Tổng quan về các hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An: Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 126)

Từ một doanh nghiệp nhà nước, sau cổ phần hóa, công ty cổ phần Tràng An đã nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị trường, đưa doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngày càng vững mạnh. Đó là kết quả của sự nhiệt tình năng động sáng tạo của ban giám đốc, sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân người lao động trong công ty, với chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty ngày càng được khẳng định. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động công ty đã chủ động vượt qua những thử thách, đã trưởng thành và lớn mạnh, vị thế của công ty được nâng cao. Để có được những kết quả đó thì công tác đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư có đóng góp không nhỏ.

Từ 2004 chuyển sang hình thức cổ phần, công tác quản lý hoạt động đầu tư của công ty được sắp xếp và tổ chức lại cho phù hợp. Và với việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000, công tác quản lý hoạt động đầu tư được thực hiện đúng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO và có sự vận dụng linh hoạt phù hợp với qui mô và tính chất của công ty.

Hoạt động đầu tư của công ty trong những năm qua chủ yếu là đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất, nhà xưởng cho sản xuất kinh doanh.

Quản lý hoạt động đầu tư ở công ty cổ phần Tràng An là hoạt động không thể tách rời với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một số nội dung chủ yếu của quá trình quản lý hoạt động đầu tư ở công ty:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư: thể hiện thông qua các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của công ty. Các chiến lược và kế hoạch đầu tư ở công ty bao gồm các kế hoạch huy động vốn, kế hoạch trả nợ, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh…

- Tổ chức lập dự án đầu tư. Công tác lập dự án đầu tư nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, được thực hiện ngay từ khi xây dựng ý tưởng dự án đến giai đoạn lập báo cáo tiền khả thi và khả thi.

Các dự án của công ty từ trước đến nay hầu hết đều được quản lý theo mô hình “chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án” cụ thể là chủ đầu tư (công ty cổ phần Tràng An) tự thực hiện dự án: tự kí kết hợp đồng, tự sản xuất, xây dựng, tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là điều hợp lý với qui mô của công ty, phù hợp với việc mở rộng qui mô sản xuất của công ty cũng như gần với chuyên môn của công ty, các cán bộ quản lý dự án có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự án. Điều này cũng góp phần tiết kiệm được chi phí quản lý của công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

- Công tác lập dự án được tiến hành khá khoa học theo các bước của qui trình lập dự án đầu tư với sự tham gia của đội ngũ nhân viên của các phòng ban trong công ty.

Đối với dự án có qui mô lớn, công ty thực hiện công tác lập dự án thông qua đơn vị tư vấn lập dự án chẳng hạn dự án xây dựng công ty cổ phần Tràng An tại khu công nghiệp Đan Phượng, đơn vị tư vấn lập dự án được công ty thuê là công ty cổ phần tư vấn Lộc &cộng sự, công ty sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn, cung cấp các số liệu cần thiết để hoàn thành công tác lập dự án.

Đối với các dự án có qui mô nhỏ thì quá trình lập dự án đầu tư có sự tham gia của ban giám đốc(cụ thể là Giám đốc và Phó giám đốc) lãnh đạo, nhân viên các phòng ban. Quá trình đó diễn ra như sau:

* Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư: Ban giám đốc, phòng marketing, phòng bán hàng… sẽ tìm hiểu, phát hiện và nắm bắt cơ hội đầu tư dựa trên những phân tích về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chiến lược phát triển của công ty thị trường, về thị hiếu người tiêu dùng theo

từng mùa trong năm, mức sống của người dân, nguồn nguyên nhiên vật liệu, khả năng cung ứng…

* Nghiên cứu khả thi: Sau khi đã xác định được ý tưởng dự án, giám đốc sẽ triển khai công việc nhiệm vụ cho các phòng ban có liên quan để nghiên cứu, thu thập thông tin cần có. Sau đó Hội Đồng Quản trị, ban giám đốc, lãnh đạo các phòng ban sẽ họp triển khai công tác soạn thảo dự án:

Chủ nhiệm dự án quản lý xuyên suốt quá trình soạn thảo đề cương sơ bộ và chi tiết của dự án do Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm. Trên cơ sở tổng hợp những tài liệu do các phòng ban cung cấp, phó giám đốc tiến hành công việc soạn thảo dự án, phân công cho các thành viên của các phòng có liên quan: trong đó các phòng có liên quan tiến hành soạn thảo dự án có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng mình. Cuối cùng là phó giám đốc tổng hợp và hoàn thiện việc soạn thảo dự án, trình bản dự án dự kiến. Ban giám đốc sẽ họp và thông qua dự án, tiếp theo duyệt kế hoạch và triển khai dự án theo kế hoạch đã định.

Do hầu hết các dự án của công ty đều là tự lập dự án , do vậy công tác thẩm định dự án của công ty do các thành viên của công ty đảm nhận. Đối với những dự án có sử dụng vốn vay của ngân hàng, vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước thì việc thẩm định còn có sự tham gia của các bên liên quan.

