Quan điểm xóa đói giảm nghèo của tỉnh Gia La

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 76 - 77)

- Đối với các cấp, các ngành và đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc chương trỡnh mục tiờu XĐGN, chưa thể hiện việc năng động, sáng tạo trong điều hành,

3.1.1. Quan điểm xóa đói giảm nghèo của tỉnh Gia La

Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai xác định tư tưởng, quan điểm, phương thức thực hiện chương trỡnh XĐGN như sau:

* Về tư tưởng

- Tỉnh luôn xác định XĐGN là một chủ trương lớn mang tính xó hội nhõn văn sâu sắc. Giải quyết XĐGN ở Gia Lai phải thật sự dân chủ, công khai, phải đưa ra mọi người cùng thảo luận, bàn bạc để tránh tư tưởng e ngại, tô hồng, giấu nghèo, giấu dốt.

- Cần phải quyết tâm cao hơn nữa trong công tác XĐGN, đặc biệt quan tâm đến đồng bào DTTS là đối tượng nghèo. Bởi vỡ hiện nay tỷ lệ hộ nghốo đói trong đồng bào DTTS tại chỗ vẫn cũn rất cao (79% năm 2004). Sau 30 năm giải phóng mà chúng ta chưa giải quyết xong vấn đề nghèo đói cho đồng bào dân tộc tại chỗ là điều chúng ta cần phải suy nghĩ, nếu khơng chúng ta sẽ có tội với đồng bào.

* Về quan điểm

- Xác định nghèo đói là một thứ giặc trong ba thứ giặc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đó dạy. Hiện nay đất nước đó được độc lập, Giặc đói trở thành một loại giặc nguy hiểm nhất cho nên cần phải huy động mọi nguồn lực để tiêu diệt loại giặc này càng nhanh càng tốt.

- XĐGN vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài, do đó phải xác định xố đói là cấp bách, là khẩn trương, phải quyết tâm rút ngắn thời gian tới mức thấp nhất. Giải quyết vấn đề nghèo có tính lâu dài, phải làm kiên trỡ, bền bỉ. Xác định và phân loại diện nghèo

đói theo một tiêu chí chung của Nhà nước quy định và một loại do thiên tai, dịch hoạ dẫn đến nghèo để có đánh giá một cách cụ thể.

- XĐGN là chương trỡnh cú tớnh đặc thù riêng, và phải đợc đặt trong tổng thể chơng trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Do đó, cần phải có những giải pháp phù hợp cho từng đối tượng cụ thể trên địa bàn Tỉnh.

- XĐGN khơng được hiểu là sự bố thí, ban ơn, bao cấp, làm thay mà chính là sự hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo tự nỗ lực vươn lên thốt khỏi đói nghèo.

* Về phương thức

- Gắn công tác XĐGN với chương trỡnh hành động của từng cơ quan, đơn vị theo phương châm: Nhiều người giúp một người, nhiều hộ viên giúp một hộ viên, dân làm Nhà nước hỗ trợ,… kêu gọi sự phối hợp hoạt động của các cấp chính quyền, đồn thể, các tổ chức và cá nhân trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo của Tỉnh, đặc biệt là sự hoạt động của các tổ chức nhận đỡ đầu xó nghốo, hộ nghốo.

- Nõng cao vai trũ lónh đạo của Đảng, chính quyền Tỉnh và các đồn thể quần chúng trong công tác XĐGN. Đặc biệt là công tác Đảng và vai trũ của Đảng phải quán triệt được 3 nhiệm vụ trọng tâm hiện nay đó là: Phát triển kinh tế, ổn định xó hội và nắm vững cơ sở. Cán bộ, đảng viên phải thể hiện trách nhiệm trước dân, chống mọi biểu hiện quan liêu, tiêu cực, nhũng nhiễu, xa rời dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 76 - 77)