1.3.2.1. Qui mô và cơ cấu vốn đầu tư:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cổ phần Tràng An phải tiến hành các hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn 2005-2008 vốn đầu tư của công ty liên tục tăng do đầu tư vào các dây chuyền máy móc thiết bị mới cũng như đầu tư xây dựng nhà xưởng, công trình. Qui mô vốn đầu tư qua các năm của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.5: Vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2005-2008 Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1 Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 26.088 27.358 29.066 30.975 2 Tốc độ tăng định gốc % - 4,87 11,41 18,73 3 Tốc độ tăng liên hoàn % - 4,87 6,24 6,57
Nguồn: Phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An.
Tổng vốn đầu tư của công ty qua các năm liên tục tăng, tốc độ tăng trung bình đạt khoảng 5,9%. Tuy tốc độ tăng thấp nhưng về giá trị tuyệt đối đây là một con số đáng kể. Ngay sau khi cổ phần hóa, công ty đã tiến hành xây dựng và mua sắm một loạt các dây chuyền sản xuất có giá trị lớn. Chính vì vậy tổng vốn đầu tư năm 2005 khá cao đạt trên 26 tỷ đồng. Trong những năm tiếp theo công ty tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị để đa dạng hóa sản phẩm, nhanh chóng đưa các dây chuyền vào sản xuất và ổn định sản xuất. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được cải thiện rất nhiều, vì thế lượng vốn tái đầu tư cũng cao hơn. Trong giai đoạn tới, công ty đang gấp rút tiến hành lập dự án di dời nhà máy ra KCN Đan Phượng theo chủ trương và qui hoạch của TP Hà Nội và triển khai dự án xây dựng nhà máy Tràng An No 2 .
1.3.2.2.Nguồn vốn đầu tư:
Bảng 1.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2005-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
2 Vốn tự có 14605 22341 15380 22036 3 Vốn vay tín
dụng 9529 1549 7530 4860
4 Vốn khác 1954 3468 6156 4079
Nguồn: Phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An.
Bảng 1.7: Đồ thị thể hiện cơ cấu nguồn vốn đầu tư công ty cổ phần Tràng An
Nguồn: Phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An.
- Vốn tự có: công ty cổ phần Tràng An sử dụng một tỷ trọng lớn vốn tự có trong cơ cấu tổng vốn đầu tư. Nguồn tự có của công ty thường xuyên chiếm trên 50 % cơ cấu vốn, thậm chí năm 2006 tỷ lệ này là 81,66%, năm 2008 là 71,14%. Do đặc thù là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nên nguồn vốn chính của công ty là nguồn vốn tự có. Việc sử dụng nguồn vốn này đầu tư thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Trong giai đoạn có nhiều biến động phức tạp như hiện nay thì nguồn tài chính mạnh thể hiện nội lực
của công ty, giúp công ty đứng vững trên thị trường mà không quá phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
- Vốn vay tín dụng: Nguồn vốn tín dụng thương mại là một nguồn vốn không thể thiếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, công ty có thể huy động một khối lượng vốn lớn, tức thời đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng nguồn vốn này có thể mang lại cho doanh nghiệp những khoản tiết kiệm thuế hợp lý do chi phí trả lãi vay được tính làm chi phí trước khi tính lợi nhuận trước thuế. Nếu tính toán hợp lý doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập hợp lý, qua đó tăng lợi nhuận. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này đi kèm với nó là áp lực trả nợ. Do vậy khi sử dụng vốn vay phải chú ý đến cơ cấu vốn hợp lý, đúng mục đích, quản lý tốt dòng tiền mặt, kì trả nợ, kì thu tiền, kế hoạch sản xuất. Trong những năm gần đây vốn vay của công ty dao động không đều. Năm 2005 tỷ trọng vốn vay chiếm 36,52% , năm 2006 tỷ trọng giảm còn 5,66%, năm 2008 lãi suất biến động mạnh nên vốn vay tín dụng giảm, các kế hoạch cho dự án Tràng An 2 cũng vì thế mà bị gián đoạn. Trong thời gian sắp tới, việc triển khai 2 dự án có thể được đẩy nhanh nếu công ty tận dụng được cơ hội vay tín dụng với lãi suất ưu đãi từ gói kích cầu của chính phủ, tận dụng được nguồn vốn vay với lãi suất thấp giảm chi phí vốn đầu tư cho công ty.
- Nguồn vốn khác: Đây là nguồn được trích từ các quỹ bổ sung của công ty, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư hàng năm của công ty, có những đóng góp nhất định trong việc huy động vốn cho nhu cầu đầu tư hàng năm.
Trong thời gian tới , công ty hiện đang tiến hành triển khai 2 dự án lớn đó là dự án xây dựng nhà máy Tràng An 2 và dự án xây dựng nhà máy mới tại KCN Đan Phượng theo chủ trương và qui hoạch của TP Hà Nội.
Dự án Nhà máy Tràng An 2: Cửa Lò - Nghệ An: Tổng vốn đầu tư
32.551.996.500 đồng , được thực hiện theo hình thức BO, xây dựng mới đồng bộ toàn bộ hệ thống nhà xưởng sản xuất, nhà điều hành; đầu tư toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất mới tiên tiến, hiện đại với công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc tạo nên sự đa dạng chủng loại sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Hạch toán kinh doanh độc lập tại Nghệ An theo Công ty Cổ phần - Luật Doanh nghiệp. Bắt đầu sản xuất giai đoạn 1 từ Quý III/2009 với hai sản phẩm:TEPPY Snack 4,5 tấn/ngày, khoảng (100 – 120) tấn/tháng. Rice Cracker (Bánh gạo) 5 tấn/ngày, khoảng 120 – 130 tấn/tháng.
Nhà máy Tràng An No.1, Đan Phượng. Lập dự án di chuyển nhà máy
ra khu công nghiệp. Thực hiện tiếp tục theo Hợp đồng và các Phụ lục đã ký với GP-Invest (Hồ sơ thiết kế cơ sở; Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công…);Kế hoạch thời gian: Từ 2009 thực hiện tiếp các công việc: Khảo sát thiết kế kiến trúc; Nhận mặt bằng di chuyển tại khu công nghiệp; Thiết kế xây dựng nhà máy Tràng An.No1. Dự kiến bắt đầu bàn giao mặt bằng và xây dựng hạ tầng tại cả Nghĩa Đô và Đan Phượng từ 2010…