Chương trình kiểm tốn của Cơng ty

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) (Trang 38 - 43)

IV- Kết thúc và lập báo cáo kiểm tốn

3. Chương trình kiểm tốn của Cơng ty

3.1- Chương trình kim tốn phi tr người bán

I/ Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị

- Bảng liệt kê chi tiết các khoản phải trả cuối kỳ bao gồm cả gốc nguyên tệ (nếu cĩ);

- Hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng;

- Biên bản đối chiếu cơng nợ, thư xác nhận (nếu cĩ); - Sổ chi tiết;

- Sổ cái.

II/ Mục tiêu kiểm tốn

- Tính hữu hiệu: các khoản phải trả là cĩ thực. - Tính đầy đủ: phản ánh tồn bộ các khoản phải trả.

- Tính chính xác: ghi nhận các khoản phải trả một cách chính xác.

- Quyền và nghĩa vụ: phản ánh tồn bộ các khoản thuộc nghĩa vụ của đơn vị.

- Trình bày và cơng bố: tài khoản phải trả người bán được trình bày và phân loại đúng, cơng bố một cách thoả đáng.

III/ Thủ tục kiểm tốn A. Thủ tục phân tích

1. Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng:

- Xem xét số lượng các nhà cung cấp, chú trọng các nhà cung cấp thường xuyên.

- Tìm hiểu các đặc điểm liên quan đến việc giao nhận hàng: phương thức thanh tốn, địa điểm giao hàng, chính sách chiết khấu.

- Tìm hiểu xem cĩ sự tranh chấp nào giữa khách hàng và các nhà cung cấp hay khơng?

2. Thủ tục phân tích

- So sánh số dư tài khoản phải trả năm nay so với năm trước.

- So sánh tỷ lệ các khoản phải trả trên tổng cơng nợ và vốn chủ sở hữu của năm nay so với năm trước.

B. Thủ tục kiểm tra chi tiết 1. Đối chiếu số liệu:

- Đối chiếu giữa số dư trên báo cáo với sổ cái.

- Đối chiếu giữa số dư trên sổ chi tiết với danh sách các khoản phải trả. 2. Kiểm tra danh sách các khoản phải trả:

- Kiểm tra cộng dồn.

- Lướt qua danh sách chi tiết các khoản phải trả, chú ý vào các khoản bất thường như: số dư nợ quá chẵn, số dư nợ quá lâu, số dư nợ quá lớn, các nhà cung cấp vừa là người mua hàng.

- Tìm hiểu xem cĩ khoản nợ phải trả nào chưa được ghi nhận hay khơng? 3. Kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh trên sổ cái với chứng từ để đảm bảo việc ghi chép được thực hiện chính xác, đầy đủ.

4. Thực hiện việc gửi thư xác nhận đối với các khoản nợ chưa cĩ biên bản đối chiếu cơng nợ hoặc thư xác nhận nợ và nếu thấy cần thiết.

5. Thực hiện các bước thử nghiệm thay thế đối với các chi tiết khơng thể gửi thư xác nhận được hoặc đã gửi thư xác nhận nhưng chưa nhận được thư trả lời

- Kiểm tra chứng từ thanh tốn đã được ghi nhận trên sổ quỹ, sổ ngân hàng các ngày sau ngày kết thúc niên độ.

- Kiểm tra các chứng chứng minh cho các khoản nợ phải trả như: hố đơn mua hàng, hợp đồng mua bán, phiếu nhập kho…

6. Kiểm tra việc chia cắt niên độ:

- Kiểm tra các khoản nhập hàng vào các ngày trước và sau ngày kết thúc niên độ để đảm bảo rằng các khoản nhận hàng này được phản ánh vào tài khoản phải trả một cách đúng đắn.

- Kiểm tra các khoản phải trả tiền trên sổ quỹ, sổ ngân hàng để đảm bảo rằng các khoản thanh tốn được ghi nhận đúng niên độ.

7. Xem xét các khoản phải trả cuối kỳ cĩ gốc ngoại tệ, kiểm tra việc quy đổi các khoản phải trả cĩ gốc ngoại tệ cuối kỳ theo quy định hiện hành.

