Định hướng cho mặt hàng đá xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 46)

3.2.2.1. Đặc điểm tình hình năm 2009

Năm 2009 là năm khó khăn với toàn thể Công ty. Kinh tế thế giới suy thoái khiến cho sức mua của nền kinh tế toàn cầu cũng suy giảm theo. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng không nằm ngoài sự suy giảm đó. Mặt hàng đá xây dựng còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa do thị trường xây dựng gần như đóng băng trong thời

gian vừa qua. Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế thế giới trong những tháng cuối năm là một tín hiệu đáng mừng đối với Công ty.

Trong năm 2009, xuất khẩu đá xây dựng có sự giảm sút nghiêm trọng. Nếu như trong thời gian trước đây, vào thời kỳ cao điểm (tháng 1 đến tháng 6 hàng năm), mỗi tháng Công ty xuất đi hàng trăm container đi khắp nơi trên thế giới thì năm nay, có tháng Công ty chỉ xuất đi được một vài container hàng cho những khách hàng truyền thống. Tuy những tháng cuối năm nay, kinh tế thế giới đã lấy lại đà hồi phục, nhưng thời điểm cuối năm lại là thấp điểm tại thị trường xây dựng nhiều nơi trên thế giới do đây là thời điểm của các kỳ nghỉ lễ và thời điểm mà băng tuyết tại nhiều nơi, do đó, kết quả kinh doanh mặt hàng đá xây dựng của Công ty có thể không đạt kết quả cao.

3.2.2.2. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2009

Bảng3.1: Chỉ tiêu kế hoạch về doanh số của mặt hàng đá xây dựng giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: USD

Phòng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

XNK tổng hợp 2 600.000 650.000 750.000 900.000 XNK tổng hợp 10 400.000 450.000 550.000 700.000

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

Hình 3.1: Biểu đồ mức tăng trưởng dự kiến của mặt hàng đá xây dựng giai đoạn 2009 – 2012

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

Trong kế hoạch năm năm 2008 – 2012, Công ty đã đề ra các mục tiêu rất cao trên đà tăng trưởng của hai năm 2006 và năm 2007. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã khiến doanh thu mặt hàng đá xây dựng của Công ty sụt giảm mạnh với doanh thu năm 2008 chỉ bằng 61% năm 2007, do đó, để phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, Công ty đã điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2009 – 2012 xuống thấp hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu.

Doanh thu năm 2008 của mặt hàng đá xây dựng toàn Công ty là 977.884 USD, do đó, kế hoạch đặt ra cho năm 2009 chỉ nhỉnh hơn kết quả năm 2008 một chút, ở mức 1.000.000 USD. Theo dự báo thì triển vọng kinh tế có khả năng phục hồi từ năm 2010, nên mục tiêu Công ty đặt ra có chiều hướng tăng dần.

Mục tiêu về doanh thu đá xây dựng trong năm 2012 là 1.600.000 USD tương đương với mức doanh thu năm 2007, như vậy, lãnh đạo Công ty đã hết sức thận trọng khi đặt ra chỉ tiêu về doanh số cho mặt hàng chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới này.

3.2.2.3. Các giải pháp chủ yếu

Tuy có thận trọng trong việc đặt mục tiêu về doanh thu cho mặt hàng đá xây dựng các năm kế tiếp, nhưng lãnh đạo Công ty cũng đã chỉ đạo cho cán bộ tại hai phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và 10 thực hiện tốt các giải pháp sau:

* Công tác tổ chức xuất khẩu đá xây dựng:

Công ty giao nhiệm vụ xuất khẩu đá xây dựng cho phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 10 đảm nhiệm. Điều này có nghĩa là các cán bộ công nhân viên trong hai phòng này tự tổ chức các khâu từ tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng, thu gom hàng hóa, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan cho tới khâu thanh toán. Đồng thời, hai phòng này còn chủ động tham gia quản lý chất lượng, giá cả thu mua trong nước cũng như giá bán ra thị trường nước ngoài. Trong quá trình làm nhiệm vụ, các cán bộ công nhân viên phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Bên cạnh đó, phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và 10 cũng cần tổ chức, điều chỉnh các mặt hàng xuất khẩu đá xây dựng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cuối cùng, hai phòng này có nhiệm vụ đề xuất với lãnh đạo Công ty các đề án duy trì, phát triển kinh doanh mặt hàng này để tăng doanh thu và lợi nhuận.

