Việt Nam có nhiều ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng may

Một phần của tài liệu bx190 (Trang 34 - 36)

mặc sang thị trường nước ngoài

May mặc là ngành có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sản xuất may mặc được coi là nghề truyền thống và hiện đang là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Ngành sản xuất hàng may mặc đòi hỏi lực lượng nhân công đông đảo, đây lại chính là lợi thế của Việt Nam. Hơn nữa, theo thống kê, hiện nay giá nhân công hàng may mặc của Việt Nam thuộc hàng rẻ nhất trong khu vực và thế giới, điều này làm cho giá thành sản phẩm rẻ hơn, và tạo ra lợi thế trong cạnh tranh của hàng may mặc. Không chỉ có vậy, ngời lao động Việt Nam với tính cần cù, khéo léo và tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến,vì thế tạo nên những sản phẩm độc đáo, yêu cầu tay nghề thủ công cao góp phần đem lại thế mạnh cho mặt hàng này. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc một mặt sẽ phát huy được những lợi thế này, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc, mặt khác thúc đẩy sản xuất trong nước để tiến tới không chỉ xuất khẩu những mặt hàng hiện có mà còn những mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao hơn, từ đó tạo thêm việc làm cho ngời lao động, tăng thu nhập cho họ với mức tốt hơn.

1.2.2.4. Khả năng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng

Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất hàng may mặc. Nhưng thực tế thời gian qua cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chưa khai thác được hết những điểm mạnh này, vì thế hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này còn khiêm tốn, chưa thu hút được

sự quan tâm của khách hàng quốc tế và chưa phát huy được thực lực của mình. Thêm đó, giá trị tăng thêm trong mỗi sản phẩm may mặc xuất khẩu lại không đáng kể. Điều này đòi hỏi hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam một cách bức thiết để chiếm lĩnh được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ.

Tóm lại, chương I luận giải những lý luận chung nhất về các vấn đề về thâm nhập hàng may mặc trong kinh tế thị trường cũng như sự cần thiết phải thâm nhập vào thị trường may mặc EU khi Việt Nam là thành viên của WTO. Đây là căn cứ quan trọng cho việc phân tích, đánh giá trên tầm vi mô hoạt động thâm nhập sang thị trường EU ở chương II

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MAY MẶC EU CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu bx190 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w