8. Kiểm tra việc trình bày và cơng bố các khoản phải trả trên Báo cáo tài chính.

C. Các thủ tục bổ sung (nếu cĩ) IV/ Kết luận và kiến nghị

A. Kết luận về mục tiêu kiểm tốn B. Kiến nghị

C. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm tốn sau

3.2- Chương trình kim tốn phi tr cơng nhân viên

- Sổ cái tài khoản tiền lương phải trả, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; - Bảng lương, chính sách tăng lương hàng năm, bảng tính bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

- Biên bản quyết tốn bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (nếu cĩ);

- Bảng kê nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân và các chứng từ liên quan.

II/ Mục tiêu kiểm tốn

- Tính đầy đủ: các khoản tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cịn phải trả cuối mỗi kỳ được hạch tốn đầy đủ. Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được tính đúng và đủ theo quy định và cĩ đảm bảo phù hợp với các cam kết của doanh nghiệp.

- Trình bày và cơng bố: đảm bảo chỉ tiêu tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được trình bày và cơng bố phù hợp.

III/ Thủ tục kiểm tốn A. Thủ tục phân tích

1. Tìm hiểu hệ thống trả lương của đơn vị: cách tính lương, trả lương, ghi nhận về hệ thống kiểm sốt (các bộ phận tham gia, chứng từ, việc phê duyệt, kiểm tra, thanh tốn…).

2. So sánh biến động của chi phí tiền lương và biến động về cơ cấu tiền lương trên tổng chi phí giữa các tháng trong năm, năm trước với năm nay hoặc số năm nay với số kế hoạch. Xem xét các biến động đĩ cĩ phù hợp với việc tăng giảm số lượng lao động, chính sách lương của đơn vị, tăng giảm khối lượng sản xuất, doanh thu.

3. Kiểm tra tính hợp lý để đảm bảo rằng quỹ tiền lương được xây dựng đúng theo quy định (áp dụng đối với các đơn vị được khốn quỹ lương).

4. So sánh sự biến động của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cĩ cùng tốc độ biến động với tiền lương hay khơng? Ước tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định và so sánh với thực tế ghi nhận.

B. Thủ tục kiểm tra chi tiết

Tuỳ theo kết quả của thủ tục phân tích thì mức độ kiểm tra chi tiết sẽ được thực hiện cho phù hợp (mức độ cao hay thấp)

1. Kiểm tra cách trình bày khoản mục tiền lương phải trả trong Bảng cân đối kế tốn, đối chiếu giữa chi tiết và tổng hợp.

2. Đối chiếu số liệu kế tốn với bảng lương hoặc sổ lương. Chọn các tháng cĩ biến động lớn để kiểm tra một số tính tốn (lương cơ bản, làm thêm giờ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập…).

3. Kiểm tra cụ thể cho một vài mẫu (từng cá nhân) để thấy mọi chính sách theo thoả thuận của cá nhân và người lao động trong hợp đồng, thoả ước lao động tập thể đã được thực hiện (lương, thưởng…).

4. Đảm bảo việc trả lương trực tiếp cho người được hưởng bằng cách kiểm tra bảng lương ghi nhận, phiếu lãnh lương.

5. Kiểm tra việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định.

6. Kiểm tra việc khấu trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập cá nhân cĩ tuân thủ theo những quy định chung hay khơng?

7. Đảm bảo lương đã được dự phịng đầy đủ và phù hợp với niên độ. C. Các thủ tục bổ sung (nếu cĩ)

IV/ Kết luận và kiến nghị

A. Kết luận về mục tiêu kiểm tốn B. Kiến nghị

C. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm tốn sau

3.3- Chương trình kim tốn các khon vay

I/ Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị - Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ và lãi tính dồn; - Sổ cái;

- Sổ chi tiết theo dõi từng khoản vay;

- Các biên bản đối chiếu số dư nợ vay với ngân hàng và với đối tượng khác;

- Các chứng từ gốc: hợp đồng vay, kế hoạch trả nợ, danh sách tài sản thế chấp, chứng từ ngân hàng…

II/ Mục tiêu kiểm tốn

- Tính đầy đủ, chính xác: các khoản vay được hạch tốn một cách chính xác và đầy đủ.