* Công tác thị trường:

Đây là công tác quan trọng nhất của việc xuất khẩu mặt hàng đá xây dựng. Công ty đầu tư sức người sức của vào công tác tìm kiếm khách hàng ở thị trường các nước trên toàn thế giới. Bên cạnh các thị trường truyền thống là EU, Artexport có kế hoạch xúc tiến mạnh vào thị trường đá xây dựng ở các nước châu Á và châu Mỹ trong thời gian tới. Việc thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường mới sẽ giúp Công ty

bù đắp được sự suy giảm nhu cầu ở các thị trường truyền thống, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu ngay cả trong thời buổi khó khăn như hiện nay. Công ty sẽ tăng cường tham dự các hội chợ, tiếp xúc gặp gỡ các tham tán thương mại các nước, cử đoàn đi nước ngoài giới thiệu sản phẩm.

* Công tác quản lý và công tác khác:

Công ty có kế hoạch cải cách quản lý lại nội bộ để giảm chi phí, tăng hiệu quả trong thời kỳ khó khăn này.

Công ty cũng có kế hoạch cử nhân viên đi tham dự các khóa học ngắn ngày để tăng kỹ năng nghiệp vụ. Mặt khác, Công ty cũng chú trọng giữ gìn đoàn kết nội bộ, đảm bảo công ăn việc làm cho nhân viên trong Công ty.

3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng 3.3.1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường

Điều tra nghiên cứu thị trường là một công việc quan trọng với bất kỳ công ty kinh doanh nào. Doanh nghiệp muốn thành công và có chỗ đứng lâu dài trên thị trường thì công tác này phải luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của công ty. Nghiên cứu thị trường bao gồm nhiều bước công việc, có thể nêu ra một số công việc quan trọng nhất bao gồm: nghiên cứu cầu, nghiên cứu cung của sản phẩm hàng hóa hiện tại của công ty; nghiên cứu ảnh hưởng của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung…

Hình 3.2: Mô hình năm lực lượng của M.Porter

Dựa trên mô hình năm lực lượng của M.Porter, Artexport có thể triển khai công tác nghiên cứu thị trường một cách chuyên nghiệp và bài bản mà không cần phải thuê công ty nghiên cứu thị trường nước ngoài.

Những người muốn vào mới (Cạnh tranh

tiềm tàng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp và các đối thủ hiện tại Áp lực của các nhà cung ứng Áp lực của người mua Sản phẩm dịch vụ thay thế

Thứ nhất: nghiên cứu khách hàng. Khách hàng của mặt hàng đá xây dựng là các hộ gia đình và các chủ thầu xây dựng. Không giống như các loại hàng hóa tiêu dùng khác, đá xây dựng không phân khúc thị trường quá nhỏ, bởi nhu cầu đá xây dựng phần lớn phụ thuộc vào tính chất vùng miền, tôn giáo, tín ngưỡng và trào lưu kiến trúc đương thời. Hơn thế, ngày nay, khi mà các chủ thầu xây dựng là người quyết định lớn tới công trình, việc nghiên cứu nhu cầu của đối tượng này đặc biệt quan trọng. Tại Artexport, khách hàng trực tiếp của Công ty là các chủ thầu xây dựng và các đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng, do đó, Công ty cần có mối liên hệ mật thiết với các đối tượng này để nắm bắt được nhu cầu của từng khách hàng đơn lẻ, từ đó có được những chiến lược kinh doanh hợp lý.

