Mô hình chi nhánh đầu mối – chi nhánh cơ sở

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 39 - 41)

4 Đầu tư nước ngoà

3.2.1.1. Mô hình chi nhánh đầu mối – chi nhánh cơ sở

Mục tiêu

Mô hình chi nhánh đầu mối – chi nhánh cơ sở được áp dụng theo công văn số 292/CV – NHNT.VP ngày 13/3/2007 với mục tiêu cơ bản :

- Thực hiện quy định của quyết định 888 của ngân hàng Ngoại thương - Đảm bảo sự ổn định, đảm bảo sự ổn định do số lượng chi nhánh chuyển đổi khá lớn, không gia tăng đột biến số lượng giao dịch đối với hội sở chính.

- Tiếp tục thực hiện mục tiêu khi phát triển mạng lưới chi nhánh cấp 2 trước đây : các chi nhánh cơ sở tập trung bán lẻ.

Nội dung cốt lõi của chi nhánh đầu mối – chi nhánh cơ sở là duy trì cấp trung gian giữa chi nhánh và hội sở chính theo hướng hội sở chính uỷ quyền/phân cấp một số chức năng quản lý của hội sở chính cho các chi nhánh đầu mối thực hiện. Trong đó về tín dụng áp dụng : 1- các chi nhánh cơ sở không có quản lý rủi ro sẽ sử dụng dự phòng quản lý rủi ro của chi nhánh đầu

mối, 2- khi vượt thẩm quyền, tất cả các chi nhánh cơ sở trình lên chi nhánh đầu mối phê duyệt.

Đánh giá

Sau một thời gian triển khai mô hình chi nhánh đầu mối – chi nhánh cơ sở ngân hàng Ngoại thương đã có một số thành công và gặp một số khó khăn như sau :

Mặt được

- Thực hiện đúng thực hiện đúng yêu cầu của quyết định số 888. Số liệu các chi nhánh đã được hạch toán tách bạch, không tính gộp vào chi nhánh cấp 1 như trước đây. Về mặt tổng thể, điều này tạo bước cải thiện lớn trong vai trò và khả năng quản lý của hội sở chính.

- Về cơ bản thực hiện định hướng chi nhánh cơ sở tập trung bán lẻ. đồng thời, mức phân cấp thẩm quyền hiện nay đảm bảo yếu tố thận trọng, phù hợp với tình hình nhân sự tại các chi nhánh cơ sở.

- Tiết kiệm nguồn nhân lực, giảm tải cho hội sở chính do sử dụng chức năng quản lý rủi ro tại các chi nhánh đầu mối.

Những vấn đề chủ yếu cần hoàn thiện

Thẩm quyền :

- Nói chung, thẩm quyền của chi nhánh cơ sở đang áp dụng cùng một mức gây ra hai vấn đề cơ bản, một là : không có sự phân biệt cần thiết giữa các chi nhánh cơ sở có chất lượng khác nhau, hai là : tâm lý so sánh giữa một vài chi nhánh cơ sở tốt với các chi nhánh cấp 1 có chất lượng kém.

- Mức độ kiểm soát cấp tín dụng sau khi đã được phê duyệt giới hạn tín dụng tại chi nhánh cơ sở có quản lý rủi ro và chi nhánh có quản lý rủi ro không cân đối, chi nhánh cơ sở không có quản lý rủi ro có thể sử lý linh hoạt, nhanh hơn do không phải qua phòng quản lý rủi ro.

- Số lượng chi nhánh đầu mối nhiều như hiện nay đặt ra vấn đề sự cần thiết của một số chi nhánh đầu mối : 1- có chi nhánh đầu mối có chất lượng

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w