống ở các trung tâm bảo trợ xó hội của Tỉnh. Hỡnh thức hỗ trợ chủ yếu là tiền mặt và cỏc loại hàng hóa cụ thể.
+ Có khoản kinh phí sẵn sàng cứu đói cho người nghèo, nhất là đồng bào DTTS vào những tháng giáp hạt và hạn hán, thường là vào tháng 1 đến tháng 3. Hỡnh thức cứu
đói là gạo. Tuy lượng hỗ trợ không nhiều nhưng cũng đủ để người nghèo cầm cự cho đến khi có mùa màng.
Tuy chỉ là những chính sách XĐGN mang tính ngắn hạn, nhưng chính sách trợ cấp cho người nghèo khi gặp rủi ro là một chính sách hiệu quả nhất đứng từ phía người nghèo. Người nghèo nhận được tỷ lệ của giá trị đầu tư từ chính sách này là cao nhất, bởi vỡ đây là hỡnh thức đầu tư trực tiếp và thông qua hiện vật. Hỡnh thức đầu tư này là rất quan trọng đối với người nghèo ở miền núi, đặc biệt là người nghèo DTTS.
Khi thực hiện chính sách này, chính quyền địa phương nên chú ý một số vấn đề sau:
- Cần phải xác định chính xác đối tượng được hưởng, nếu không sẽ gây ra tỡnh trạng phỏt nhầm và bỏ sút sẽ làm mất đi ý nghĩa của chính sách này. Ví dụ như: Hàng trợ cấp cũn mang tớnh bỡnh quõn, hỡnh thức, nhiều khi khụng xuất phát từ nguyện vọng của người dân. Một số hàng cũn chưa bảo đảm chất lượng theo yêu cầu và thường xuyên bị chậm hơn so với nhu cầu thực tế người dân. Chính phủ chủ yếu quan tâm đến rủi ro của cộng đồng chứ ít quan tâm, hoặc khơng quan tâm kịp thời đến những rủi ro mang tính cá nhân. - Các địa phương trong Tỉnh cần phải thành lập những quỹ hỗ trợ cho người nghèo trong những trường hợp gặp rủi ro. Sự hỗ trợ của địa phương sẽ kịp thời và chính xác hơn về mức độ thiệt hại cũng như nhu cầu của người nghèo. Bên cạnh đó Tỉnh cũng nên kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng, của các tổ chức xó hội nhiều hơn nữa cho quỹ hỗ trợ của Tỉnh để giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho các địa phương có những biến cố rủi ro xảy ra.