4 Đầu tư nước ngoà
3.2.1.2. Kết hợp quy trình 90 và mô hình chi nhánh đầu mối & chi nhánh cơ sở
- Chất lượng một số chi nhánh đầu mối không thực sự đảm bảo, không đủ năng lực để đảm nhận vai trò đầu mối.
Đề xuất hướng hoàn thiện
Định hướng phát triển chung:
- Nâng cao vai trò của hội sở chính thông qua việc phối hợp với chi nhánh để nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển cho từng chi nhánh/nhóm chi nhánh trong từng thời kỳ.
- Nâng cao hiệu quả tín dụng thông qua giảm chi phí dự phòng rủi ro và áp dụng lãi suất cho vay hợp lý:
- Với quyết định 18 hiện nay, để giảm chi phí dự phòng rủi ro, cần phải xây dựng một danh mục tín dụng theo hướng : chất lượng khách hàng tốt, không phụ thuộc quá nhiều vào một khách hàng, tỷ lệ tài sản đảm bảo cao.
- Muốn cho vay với lãi suất hợp lý, cần phải nâng cao vị thế của ngân hàng Ngoại thương trong quan hệ với khách hàng.
3.2.1.2. Kết hợp quy trình 90 và mô hình chi nhánh đầu mối & chinhánh cơ sở nhánh cơ sở
Phạm vi quy trình 90 và bộ phận quản lý rủi ro :
Với thực trạng như đã nêu, có thể xem xét hướng giải quyết: đưa mảng đầu tư dự án thống nhất trong quy trình và thu hẹp phạm vi áp dụng quy trình 90 theo hướng chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn(tức là nâng giá trị phải qua quy trình 90 ), kèm theo đó là thu hẹp số lượng chi nhánh đầu mối, mở rộng thẩm quyền cho một số chi nhánh cơ sở một cách hợp
lý, và ban hành các quy trình ngoài quy trình 90 như quy trình SME, quy trình thể nhân.
Theo số liệu thống kê của ngân hàng Ngoại thương nếu điều chỉnh đối tượng buộc phải qua quy trình 90 từ mức trên 10 tỷ hiện nay lên mức 25 tỷ, thì có thể giảm tới gần 50% số đầu khách hàng, trong khi vẫn duy trì kiểm soát tới gần 80% dư nợ, đảm bảo tính hiệu quả tối ưu trong khi kiểm soát rủi ro.
Tuy nhiên, nếu triển khai theo hướng này, thì bộ phận quản lý rủi ro tại một số chi nhánh nhỏ sẽ không thực sự cần thiết nữa. Vì thế, chỉ cần thiết duy trì bộ phận quản lý rủi ro. Tại một số ít các chi nhánh đầu mối có chức năng vùng.
Điều chỉnh thẩm quyền :
Cần phải điều chỉnh thẩm quyền theo hướng thẩm quyền phụ thộc năng lực của các chi nhánh (không áp dụng đồng đều như hiện nay ) và sẽ phải định kỳ rà soát đánh giá. Theo hướng này :
- Không nhất thiết chi nhánh không có quản lý rủi ro phải có thẩm quyền thấp hơn chi nhánh có quản lý rủi ro. Trường hợp nằm trong thẩm quyền của chi nhánh không có quản lý rủi ro nhưng phải áp dụng quy trình 90, thì sẽ sử dụng quản lý rủi ro của chi nhánh đầu mối vùng.
- Các chi nhánh cơ sở không nhất thiết phải có thẩm quyền nhỏ hơn chi nhánh cấp 1 cũ. Trong một số trường hợp, chi nhánh cơ sở sẽ có thẩm quyền cao hơn so với chi nhánh cấp 1 mà năng lực không đảm bảo.
Áp dụng cơ chế tiền lương linh hoạt, theo tính chất công việc: Một trong những vấn đề cơ bản gây khó khăn khi triển khai quy trình 90 là đổi mới quy trình nhưng không thay đổi cơ chế tiền lương, dẫn tới sự không đồng bộ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tâm lý không thoải mái cho các bộ phận trong quy trình tín dụng. Vì vậy, đảm bảo
cho việc hoàn thiện quy trình phát huy hiệu quả, cần phải có một cơ chế tiền lương phù hợp, có sự phân biệt cần thiết giữa các công việc có tính chất rủi ro và mức độ trách nhiệm khác nhau.
Các vấn đề khác :
- Tiếp tục tách chức năng tác nghiệp ra khỏi quan hệ khách hàng để tạo điều kiện cho bộ phận này tăng cường chuyên môn hoá như :thực hiện các thủ tục với các hợp đồng tín dụng, tài sản đảm bảo theo mẫu chuẩn(không sửa đổi, không cần đàm phán).
- Rà soát quy trình đầu tư dự án để đảm bảo sự kiểm soát hợp lý. Ban hành ngay quy trình SME. Theo logic, quy trình SME sẽ là phạm vi chủ yếu tiếp nhận khách hàng mới vì thế nếu không có quy trình SME phù hợp thì sẽ khó phát triển danh mục khách hàng.
- Nâng cao chất lượng xét duyệt giới hạn tín dụng để cắt giảm các giao dịch sự vụ.
- Tiếp tục tăng cường tập huấn, đào tạo. Trong đó chú trọng đến đào tạo kỹ năng của cả 3 bộ phận nhằm đảm bảo sự đồng đều.
- chỉnh sửa mẫu biểu cho khoa học hơn.