Nhu cầu về đá xây dựng thay đổi theo thời gian, nhưng tính chất biến động của nó chậm hơn so với các hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, việc nghiên cứu khách hàng không nên quá tập trung vào phân khúc quá nhỏ vì như vậy sẽ không thể nắm bắt được xu hướng diễn biến chính của toàn bộ thị trường. Ví dụ như tại châu Âu, kiến trúc của nơi đây mang tính tổng thể rất cao, mỗi thành phố lại có một lối kiến trúc riêng và sử dụng một kiểu thiết kế tương đối thống nhất, do đó, nhu cầu về đá xây dựng tại châu lục này mang tính đồng nhất cao. Khác hoàn toàn với châu Âu, châu Mỹ lại có một nền kiến trúc mang tính hiện đại với sự khác biệt trong mỗi thiết kế, do đó nhu cầu về các chủng loại đá xây dựng cũng phong phú hơn… Như vậy, có thể thấy rõ, việc nghiên cứu khách hàng của mặt hàng đá xây dựng không mang tính cá nhân từng khách hàng, mà phải tập trung vào nét tổng thể của thị trường đó.

Thứ hai: nghiên cứu cung. Nguồn cung đá xây dựng tại Việt Nam tương đối phong phú. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu xem đối tác nào có thể cung cấp nguồn hàng hóa với chất lượng cao và giá cả phải chăng. Hơn thế, nguồn cung trong thời gian tới có thể sẽ thu hẹp đôi chút do tác động của những chính sách mới của Nhà nước, cho nên tìm kiếm đối tác có khả năng làm ăn lâu dài là một vấn đề hết sức quan trọng.

Một vấn đề khác cần phải quan tâm khi nghiên cứu cung đó là khả năng cạnh tranh của nhà cung cấp. Khả năng cạnh tranh ở đây muốn đề cập đến chính là khả năng mà nhà cung cấp có thể thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ khai thác, chế biến cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Muốn tìm được một đối tác có khả năng cạnh tranh cao thì Công ty phải có những thông tin quan trọng về chiến lược phát triển của đối tác đó trong tương lai.

Thứ ba: nghiên cứu sản phẩm dịch vụ thay thế. Sản phẩm thay thế cho đá xây dựng là các vật liệu xây dựng nhân tạo. Đây đã từng là những vật liệu thống lĩnh

thị trường vật liệu xây dựng, nhưng những năm gần đây, do tác động của những thành phần hóa học có trong các loại vật liệu xây dựng tổng hợp nên người tiêu dùng chuyển sang dùng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên. Đây chính là một cơ hội tốt cho đá xây dựng phát triển. Tuy nhiên, do các vật liệu tổng hợp đa dạng về chủng loại, màu sắc và nhẹ hơn rất nhiều so với đá xây dựng, nên đây vẫn là một đối thủ nặng ký của mặt hàng đá xây dựng. Nắm bắt được xu hướng phát triển của mặt hàng thay thế này chính là một biện pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng đá xây dựng.

Thứ tư: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho các công ty mới thành lập có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng hóa đầy tiềm năng. Mặt hàng đá xây dựng lại có lợi thế lớn về nguồn nguyên liệu nên đây vẫn là một lĩnh vực hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp. Công ty cần có những biện pháp để ngăn chặn sự cạnh tranh từ những đối thủ trong tương lai này ngay từ bây giờ.

Thứ năm: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiện tại. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập vào WTO, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp tư duy rằng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chỉ bó hẹp ở trong nước mà không biết rằng sự cạnh tranh thực sự khốc liệt là với các công ty nước ngoài, đặc biệt là với “công xưởng của thế giới” - Trung Quốc. Do tư duy hạn chế đó, nên các công ty chưa có những tầm nhìn dài hạn về công tác nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Với mặt hàng đá xây dựng, Trung Quốc đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu, do đó, để có thể tồn tại và phát triển lâu bền trong ngành hàng này thì Artexport cần có những kiến thức cần thiết về đối thủ cạnh tranh khổng lồ này, để có thể có được những kinh nghiệm từ họ và rút ra những hạn chế còn tồn tại trong các doanh nghiệp xuất khẩu đá xây dựng Trung Quốc.