Hiện tại, các dự án của công ty có qui mô nhỏ do phó giám đốc phụ trách công tác soạn thảo, chịu trách nhiệm thẩm định các chỉ tiêu dự án thuộc về phòng kế toán tài chính(về hiệu quả tài chính), phòng công nghệ kĩ thuật (về vấn đề công nghệ). Do vậy, công tác thẩm định được tiến hành tương đối đơn giản, còn mang tính hình thức.

- Tổ chức quản lý quá trình thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư theo qui định của tiêu chuẩn ISO, có sự linh hoạt cho phù hợp với qui mô của công ty: Tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, kí kết các hợp đồng,

quản lý tiến độ thực hiện dự án, quản lý việc sử dụng vốn đầu tư, rủi ro, thông tin, mua bán…. Trong giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư: như quản lý các dây chuyền máy móc thiết bị nhập về thì nội dung cơ bản của quản lý đầu tư là quản lý tốt máy móc thiết bị, thực hiện duy tu bảo dưỡng thường xuyên, sử dụng tối đa công suất…

- Điều phối kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư của công ty đối với từng dự án và toàn bộ hoạt động đầu tư của công ty. Công ty lập bảng báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty trong từng giai đoạn và có báo cáo hiệu quả đầu tư cho từng loại máy móc thiết bị nhập về, đưa ra được những nguyên nhân, tình hình trả nợ vay của từng loại dự án…

1.3.2. Vốn và nguồn vốn đầu tư.

1.3.2.1. Qui mô và cơ cấu vốn đầu tư:

Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cổ phần Tràng An phải tiến hành các hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn 2005-2008 vốn đầu tư của công ty liên tục tăng do đầu tư vào các dây chuyền máy móc thiết bị mới cũng như đầu tư xây dựng nhà xưởng, công trình. Qui mô vốn đầu tư qua các năm của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.5: Vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2005-2008 Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1 Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 26.088 27.358 29.066 30.975 2 Tốc độ tăng định gốc % - 4,87 11,41 18,73 3 Tốc độ tăng liên hoàn % - 4,87 6,24 6,57

Nguồn: Phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An.

Tổng vốn đầu tư của công ty qua các năm liên tục tăng, tốc độ tăng trung bình đạt khoảng 5,9%. Tuy tốc độ tăng thấp nhưng về giá trị tuyệt đối đây là một con số đáng kể. Ngay sau khi cổ phần hóa, công ty đã tiến hành xây dựng và mua sắm một loạt các dây chuyền sản xuất có giá trị lớn. Chính vì vậy tổng vốn đầu tư năm 2005 khá cao đạt trên 26 tỷ đồng. Trong những năm tiếp theo công ty tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị để đa dạng hóa sản phẩm, nhanh chóng đưa các dây chuyền vào sản xuất và ổn định sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được cải thiện rất nhiều, vì thế lượng vốn tái đầu tư cũng cao hơn. Trong giai đoạn tới, công ty đang gấp rút tiến hành lập dự án di dời nhà máy ra KCN Đan Phượng theo chủ trương và qui hoạch của TP Hà Nội và triển khai dự án xây dựng nhà máy Tràng An No 2 .

1.3.2.2.Nguồn vốn đầu tư:

Bảng 1.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2005-2008

Đơn vị: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

2 Vốn tự có 14605 22341 15380 22036 3 Vốn vay tín

dụng 9529 1549 7530 4860

4 Vốn khác 1954 3468 6156 4079

Nguồn: Phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An.

Bảng 1.7: Đồ thị thể hiện cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An

Nguồn: Phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An.

- Vốn tự có: công ty cổ phần Tràng An sử dụng một tỷ trọng lớn vốn tự có trong cơ cấu tổng vốn đầu tư. Nguồn tự có của công ty thường xuyên chiếm trên 50 % cơ cấu vốn, thậm chí năm 2006 tỷ lệ này là 81,66%, năm 2008 là 71,14%. Do đặc thù là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nên nguồn vốn chính của công ty là nguồn vốn tự có. Việc sử dụng nguồn vốn này đầu tư thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Trong giai đoạn có nhiều biến động phức tạp như hiện nay thì nguồn tài chính mạnh thể hiện nội lực

của công ty, giúp công ty đứng vững trên thị trường mà không quá phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

- Vốn vay tín dụng: Nguồn vốn tín dụng thương mại là một nguồn vốn không thể thiếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, công ty có thể huy động một khối lượng vốn lớn, tức thời đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng nguồn vốn này có thể mang lại cho doanh nghiệp những khoản tiết kiệm thuế hợp lý do chi phí trả lãi vay được tính làm chi phí trước khi tính lợi nhuận trước thuế. Nếu tính toán hợp lý doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập hợp lý, qua đó tăng lợi nhuận. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này đi kèm với nó là áp lực trả nợ. Do vậy khi sử dụng vốn vay phải chú ý đến cơ cấu vốn hợp lý, đúng mục đích, quản lý tốt dòng tiền mặt, kì trả nợ, kì thu tiền, kế hoạch sản xuất. Trong những năm gần đây vốn vay của công ty dao động không đều. Năm 2005 tỷ trọng vốn vay chiếm 36,52% , năm 2006 tỷ trọng giảm còn 5,66%, năm 2008 lãi suất biến động mạnh nên vốn vay tín dụng giảm, các kế hoạch cho dự án Tràng An 2 cũng vì thế mà bị gián đoạn. Trong thời gian sắp tới, việc triển khai 2 dự án có thể được đẩy nhanh nếu công ty tận dụng được cơ hội vay tín dụng với lãi suất ưu đãi từ gói kích cầu của chính phủ, tận dụng được nguồn vốn vay với lãi suất thấp giảm chi phí vốn đầu tư cho công ty.

