Tăng cường quản lý có hiệu quả TSCĐHH: Thực hiện mã

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại CTCP đầu tư Phú Thái (Trang 70 - 75)

trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Điều này xuất phát từ nguyên tắc phù hợp của kế toán đó là thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán. Để đảm bảo số liệu sổ kế toán cung cấp phản ảnh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, CTCP đầu tư Phú Thái nên thay đổi quy định về khấu hao TSCĐHH theo hướng sau:

- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp khấu hao bình quân).

- Máy móc, thiết bị vật tư gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng, nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.

- Đối với các thiết bị, dụng cụ quản lý thường chịu tác động của hao mòn vô hình thì Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo tổng số các năm sử dụng.

- Đối với những TSCĐHH có hạn, theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán không phải tính khấu hao. Giá trị của TSCĐ đó được phản ảnh trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính cho đến khi tính hữu dụng của tài sản này không còn nữa.

3.2.2. Tăng cường quản lý có hiệu quả TSCĐHH: Thực hiện mã hoá TSCĐHH TSCĐHH

Hiện nay CTCP đầu tư Phú Thái không thực hiện đánh số đối với TSCĐHH. Điều này dẫn tới tình trạng công ty gặp khó khăn trong việc quản lý TSCĐ. Để thống nhất trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ, theo em công ty nên đánh số đối với TSCĐHH nhằm cung cấp thông tin về TSCĐ đó.Sau đây Em xin nêu ra một đề nghị về cách đánh số TSCĐ. Đầu tiên kế toán quy ước lấy các chữ cái đặt cho từng nhóm TSCĐ. Cụ thể trong công ty có 6 loại TSCĐ

Ví dụ: Trường hợp công ty mua xe ô tô Mazda 626 biển số 30s-2267 ngày 14/06/2010, TSCĐ này thuộc nhóm phương tiện vận tải, bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng 7. Trước đó, trong tháng 7 cũng có 1 xe ô tô khác được đưa vào sử dụng. Vậy kế toán sẽ đánh số thứ tự xe Mazda 626 này là 02

Nhóm TSCĐ Năm đưa vào sử dụng Tháng đưa vào sử dụng STT Mã số (Số thẻ TSCĐ) C 2010 07 02 C02072010

3.2.3.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại CTCP đầu tư Phú Thái

3.2.3.1.Đẩy mạnh việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị

Suy cho cùng thì mục đích của việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị là nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị . Một thiết bị không được sửa chữa bảo dưỡng theo kế hoạch có thể dẫn đến việc sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, gián đoạn, chi phí kinh doanh sẽ tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Công ty nên có những cuộc hội thảo bàn về vấn đề sử dụng hiệu quả TSCĐHH để có thu nhập được những sáng kiến của cán bộ công nhân viên chức trong và ngoài công ty bởi họ mới chính là người trực tiếp hàng ngày sử dụng TSCĐ. Đối với những

STT Nhóm TSCĐ Ký kiệu

1 Nhà cửa, vật kiến trúc A

2 Máy móc thiết bị B

3 Phương tiện vận tải C

cá nhân có sáng kiến thiết thực công ty nên phổ biến cho các bộ phận, đồng thời thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời.

3.2.3.2.Thực hiện việc đi thuê TSCĐHH để phục vụ cho sản xuất kinh doanh

Việc đi thuê TSCĐHH sẽ giúp cho công ty mở rộng được năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về vốn.

Ngoài ra việc đi thuê TSCĐHH còn hỗ trợ cho công ty trong trường hợp công ty không thoả mãn các yêu cầu cho vay của ngân hàng. Thật vậy, Công ty cho vay tài chính có thể thoả mãn được các yêu cầu của công ty ngay cả khi tình hình tài chính của công ty bị hạn chế. Việc đi thuê tài chính còn giúp cho công ty không rơi vào tình trạng ứ đọng vốn một TSCĐHH công ty mua về sử dụng không hiệu quả. Nếu thuê tài chính công ty có thể thay đổi một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Việc thuê TSCĐHH cho sản xuất kinh doanh là một hoạt động đầu tư ít rủi ro so với các cách đầu tư khác. Bởi trước hết là vì các công ty cho thuê tài chính thường chuyên môn hoá về máy móc thiết bị nên có thể cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại máy móc và thiết bị mà khách hàng yêu cầu.

3.2.4.Gắn trách nhiệm của người lao động với quá trình sử dụng các TSCĐ

Có thể nói, tại công ty hầu hết lao động từ nhân viên cho tới cấp quản lý cao nhất đều trực tiếp điều hành và sử dụng 1 loại TSCĐ nào đó. Cho nên gắn trách nhiệm của họ với TSCĐ mà họ sử dụng có ý nghĩa rất lớn, giúp tuổi thọ của TSCĐ được lâu dài.