- Nghĩa vụ: các khoản vay phải thực sự phát sinh và là nghĩa vụ của đơn vị.

- Trình bày và cơng bố: các khoản vay phải được trình bày và cơng bố hợp lý.

III/ Thủ tục kiểm tốn A. Thủ tục phân tích

1. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với các khoản vay: - Quy trình vay vốn của đơn vị

- Thẩm quyền xét duyệt các khoản vay

- Các phương án kinh doanh của các khoản vay - Cách theo dõi và đối chiếu đối với từng khoản vay 2. Thủ tục kiểm tốn chi tiết:

a) Tĩm tắt các khoản vay phát sinh trong niên độ

b) So sánh số dư các khoản vay năm trước với năm nay c) So sánh giữa chi phí lãi vay trên dư nợ bình quân với lãi suất bình quân của ngân hàng

d) Giải thích sự thay đổi giữa kỳ này với kỳ trước về: - Tổng số chi phí lãi tiền vay

- Tỷ lệ % giữa chi phí lãi vay và tổng số tiền vay

Kiểm tra tính hợp lý của tổng chi phí lãi vay bằng cách lấy số vay bình quân nhân với tỷ lệ lãi vay bình quân.

e) So sánh lãi suất bình quân kỳ này với kỳ trước và so với lãi suất thị trường.

B. Thủ tục kiểm tra chi tiết

1. Đối chiếu số liệu đầu năm nay với số dư năm trước.

2. Đối chiếu số liệu giữa sổ cái và Bảng cân đối kế tốn với số liệu chi tiết từng khoản vay.

3. Đọc lướt qua sổ sách để phát hiện các nghiệp vụ bất thường.

4. Thảo luận với khách hàng về các khoản vay đã quá hạn và cách thứch giải quyết của khách hàng.

5. Đối chiếu số liệu giữa sổ sách với biên bản đối chiếu số dư nợ vay. 6. Thực hiện kiểm tốn thay thế nếu bước 5 chưa thực hiện được hoặc thực hiện khơng đầy đủ:

- Gửi thư xác nhận cho tất cả các khoản vay. - Theo dõi việc trả lời thư xác nhận.

- Đối chiếu số liệu thư xác nhận với sổ sách kế tốn. - Kiểm tra thanh tốn kỳ sau.

7. Kiểm tra chi tiết:

Đối chiếu sổ sách, hợp đồng, khế ước, kế hoạch trả nợ, chứng từ gốc khác để:

- Kiểm tra thủ tục kiểm sốt của khoản vay. - Đảm bảo các khoản vay được ghi nhận đúng.

- Đảm bảo khoản thanh tốn nợ vay, lãi vay chính xác, đúng hạn phù hợp kế hoạch trả nợ.

8. Kiểm tra thủ tục chia cắt niên độ: - Phần vay nợ;

- Phần thanh tốn.

9. Kiểm tra việc áp dụng chính sách tỷ giá hối đối với việc hạch tốn các khoản vay cĩ gốc bằng ngoại tệ (thanh tốn trong kỳ và số dư cuối kỳ).

10. Kiểm tra cách thức trình bày và phân loại các khoản vay trên Bảng cân đối kế tốn.

C. Thủ tục bổ sung

1. Kiểm tra việc tính tốn các chi phí tài chính liên quan đến các khoản vay.

2. Đối chiếu với tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tài sản cố định, hàng tồn kho… để khẳng định tính cĩ thật của các khoản vay.

3. Xem xét vấn đề bảo lãnh cho các đơn vị khác vay. 4. Các thủ tục khác (nếu cĩ).

IV/ Kết luận và kiến nghị

A. Kết luận về mục tiêu kiểm tốn B. Kiến nghị

C. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm tốn sau

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn (A&C) (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)