3.3.2. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng quá trình cung ứng sản phẩmphẩm phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết để có thể thu hút được khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Chất lượng sản phẩm của hàng hóa Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu và cải tiến. Trong lĩnh vực đá xây dựng, chất lượng sản phẩm của đá ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng, mà công trình xây dựng lại là một vật thể tồn tại lâu dài, do đó, vấn đề nâng cao và đảm bảo chất lượng phải luôn được đặt trọng tâm trong công tác xuất khẩu đá xây dựng.

Thực trạng tại Artexport cho thấy Công ty đang gặp khó khăn lớn trong công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm do Công ty chưa có xưởng sản xuất riêng. Phụ thuộc vào các nhà cung cấp địa phương là một cản trở trong quá trình đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã sử dụng nhiều biện pháp để có thể kiểm soát được chất lượng đá xuất đi, nhưng do không có sự kiểm soát chất lượng trên toàn bộ quá trình nên căn cứ để kiểm định chất lượng thiếu thống nhất ở mỗi giai đoạn. Do đó, Công ty cần ban hành một tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng sản phẩm đá xây dựng, bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng cho từng mặt hàng đá cụ thể. Có thể, nếu chi tiết cho từng mặt hàng, thì bộ tiêu chuẩn sẽ quá cồng kềnh và thiếu tính linh hoạt, vậy nên, Công ty nên đưa ra các tiêu chí chung, nền tảng, còn chi tiết thì tuân theo các mẫu thiết kế. Ví dụ, Công ty quy định độ lệch tiêu chuẩn về kích thước đá xây dựng là ± 2mm với đá xây dựng cỡ lớn, ± 1mm với đá xây dựng cỡ nhỏ… Các tiêu chí chung này là cơ sở để cán bộ kiểm tra chất lượng căn cứ vào để thực thi nhiệm vụ của mình.

Việc kiểm soát chất lượng hiện nay, Công ty thuê các KCS địa phương, đây là một quyết định đúng đắn nhằm tiết kiệm sức người và sức của cho Công ty, tuy nhiên lại nảy sinh vấn đề về chất lượng các KCS địa phương. Quản lý chất lượng sản phẩm không thể đạt kết quả cao nếu người thực hiện nó không có “chất lượng” cao. Giải pháp đặt ra là Công ty sẽ tiến hành đào tạo nghiệp vụ bài bản cho lực lượng KCS này. Các khóa đào tạo nên được tiến hành thường xuyên và bài bản, nhằm giúp cho các KCS có được những kiến thức chung nhất về công tác kiểm tra chất lượng cũng như là kiến thức chuyên sâu về từng mặt hàng đá xây dựng cụ thể.

Chất lượng quá trình cung ứng sản phẩm cũng là một vấn đề với lãnh đạo Công ty. Nếu như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác thường có trọng lượng nhỏ và thể tích gọn thì mặt hàng đá xây dựng lại ngược lại hoàn toàn, trọng lượng lớn và thể tích cồng kềnh. Đặc điểm này khiến cho việc đảm bảo chất lượng đá xây dựng tới tận tay người tiêu dùng là không hề đơn giản. Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp như đóng gói bằng nan gỗ để hạn chế sự va đạp của đá, tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề thiệt hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng có giải pháp khả thi. Có thể trong tương lai gần, Công ty nên học hỏi kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh, nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc về vấn đề đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bởi họ là những nhà xuất khẩu lớn, có kinh nghiệm và công nghệ cao hơn chúng ta.

Chất lượng quá trình cung ứng còn phụ thuộc vào hãng tàu vận tải mà Công ty thuê. Internet phát triển khiến cho khả năng tiếp cận các hãng vận tải tốt, giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 46)