rủi ro tín dụng tại MHB chi nhánh Miền Bắc
Trên cơ sở định hớng hoạt động kinh doanh của MHB chi nhánh Miền
Bắc giai đoạn 2005-2010 và trên cơ sở thc trạng công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại MHB chi nhánh Miền Bắc trong những năm qua, các tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, em xin kiến nghị với MHB chi nhánh Miền Bắc một số giải pháp sau:
3.1.1. Giải pháp trớc mắt
Nhằm nâng cao vị thế của MHB chi nhánh Miền Bắc, hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đề ra, nâng cao chất lợng tín dụng, phòng ngừa khi rủi ro tín dụng xảy ra, xây dựng đợc một hệ thống khách hàng truyền thống.Trớc mắt, MHB chi nhánh Miền Bắc tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
3.1.1.1. Giải pháp về nhận biết và đo lờng rủi ro tín dụng
- Sử dụng thêm các chỉ tiêu tài chính để đo lờng rủi ro tín dụng nh tỷ lệ nợ xấu so với Tổng d nợ, tỷ lệ lãi treo so với tổng thu nhập từ cho vay...đồng thời sử dụng thêm các chỉ tiêu phi tài chính để đo lờng rủi ro tín dụng.
- Cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng, thẩm định nói riêng cần phải ghi nhớ các dấu hiệu khác nhận biết rủi ro tín dụng, các dấu hiệu đó
là: nợ quá hạn, nợ đợc cơ cấu lại, nợ có vấn đề, nợ giãn, nợ khoanh, lãi treo...vv
- Chấm điểm tín dụng khách hàng, phân loại khách hàng thành các nhóm nh khách hàng truyền thống và khách hàng mới, khách hàng là DNNN, công ty cổ phần, doanh nghiệp t nhân...., khách hàng là doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng có tài sản bảo đảm và khách hàng không có tài sản bảo đảm....
Trên cơ sở đó xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng, từ đó đa ra quyết định không cho vay hoặc cho vay, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro với đối sách: Quản lý chặt chẽ hơn, lãi suất cho vay cao hơn, yêu cầu khách hàng có tài sản bảo đảm...
3.1.1.2. Giải pháp để hạn chế rủi ro (điều tiết và giám sát rủi ro) *Thẩm định:
- Từ phân tích dự án, phơng án xin vay, cho đến việc xác định doanh thu, nguồn trả nợ từ dự án, phơng án phải chính xác, chính vì vậy công tác dự báo phải tốt (dự báo về thị trờng, giá cả, tỷ giá....)
- Khả năng tài chính của khách hàng: Phải chuẩn hoá công tác kế toán tài chính, trong điều kiện có thể áp dụng kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng
- Về tài sản bảo đảm tiền vay: Đánh giá tài sản bảo đảm phải qua tổ chức trung gian có t cách pháp nhân, có tính chất chuyên nghiệp, đảm bảo yếu tố pháp lý của tài sản bảo đảm, giấy tờ tài sản bảo đảm, thủ tục bảo đảm tiền vay. Cơ chế chính sách của Nhà nớc phải rõ ràng hơn, đảm bảo quyền chủ nợ (Ngân hàng) trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
- Đảm bảo yếu tố pháp lý của tất cả hồ sơ vay vốn (Hồ sơ pháp lý, dự án, phơng án xin vay, tài sản bảo đảm tiền vay...)
- Thiết lập các hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay phải đảm bảo chặt chẽ, chú trọng tính pháp lý, lu ý quyền hạn của các bên ký hợp đồng, tránh tr- ờng hợp hợp đồng vô hiệu
*Giải ngân, kiểm soát trong khi cấp tín dụng:
- Các hợp đồng, các chứng từ giải ngân, kiểm tra đối chiếu với đơn xin vay, khách hàng nhận tiền vay, các điều kiện giải ngân.
*Kiểm soát sau khi cho vay:
- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay có phù hợp với mục đích xin vay không.
- Kiểm tra các dự án, tiến bộ phơng án sản xuất kinh doanh, hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay.
3.1.1.3. Giải pháp xử lý tín dụng
Phát hiện món vay có rủi ro có thể áp dụng các giải pháp sau: - Chuyển nợ quá hạn, thu nợ trớc hạn
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay - Khởi kiện và một số giải pháp khác
3.1.1.4. Giải pháp khác
- Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng để có thể tiếp cận nhanh nhất với những thay đổi về cơ chế, chính sách, những thông tin biến động trên thị trờng, về tài chính doanh nghiệp, dự án đầu t và các vấn đề liên quan đến công tác tín dụng.
- Rà soát và phân lại mức phán quyết tín dụng cho các chi nhánh cấp II cho hợp lý theo từng giai đoạn và định hớng phát triển chung và phù hợp với từng chi nhánh.
- Xây dựng tiêu chí để cán bộ tín dụng đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của từng khoản vay, qua đó đo lờng và có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng (Xếp loại khách hàng theo loại A,B,C, phân loại khách hàng...)
- Phân loại và xếp hạng rủi ro theo ngành, nhóm ngành theo định kỳ, qua đó xác định đợc hạn mức tín dụng cho từng ngành, nhóm ngành.
- Sớm ban hành sổ tay tín dụng riêng cho MHB chi nhánh Miền Bắc - Với mạng lới rộng, nên xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin tín dụng.
- Hoàn thiện quy trình thẩm định đã ban hành phù hợp với thực tiễn phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
- Đa dạng hoá tài sản bảo đảm hơn nữa
- Nâng cao dần tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản/Tổng d nợ - Mở rộng cho vay đồng tài trợ để phân tán rủi ro
3.1.2. Giải pháp chiến lợc.
Với định hớng hội nhập và chấp nhận sân chơi bình đẳng, về lâu dài MHB chi nhánh Miền Bắc cần phải thực hiện các chiến lợc sau:
Đa công nghệ thông tin vào quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp chúng ta phân tích và dự báo đợc chính xác hơn mức độ biến động của từng ngành, từng khu vực, theo dõi việc cơ cấu nợ... giúp chúng ta đa ra những quyết định đúng.
- Xây dựng hạn mức tín dụng theo ngành, nhóm ngành và từng nhóm khách hàng
- Thuê tổ chức t vấn hoặc tìm nguồn thông tin về thị trờng, giá cả, tỷ giá... phục vụ công tác thẩm định, quyết định cho vay.
- Phân loại khách hàng, nhóm khách hàng, tránh cho vay tập trung để phân tán rủi ro.
- Sử dụng số d tiền gửi là số d bù bao gồm lợng tiền gửi tối thiểu bắt buộc đợc xác định trên cơ sở quy mô của hạn mức tín dụng đối với mỗi khách hàng.
- Có chính sách, cơ chế đãi ngộ với trách nhiệm cá nhân hợp lý, tạo động lực phát triển an toàn và hiệu quả.