2.2.5.1.Kết quả đạt được và nguyên nhân chủ yếu
- Trong năm qua công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận cho đơn vị.
- Trong quá trình tái sản xuất TSCĐHH, Công ty tích cực tìm nguồn tài trợ dài hạn, làm cho cơ cấu vốn dài hạn được ổn định dần, các TSCĐ được đầu tư vững chắc bằng nguồn vốn này.
- Công tác duy trì bảo dưỡng phương tiện vận tải,máy móc thiết bị luôn đảm bảo kịp thời khi có hư hỏng đều được sửa chữa trong thời gian nhanh nhất có thể đáp ứng hoạt động kinh doanh.
- Công tác quản lý và sử dụng TSCĐHH của công ty rất chặt chẽ đáp ứng yêu cầu quản lý vốn, quản lý tài sản trong tình hình kinh tế hiện nay, luôn có sự phối hợp
đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty để ban lãnh đạo công ty luôn nắm được tình trạng của từng loại TSCĐ, kịp thời đầu tư, nâng cấp những TSCĐ bị lỗi thời.
- Hệ thống sổ sách, biểu mẫu áp dụng theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Tổ chức công tác kế toán ở công ty là phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh. Bộ máy kế toán rất gọn nhẹ với việc phân công lao động cụ thể, trách nhiệm cho từng cán bộ kế toán. Mọi phần hành của công ty kế toán đều có người theo dõi, thực hiện đầy đủ đúng nội quy. Sổ sách kế toán đã sử dụng và thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính
- Việc theo dõi tình hình tăng giảm, khấu hao và kiểm kê TSCĐ được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ hiện có cũng như mức trích khấu hao phù hợp với quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Bộ phận kế toán luôn cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác số liệu cho ban lãnh đạo công ty, để đề ra những phương hướng và biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Nhìn chung công tác kế toán và quản lý TSCĐ tại CTCP đầu tư Phú Thái được thực hiện khá tốt, đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với điều kiện của công ty.
* Nguyên nhân chủ yếu đạt được kết quả trên
- Công ty luôn năng động trong việc tìm nguồn tài trợ để đầu tư mới TSCĐ đảm bảo năng lực sản xuất. Công ty đã sử dụng tương đối có hiệu quả nguồn vốn vay, tạo uy tín tốt với khách hàng và đối tác.
- Ban lãnh đạo thường xuyên coi trọng công tác giáo dục nhân viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiêm cao trong công việc.
- Được sự quan tâm thường xuyên của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam , của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố.
2.2.5.2.Những tồn tại
TSCĐHH của công ty chiếm một tỷ trọng vốn khá lớn trong tổng tài sản. Phần lớn số vốn mà công ty có được đều đầu tư vào đổi mới, mua sắm trang thiết bị phương tiện phục vụ kinh doanh. Nhưng ngay từ quá trình mua TSCĐ vào, bộ phận
kế toán đã không đưa thẻ TSCĐ vào phần mềm kế toán để thuận lợi trong việc tính giá trị còn lại của TSCĐ, mức đã khấu hao, nguyên giá. Mà kế toán vào thẻ TSCĐ theo phương pháp thủ công, dùng tay, ghi số liệu. Mỗi một TSCĐ đều vào một mẫu thẻ mà theo quy mô và tính chất TSCĐ của công ty là chủ yếu khi tìm giá trị còn mức đã khấu hao trở nên rất khó khăn và phải tính toán thủ công. Vì vậy rất bất tiện khi chúng ta muốn nâng cấp cải tạo, thanh lý một TSCĐ nào đó.
Việc thanh lý TSCĐ còn diễn ra chậm chạp bởi hệ thống thủ tục còn rườm rà. Mỗi khi thanh lý hay nhượng bán, công ty phải lập phiếu xác định tình trạng kinh tế và tình trạng kỹ thuật cho TSCĐ. Lập tờ trình xin thanh lý gửi cho Chủ tịch HĐQT công ty và khi nào có quyết định cho phép công ty mới được thanh lý. Do đó, thời gian lâu, làm ảnh hưởng đến việc hạch toán TSCĐ của Công ty.
Khi mua TSCĐHH qua thời gian lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng, kế toán hạch toán chung chi phí lắp đặt vào giá trị tài sản mua. Hạch toán chung như vậy khi cấp trên kiểm tra sẽ rất khó biết được chi phí lắp đặt cho tài sản đó là bao nhiêu.
Bảng phân bổ khấu hao chưa thể hiện được sẽ khấu hao đã trích tháng trước, sổ khấu hao tăng trong tháng, sổ khấu hao giảm trong tháng mà chỉ biết được sổ khấu hao trích trong qúy mà thôi.
Theo quy định 6 tháng hoặc 1 năm công ty phải tiến hành khiểm kê đánh giá lại TSCĐ xem xét hiện trạng TSCĐ. Nhưng tại CTCP đầu tư Phú Thái chỉ diễn ra kiểm kê hoặc xem xét hiện trạng tình hình TSCĐ cần bảo dưỡng mà không đánh giá lại giá trị hiện thời của TSCĐ. Điều này dẫn tới việc xem xét giá trị của TSCĐ hiện có không đúng với thực tế, đầu tư và sử dụng TSCĐ kém hiệu quả hơn
Trong hoạt động tài trợ cho TSCĐ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu ít mặc dù các quỹ đã được huy động. Mặt khác, Công ty chỉ chú ý đến hoạt động vay truyền thống bằng hợp đồng tín dụng từ các ngân hàng là chủ yếu mà chưa chú ý đến các nguồn khác như phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán…
Trên đây là những tồn tại trong công tác hạch toán TSC Đ tại CTCP đầu tư Phú Thái, việc tìm ra phương hướng giải quyết các tồn tại này sẽ giúp cho công tác hạch toán, quản lý TSCĐ tại công ty được hoàn thiện, đông thời nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty.
