Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 42)

Những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất kinh tế xã hội, về chủ trương chính sách của Nhà nước là những nguyên nhân tác động lớn tới tính cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Đây là những lý do khách quan mà muốn thay đổi nó không phải là ngày một ngày hai, cũng không phải là do sự tác động của một chủ thể bất kỳ. Tuy nhiên, có những nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty đã làm giảm đi đáng kể sức cạnh tranh trên thương trường. Trước hết, phải kể đến sự lệ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp trong việc thu gom các đơn hàng. Công ty không có cơ sở sản xuất và chế biến riêng nên không chủ động được nguồn hàng nên dẫn tới tình trạng nhiều khi có đơn hàng của khách hàng nhưng Công ty tìm được nguồn hàng theo yêu cầu dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Việc thiếu hàng hóa cho đơn hàng cũng đã xảy ra làm ảnh hưởng tới uy tín của Công ty. Hơn thế, do không kiểm soát được toàn bộ quá trình khai thác và sản xuất đá nên chất lượng đá xuất khẩu còn là một bài toán chưa có lời giải tối ưu. Hiện nay, chất lượng sản phẩm xuất đi được kiểm soát ngay tại địa phương bởi các KCS địa phương, nhưng do nguồn cung ứng hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng sản phẩm không đồng nhất là điều rất dễ xảy ra.

Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Công ty trong những năm vừa qua có sự chuyển dịch mạnh, Công ty đã chú trọng vào thị trường châu Á nhiều hơn. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường châu Á mới chỉ đạt hơn 20%, chưa xứng với tiềm năng của thị trường này. Hiện nay, khu vực châu Á là nơi có kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường có nhu cầu đá xây dựng

tăng liên tục ở mức cao trong những năm qua. Việc chiếm lĩnh thị trường châu Á là một hướng đi đúng đắn, bảo đảm sự phát triển của Công ty trong tương lai.

Trên thực tế, các thống kê chỉ ra rằng, các thị trường Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc… là những thị trường có nhu cầu đá xây dựng tăng vọt trong những năm qua, nhưng Công ty vẫn chưa chú trọng đúng mức đến các khu vực thị trường này. Cụ thể là tỷ trọng nhập khẩu đá xây dựng của Hồng Kông luôn dẫn đầu trong danh sách các nước nhập khẩu tại khu vực châu Á. Một vấn đề nữa cũng cần phải có giải pháp sớm đó là việc các cán bộ tại hai phòng kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng không có cán bộ nào thông thạo các ngoại ngữ như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Arập… Đây là một rào cản lớn với việc thâm nhập thị trường khu vực này. Mặc dù ngày nay, tiếng Anh là công cụ giao tiếp thương mại toàn cầu, nhưng để có thể có những khách hàng truyền thống và thân thiết, việc thông thạo ngôn ngữ của đối tác cũng như là nền văn hóa bản địa là một điều cực kỳ quan trọng. Mặt khác, khi thông thạo ngôn ngữ của khách hàng, Công ty sẽ có những kế hoạch marketing bài bản, phù hợp với phong tục từng quốc gia, khắc phục được những yếu kém còn tồn tại trong công tác marketing từ trước tới nay.

Công tác marketing là một công việc quan trọng trong thương mại ngày nay, nó còn đặc biệt quan trọng với những công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Mặt hàng đá xây dựng là mặt hàng mang tính chuyên ngành kỹ thuật nhưng nó vẫn mang tính nghệ thuật trong đó. Do đó, công tác nghiên cứu phát triển cần phải được chú trọng, để giảm bớt tính thụ động trong khâu thiết kế. Khi Công ty có năng lực trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, điều đó không chỉ làm tăng khả năng thu hút khách hàng mà còn nâng thương hiệu của Công ty lên một tầm cao mới, đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường quốc tế.

Một điều đặc biệt quan trọng là Công ty chưa có một định hướng nghiên cứu thị trường bài bản cho mặt hàng đá xây dựng. Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Công ty có được những phát triển nhanh chóng phần lớn do nhu cầu nhập khẩu đá xây dựng của thế giới đang rất phát triển. Tuy nhiên, nếu không có sự hiểu biết chuyên sâu về thị trường đá xây dựng thì trong dài hạn, sự tăng trưởng sẽ gặp nhiều thách thức lớn.

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU ĐÁ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ

CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT 3.1. Xu hướng diễn biến của thị trường đá xây dựng hiện nay

Hiện nay, kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, khả năng phục hồi của các nền kinh tế lớn trong thời gian ngắn hạn là thấp. Mặt khác, do đồng USD yếu, giá vàng tăng cao kéo theo giá dầu mỏ tiếp tục tăng đang là một rào cản với sự phục hồi của các nền kinh tế mạnh.

Theo báo cáo quý III năm 2009, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đã có những tín hiệu tích cực, kéo theo nó là sự phục hồi của thị trường chứng khoán trên khắp thế giới. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế thế giới. Khi kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung sẽ tăng trở lại, mở đường cho lĩnh vực xuất khẩu đá xây dựng tăng trưởng trong thời gian tới.