- Nguồn vốn khác: Đây là nguồn được trích từ các quỹ bổ sung của công ty, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư hàng năm của công ty, có những đóng góp nhất định trong việc huy động vốn cho nhu cầu đầu tư hàng năm.

Trong thời gian tới , công ty hiện đang tiến hành triển khai 2 dự án lớn đó là dự án xây dựng nhà máy Tràng An 2 và dự án xây dựng nhà máy mới tại KCN Đan Phượng theo chủ trương và qui hoạch của TP Hà Nội.

Dự án Nhà máy Tràng An 2: Cửa Lò - Nghệ An: Tổng vốn đầu tư

32.551.996.500 đồng , được thực hiện theo hình thức BO, xây dựng mới đồng bộ toàn bộ hệ thống nhà xưởng sản xuất, nhà điều hành; đầu tư toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất mới tiên tiến, hiện đại với công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc tạo nên sự đa dạng chủng loại sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Hạch toán kinh doanh độc lập tại Nghệ An theo Công ty Cổ phần - Luật Doanh nghiệp. Bắt đầu sản xuất giai đoạn 1 từ Quý III/2009 với hai sản phẩm:TEPPY Snack 4,5 tấn/ngày, khoảng (100 – 120) tấn/tháng. Rice Cracker (Bánh gạo) 5 tấn/ngày, khoảng 120 – 130 tấn/tháng.

Nhà máy Tràng An No.1, Đan Phượng. Lập dự án di chuyển nhà máy

ra khu công nghiệp. Thực hiện tiếp tục theo Hợp đồng và các Phụ lục đã ký với GP-Invest (Hồ sơ thiết kế cơ sở; Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công…);Kế hoạch thời gian: Từ 2009 thực hiện tiếp các công việc: Khảo sát thiết kế kiến trúc; Nhận mặt bằng di chuyển tại khu công nghiệp; Thiết kế xây dựng nhà máy Tràng An.No1. Dự kiến bắt đầu bàn giao mặt bằng và xây dựng hạ tầng tại cả Nghĩa Đô và Đan Phượng từ 2010…

1.3.3. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xét theo nội dung.

Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chú trọng vào các lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị& công nghệ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing …

Bảng 1.8: Vốn đầu tư của công ty cổ phần Tràng An phân theo lĩnh vực.

Đơn vị: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

1 Tổng vốn đầu tư 26.088 27.358 29.066 30.975

2 Đầu tư XD 12.902 10.840 13.012 15.350

4 Đầu tư nguồn nhân lực 569 120 373 408

5 Đầu tư marketing 1.534 2.600 5.487 8.198

6 Đầu tư nghiên cứu &

phát triển 300 467 424 759

7 Đầu tư khác 204 243 186 221

Nguồn: Phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An

Bảng.1.9: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty cổ phần Tràng An theo lĩnh vực

Nguồn: Tổng hợp phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An

Giai đoạn 2005-2008 công ty đã rất chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thêm máy móc thiết bị và công nghệ. Đặc biệt vốn đầu tư xây dựng năm 2008 đạt giá trị cao nhất 15.350 triệu đồng. Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị cao ở hai năm 2005 và 2006 tương ứng là 40,6% và 47,8% có xu

hướng giảm dần sau những năm tăng cường đầu tư mua mới các dây chuyền sản xuất. Tổng vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản luôn khoảng trên 70%. Trong khi đó vốn đầu tư dành cho nguồn nhân lực và marketing chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, đặc biệt vốn đầu tư cho nguồn nhân lực chiếm chỉ xấp xỉ khoảng 1% tổng vốn đầu tư. Đầu tư cho marketing có tốc độ tăng nhanh và ổn định do hoạt động đầu tư ở lĩnh vực này của công ty ngày càng được chú trọng. Công ty đã và đang đề ra các chiến lược marketing dài hạn để phát triển thương hiệu của mình.

1.3.3.1. Đầu tư vào xây dựng cơ bản.

1.3.1.1.1.Đầu tư vào xây dựng công trình , nhà xưởng.

Đầu tư vào xây dựng các công trình kiến trúc nhà xưởng hiện là ưu tiên hàng đầu của công ty để hoàn thành kế hoạch đề ra trong giai đoạn tới. Đó là hoàn thành việc xây dựng nhà máy thành viên Tràng An 2 để nhanh chóng

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Tràng An: Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w