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI NHẰM PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐHH TẠI CTCP ĐẦU TƯ PHÚ THÁI
3.1.Định hướng, mục tiêu, giải pháp kinh doanh chung của công ty năm 2010
Là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm hơn 14 năm xây dựng và trưởng thành. Căn cứ vào những thành tựu cũng như những hạn chế, những khó khăn và những nguyên nhân trì trệ yếu kém trong sản xuất kinh doanh từ cuối năm 2008 trở lại đây, đồng thời đứng trước thách thức, vận hội cũng như chiến lược phát triển của toàn ngành, Công ty đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ trong phát triển sản xuất kinh doanh năm 2010 của mình như sau:
- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất, xây dựng sự thống nhất điều hành giữa Công ty với cơ sở; phát huy vai trò lãnh đạo của Công ty đồng thời với tăng cường phân cấp quản lý, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành viên Công ty.
- Phát huy trí tuệ tập thể, nâng cao trách nhiệm cá nhân đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất kinh doanh các sản phẩm,dịch vụ chủ yếu trên cơ sở tiếp tục chuyên môn hoá, tính năng kỹ thuật mới và chất lượng ổn định, hiệu quả kinh tế, giá cả phù hợp. Tiếp tục xác định cơ cấu sản phẩm,dịch vụ hoàn chỉnh quy hoạch mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng mở rộng được kinh doanh cho lâu dài, tiết kiệm, hợp lý.
- Thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm duy trì và bảo toàn nguồn vốn cố định đã có ở hiện tại.
- Tiếp tục đầu tư mới TSCĐHH theo xu hướng tỉ trọng máy móc thiết bị chiếm ưu thế với điều kiện hiện đại hoá cơ giới hoá quá trình sản xuất.
- Tìm mọi biện pháp giảm giá thành sản phẩm,dịch vụ tạo tiềm năng cạnh tranh, cắt giảm các chi phí kém hiệu quả; kiên quyết thực hiện các giải pháp tiết kiệm trong đó giảm hao phí vật tư và chống lãng phí năng lượng là trọng tâm.
- Lành mạnh hoá công tác tiêu thụ sản phẩm và tài chính. Từng bước quy hoạch công tác thị trường theo hướng chuyên môn hóa, ổn định, bền vững và phát triển.
Với những định hướng trên sẽ giúp Công ty khắc phục được tình trạng trì trệ hiện nay và đi lên trở thành một đơn vị kinh doanh năng động hiệu qủa, góp phần hoàn thành chiến lược phát triển của toàn ngành.
Từ những thực trạng đã phân tích và phướng hướng, nhiệm vụ của Công ty nêu trên tôi xin nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty.
3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐHH tại CTCP đầu tư Phú Thái
3.2.1.Hoàn thiện hạch toán kế toán TSCĐHH
a) Thực hiện kiểm kê đánh giá TSCĐHH
Công việc kiểm kê đánh giá lại TSCĐHH của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng là việc cần thiết, qua đó xác định số lượng thừa thiếu TSCĐHH, thực trạng TSCĐ cần sửa chữa bảo dưỡng cũng như đánh gái được giá trị hiện tại của TSCĐHH thực tế của doanh nghiệp trên thị trường từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp cho quá trình sử dụng và quản lý nên khi doanh nghiệp tiến hành kiểm kê thì cần đi đôi với đánh giá lại TSCĐHH sẽ được thể hiện trên biên bản đánh giá lại TSCĐ
*Biên bản đánh giá lại TSCĐHH
Mục đích của biên bản này nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐHH và căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại
Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào biên bản đánh giá lại TSCĐHH
Biên bản đánh giá lại TSCĐHH được lập thành 2 bản, 1 bản lưu lại phòng kế toán để ghi sổ kê toán, 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐHH
Để quản lý tài sản cố định tại các đơn vị trực thuộc, các bộ phận khác nhau, theo em Công ty nên mở thêm Sổ chi tiết tài sản cố định theo đơn vị sử dụng. Tại mỗi các đơn vị phụ thuộc kế toán tài sản cố định cần có một sổ theo dõi TSCĐHH mà chỉ cần theo dõi về nguyên giá, thời gian sử dụng, tên công trình phục vụ, người quản lý tài sản cố định.
Mẫu sổ chi tiết tài sản cố định sử dụng tại phòng Kế toán tài chính công ty theo quy định đợc trình bày ở Mẫu 3.1
Mẫu 3.1
SỔ CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG Bộ phận sử dụng:…
Quý.../ năm 20…
Ghi tăng TSCĐ Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ Tên Đơn vị Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ SH NT SH NT Người ghi sổ (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên)
Trình tự Sổ chi tiết TSCĐHH cho các bộ phận sử dụng ( Sử dụng tại phòng Kế toán tài chính) cũng tương tự như ghi sổ chi tiết TSCĐ mà doanh nghiệp đang áp dụng.
c) Thay đổi phương pháp khấu hao cho từng loại TSCĐHH
Ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2000/QĐ-BTC về việc thực hiện thí điểm chế độ khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh. Tuy nhiên, tại CTCP đầu tư Phú Thái đều áp dụng phương pháp khấu hao bình quân. Việc áp dụng phương pháp khấu hao bình quân là chưa hợp lý vì những lý do sau: TSCĐ trong CTCP đầu tư Phú Thái có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau. Công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có sự khác nhau,
lợi ích thu được của việc sử dụng những tài sản đó cũng có sự khác nhau. Khấu hao