Tại công ty, TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh có giá trị lớn là các ô tô,máy móc thiết bị ...Người lao động trực tiếp sử dụng các loại máy móc này là những nhân viên lái xe, nhân viên quản lý, giá trị của những TSCĐ này lại rất lớn cho nên công ty có những nội quy quy định trách nhịêm của nhân viên , nâng cao trách nhiệm của họ với các phương tiện vận tải, máy móc. Từ đó có những chính sách khen thưởng, kỉ luật thích đáng làm cho họ luôn có ý thức giữ gìn, bảo quản vệ sinh TSCĐ , sử dụng đúng mục đích TSCĐ .

3.2.5.Giảm bớt thủ tục thanh lý TSCĐHH để việc hạch toán thanh lý TSCĐHH được nhanh chóng

Việc thanh lý TSCĐHH của Công ty còn diễn ra quá chậm chạp bởi hệ thống thủ tục còn rườm rà. Để thanh lý được TSCĐHH thì bộ phận sử dụng phải có phiếu xác nhận về tình TSCĐ, sau đó gửi lên cho ban quản lý. Ban quản lý xem xét rồi chuyển lên cho giám đốc. Nếu được sự đồng ý của giám đốc thì kế toán mới được lập biên bản thanh lý tài sản đó xem xét số khấu hao và giá trị còn lại là bao nhiêu rồi lại gửi lên giám đốc xin chữ ký. Sau khi đầy đủ thủ tục như vậy thì bộ phận sử dụng mới được tiến hành thanh lý tài sản đó. Chuyển đi chuyển lại như vậy thường mất nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty. Vì vậy Công ty nên bỏ bớt những thủ tục không cần thiết để khỏi mất nhiều thời gian. Có thể là ban quản lý trực tiếp trình lên giám đốc xem xét ký duyệt khi đã có biên bản thanh lý TSCĐHH thông qua kế toán trưởng. Bởi vì kế toán trưởng là người tính số khấu hao và giá trị còn lại của tài sản. Lúc này chỉ cần xin chữ ký xét duyệt là xong và bộ phận sử dụng có thể tiến hành thanh lý TSCĐHH đó.

3.2.6.Giải pháp về nhân lực

3.2.6.1.Đối với cán bộ quản lý

Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho doanh nghiệp. Họ đứng ra quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, đảm bảo cho Công ty có thể phát triển mạnh mẽ. Do đó, các cán bộ quản lý của công ty phải:

- Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ.

- Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt : đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ xung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện máy móc trang thiết bị ngày càng tiên tiến và hiện đại. Phải thường xuyên cập nhật thông tin về các công nghệ mới, hiện đại mà Công ty chưa có điều kiện đầu tư để có thể tham mưu cho ban lãnh đạo khi Công ty tiến hành đổi mới TSCĐHH.

3.2.6.2.Đối với bộ phận kế toán

-Thường xuyên cập nhật các quy định, văn bản chế độ mới về kế toán và TSCĐHH. Định kỳ mời các chuyên gia kế toán về hướng dẫn quy định chế độ kế toán, phần hành kế toán.

-Bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ của các nhân viên kế toán. - Chế độ khen thưởng kịp thời, hợp lý để khuyến khích nhân viên.

- Tiến hành sắp xếp, bố trí nhân viên một cách khoa học đảm bảo cho quá trình kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, hiệu quả công việc cao.

-Xây dựng kế hoạch tuyển mới nhân viên có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

KẾT LUẬN

Đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán TSCĐHH tại CTCP đầu tư Phú Thái là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu tài sản của CTCP đầu tư Phú Thái.

Cùng với sự phát triển của sản xuất và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐHH của CTCP đầu tư Phú Thái không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và tăng lên nhanh chóng để tạo ra năng suất chất lượng sản phẩm ngày càng cao và gây được uy tín, lòng tin của khách hàng.

Để có được điều đó đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty phải không ngừng tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH. Công tác tổ chức kế toán TSCĐ ở Công ty phải thực hiện tốt và thường xuyên cập nhập tình hình tăng giảm, khấu hao, sửa chữa... cũng như tính toán những chỉ tiêu về hệ số hao mòn và thực hiện nghiêm chỉnh các mục tiêu đã đề ra.

Cũng như các Công ty khác, CTCP đầu tư Phú Thái chú trọng đến việc quan tâm đầu tư TSCĐHH trong sản xuất kinh doanh cùng với việc tổ chức công tác kế toán và quản lý TSCĐHH một cách có hiệu quả.

Trong thời gian thực tập ở CTCP đầu tư Phú Thái, em đã có điều kiện nghiên cứu, học tập, tiếp cận thực tế với các số liệu, sổ sách. Trên cơ sở đó, em đã đề xuất một số giải pháp bổ sung nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở Công ty. Lần đầu tiên đi tìm hiểu thực tế tại một doanh nghiệp sau ba năm học tập ở trường, đồng thời vận dụng khối lượng kiến thức lớn và tổng hợp, mặc dù đã rất cố gắng nhưng báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự giúp đỡ bổ sung của các Thầy, Cô và bạn đọc để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại CTCP đầu tư Phú Thái (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w