Các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn là những thị trường có nhu cầu đá xây dựng cao. Trong ngắn hạn, khi mà các nền kinh tế này phục hồi, nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng cao trở lại. Với thu nhập bình quân đầu người đều ở mức 40.000 – 50.000 USD/người, thì tiềm năng nhập khẩu đá xây dựng tại các thị trường này vẫn là một con số rất cao. Đặc biệt thời gian gần đây, phong cách kiến trúc thân thiện với môi trường ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia Âu, Mỹ thì nhu cầu về đá xây dựng đang dần thay thế nhu cầu các vật liệu tổng hợp khác trong việc xây dựng và trang trí các ngôi nhà và các công trình kiến trúc.

Tại các nước có nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ như châu Á, vật liệu xây dựng luôn có mức tăng trưởng hai con số trong suốt thời gian qua. Nhu cầu vật liệu xây dựng cho các nhà máy, khu đô thị, các công trình kiến trúc đang tăng lên từng ngày. Nhu cầu ở khu vực thị trường này có phần bớt khắt khe hơn so với khu vực Âu, Mỹ là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu vật liệu xây dựng nói chung của Việt Nam tiến vào thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt, khu vực này, nhu cầu đá xây dựng để trùng tu các công trình kiến trúc văn hóa là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu này, các doanh ngiệp xuất khẩu đá xây dựng như Artexport có thể có những kế hoạch sản xuất phù hợp để chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này.

Các khu vực khác trên thế giới, nhu cầu về đá xây dựng đều tăng trưởng trong giai đoạn gần đây. Ngay tại thị trường Việt Nam, đá xây dựng cũng được các chủ thầu xây dựng sử dụng ngày một nhiều hơn vào các công trình xây dựng. Đồng thời, các hộ gia đình cũng có xu hướng ngày một ưa chuộng loại vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ tự nhiên này.

Xét về phía cung, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu đá xây dựng lớn nhất thế giới với tỷ trọng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng toàn cầu. Lợi thế cạnh tranh của đá xây dựng Trung Quốc có được từ nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là ưu thế về nguồn nguyên liệu phong phú và giá nhân công rẻ hàng nhất nhì thế giới. Mặt khác, ở Trung Quốc, Chính phủ nước này cho phép thành lập những công trường khai thác đá xây dựng ở quy mô lớn với sản lượng hàng triệu m³ đá thành phẩm mỗi năm, do đó, tính kinh tế theo quy mô được triệt để tận dụng đem lại lợi thế to lớn cho các nhà xuất khẩu đá xây dựng Trung Quốc.

Nếu như về giá thành, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu đá xây dựng thì xét về mặt chất lượng đá xây dựng đứng đầu thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil. Tại hai quốc gia này, trình độ khai thác và chế tạo đá xây dựng đều đạt ở mức rất cao. Tuy về kim ngạch xuất khẩu, hai nước này không thể so sánh với Trung Quốc, nhưng các nhà thầu xây dựng vẫn luôn ưu tiên lựa chọn đá từ đây để phục vụ cho các công trình xây dựng.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đá xây dựng với doanh thu đạt trên 1 triệu USD những cái tên nổi bật như Vicostone, Vinaconex… Artexport cũng là một cái tên được các nhà thầu xây dựng nhắc nhiều tới trong những năm gần đây. Tính cạnh tranh trong xuất khẩu đá xây dựng ở Việt Nam không gay gắt như các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác. Một mặt, do nguồn nguyên liệu đá nước ta khá phong phú và có trữ lượng lớn. Mặt khác, sản lượng xuất khẩu của mỗi một công ty còn dừng lại ở con số khiêm tốn nên cơ hội gia nhập và chiếm lĩnh thị trường là rất rộng cho các công ty tham gia sau.

Xét về tổng thể, thị trường đá xây dựng Việt Nam còn khá non trẻ, theo cả khía cạnh, số năm thâm nhập thị trường và cả về kinh nghiệm, sự phát triển của các công ty kinh doanh đá xây dựng. Do đó, không thể chỉ dựa vào lợi thế về nguồn nguyên liệu mà chúng ta có thể quên đi các yếu tố khác trong thời kỳ hội nhập đầy khó khăn này. Đồng thời, thị trường đá xây dựng nước ta trong thời gian tới cũng sẽ chịu sự quản lý của Nhà nước khi mà các Pháp lệnh về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đi vào thực tiễn nên trong dài hạn, muốn phát triển bền vững, các công ty kinh doanh đá xây dựng phải có những chiến lược riêng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình.

