Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nớc và các cấp, ngành có

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị và giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - MHB chi nhánh Miền Bắc (Trang 54 - 56)

ngành có liên quan

3.3.1. Xử lý thoả đáng những việc liên quan đến hợp đồng tín dụng

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã vấp phải một số vụ việc lớn liên quan đến những sai phạm trong hợp đồng tín dụng, điển hình nh vụ án Tamexco, Epco- Minh Phụng, Lã Thị Kim Oanh ... Những vụ việc đó đã làm suy giảm uy tín của ngành ngân hàng, làm suy yếu hoạt động ngân hàng. Những xử lý kiên quyết các vụ việc trên đã thể hiện quyết tâm xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, có hiệu quả. Từ những bài học đích đáng đó đòi hỏi NHNN phải thờng xuyên giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng, phối hợp với các cơ quan công an, Toà án, Viện kiểm sát… kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để ngăn ngừa, răn đe những đối tợng có ý định lừa đảo ngân hàng góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng.

3.3.2. Tăng cờng các biện pháp quản lý tín dụng

NHNH cần sửa đổi, bổ sung các cơ chế, thể lệ cụ thể, rõ ràng để tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng. Hiện nay, các quy chế, thể lệ của NHNN còn tỏ ra quá chung chung, mang tính chỉ đạo, định hớng nhiều hơn là mang tính pháp lý. Đấy là những sơ hở trong một văn bản pháp lý khung về tín dụng cho các NHTM thi hành.

Bên cạnh đó, NHNN phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc buộc các NHTM thi hành đúng các cơ chế, thể lệ đó. Những sai sót, vi phạm quy chế, thể lệ phải đợc xử lý nghiêm túc và kịp thời.

Ngoài ra, NHNN cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trờng liên ngân hàng, hiệp hội ngân hàng cũng nh việc nâng cao chất lợng, hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro của trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

3.3.3. Hỗ trợ các NHTM trong việc xử lý nợ

Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của các NHTM, NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm đợc tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ.

Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang đứng trớc khó khăn rất lớn trong việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố, các khoản nợ khó đòi. Số vốn bị mắc kẹt trong các khoản nợ đó chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn cho vay gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, đề nghị NHNN và các cấp, các ngành có liên quan thực hiện một số biện pháp sau:

+ Đề nghị UBND và các sở, ban, ngành tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng trong việc hợp pháp hóa các tài sản thế chấp, tài sản xiết nợ, hỗ trợ khi kê biên và đấu giá tài sản qua trung tâm đấu giá.

+ Các cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát… tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án để thu hồi vốn cho ngân hàng.

+ NHNN cần sớm ban hành những thông t liên tịch về hớng dẫn thủ tục về xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

+ NHNN xúc tiến thành lập các công ty mua bán nợ dới nhiều hình thức của Nhà nớc, cổ phần hoặc liên doanh. Hoạt động của Công ty mua bán nợ đ- ợc mở rộng, phát triển sẽ giải toả bớt nợ quá hạn, nợ đọng từ tài sản thế chấp giúp cho ngân hàng vợt qua khó khăn, có thanh khoản để đầu t cho nền kinh tế, có vốn để quay vòng chứ không để tình trạng đóng băng vốn nh hiện nay.

+ NHNN sớm cho ra đời tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi đi vào hoạt động sẽ là cơ quan cảnh báo và xử lý sớm những hoạt động yếu kém của ngân hàng, không để sự cố xảy ra.

+ NHNN cần ban hành những văn bản quy định những hệ số an toàn để quản lý hoạt động ngân hàng gần tới những tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tăng cờng công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng của NHTM.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị và giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - MHB chi nhánh Miền Bắc (Trang 54 - 56)