3.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 3.2.1. Định hướng chung cho toàn Công ty

Phương châm chỉ đạo xuyên suốt các mặt hoạt động của công ty trong thời gian tới là giữ vững và không ngừng gia tăng giá trị thương hiệu Artexport với thị trường cả trong và ngoài nước. Tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị

là phấn đấu nâng kim ngạch năm sau cao hơn năm trước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước. Thường xuyên chăm lo, cải thiện đời sống người lao động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên và giá trị cổ tức của cổ đông hàng năm, đồng thời đảm bảo đoàn kết, nội bộ trong sạch vững mạnh. Để đạt được mục tiêu đó, Artexport thực hiện các nhóm giải pháp sau:

- Xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoàn chỉnh, đồng bộ với các quy chế cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu theo mô hình mới. Vấn đề cán bộ luôn được đặt lên hàng đầu. Theo đó, chú trọng việc tuyển chọn và ưu tiên cho cán bộ trẻ năng động có trình độ, kiến thức nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc. Tiếp tục chương trình đào tạo và đào tạo lại cán bộ để thích ứng với những đòi hỏi mới của thị trường quốc tế.

- Công tác xúc tiến thương mại luôn đi trước một bước và được chú trọng đầu tư đặc biệt trong giai đoạn mới để khẩu hiệu Artexport luôn bán những sản phẩm mà thị trường cần trở nên thực chất hơn từ hoạt động Marketing mang lại, thông qua mối quan hệ bạn hàng truyền thống, qua lực lượng đông đảo bà con Việt kiều ở khắp nơi trên thế giới, qua các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài…

- Coi trọng công tác sáng tác mẫu mã mới, cùng với mối quan hệ mật thiết sẵn có với các làng nghề từ 45 năm nay để tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng được thị hiếu mới của khách hàng, nhất là những thị trường tiềm năng như Mỹ, EU…; đồng thời gia tăng giá trị đáng kể cho các hàng hóa xuất khẩu.

- Tiếp tục đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất vốn có tại Công ty theo hướng vừa nâng cao năng lực cạnh tranh cả về chất lượng, số lượng và giá thành, đồng thời chủ động giải quyết thêm công ăn việc làm cho lao động xã hội.Gắn chặt hơn nữa với làng nghề để phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; tập trung phát triển mặt hàng mới, thị trường mới, đa dạng phương thức kinh doanh, ngành hàng kinh doanh để xây dựng Artexport phát triển bền vững và toàn diện, một địa chỉ tin cậy của bạn hàng trong và ngoài nước.

3.2.2. Định hướng cho mặt hàng đá xây dựng

3.2.2.1. Đặc điểm tình hình năm 2009

Năm 2009 là năm khó khăn với toàn thể Công ty. Kinh tế thế giới suy thoái khiến cho sức mua của nền kinh tế toàn cầu cũng suy giảm theo. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng không nằm ngoài sự suy giảm đó. Mặt hàng đá xây dựng còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa do thị trường xây dựng gần như đóng băng trong thời

gian vừa qua. Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế thế giới trong những tháng cuối năm là một tín hiệu đáng mừng đối với Công ty.

Trong năm 2009, xuất khẩu đá xây dựng có sự giảm sút nghiêm trọng. Nếu như trong thời gian trước đây, vào thời kỳ cao điểm (tháng 1 đến tháng 6 hàng năm), mỗi tháng Công ty xuất đi hàng trăm container đi khắp nơi trên thế giới thì năm nay, có tháng Công ty chỉ xuất đi được một vài container hàng cho những khách hàng truyền thống. Tuy những tháng cuối năm nay, kinh tế thế giới đã lấy lại đà hồi phục, nhưng thời điểm cuối năm lại là thấp điểm tại thị trường xây dựng nhiều nơi trên thế giới do đây là thời điểm của các kỳ nghỉ lễ và thời điểm mà băng tuyết tại nhiều nơi, do đó, kết quả kinh doanh mặt hàng đá xây dựng của Công ty có thể không đạt kết quả cao.

3.2.2.2. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2009

Bảng3.1: Chỉ tiêu kế hoạch về doanh số của mặt hàng đá xây dựng giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: USD

Phòng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

XNK tổng hợp 2 600.000 650.000 750.000 900.000 XNK tổng hợp 10 400.000 450.000 550.000 700.000

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

Hình 3.1: Biểu đồ mức tăng trưởng dự kiến của mặt hàng đá xây dựng giai đoạn 2009 – 2012

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

Trong kế hoạch năm năm 2008 – 2012, Công ty đã đề ra các mục tiêu rất cao trên đà tăng trưởng của hai năm 2006 và năm 2007. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã khiến doanh thu mặt hàng đá xây dựng của Công ty sụt giảm mạnh với doanh thu năm 2008 chỉ bằng 61% năm 2007, do đó, để phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, Công ty đã điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2009 – 2012 xuống thấp hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu.

Doanh thu năm 2008 của mặt hàng đá xây dựng toàn Công ty là 977.884 USD, do đó, kế hoạch đặt ra cho năm 2009 chỉ nhỉnh hơn kết quả năm 2008 một chút, ở mức 1.000.000 USD. Theo dự báo thì triển vọng kinh tế có khả năng phục hồi từ năm 2010, nên mục tiêu Công ty đặt ra có chiều hướng tăng dần.

Mục tiêu về doanh thu đá xây dựng trong năm 2012 là 1.600.000 USD tương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 42)