Điều kiện thực hiện các biện pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG (Trang 121)

3.3.1. Đánh giá hiệu quả các giải pháp đưa ra.

Các giải pháp em đã đưa ra ở trên dựa vào việc phân tích các hạn chế trong việc hạch toán chi tiết tổng hợp NVL của công ty. Nếu công ty tiến hành khắc phục những hạn thì sẽ mang lại lợi ích không chỉ trước mắt mà còn là lâu dài.

Kế toán NVL có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp mà đặc biệt là trong doanh nghiệp sản xuất. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán NVL sẽ tác động lớn và tích cực đến công tác quản lí và sử dụng NVL trong công ty. NVL được quản lí chặt chẽ trên cả hai mặt giá trị và số lượng theo từng khâu từng bộ phận. Mặt khác quản lí NVL chặt chẽ giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người. Quản lí NVL không chỉ quản lí chung mà còn quản lí trên sự phân chia từng loại NVL, do đó mọi hư hại mất mát, kém phẩm chất luôn được phát hiện kịp thời

từ đó có biện pháp giải quyết nhanh chóng không làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm tới chất lượng sản phẩm, có tác dụng đẩy nhanh kế hoạch doanh thu, chi phí mà công ty đặt ra.

3.3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp

3.3.2.1. Về phía nhà nước

Trên nền tảng pháp luật là tiền đề cho xã hội phát triển kinh tế. Một hệ thống Pháp luật đầy đủ chặt chẽ, thống nhất và ổn định sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho nền kinh tế phát triển từng bước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, phát triển hòa cùng vào dòng chảy nền kinh tế toàn cầu.

Ở Việt Nam với nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay, nhà nước chủ chương thực hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do vậy nhà nước không ngừng phải hoàn thiện bộ máy pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế để dảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiêp, giữa các thành phần kinh tế.

Cơ chế chính sách quản lí của nhà nước

Nhà nước là người nắm vai trò quan sát nên nhà nước cần thực hiện một số công việc như sau:

Thứ nhất, triển khai đánh giá hệ số tín nhiệm đối với doanh nghiệp từ đó áp dụng các biện pháp ưu đãi với mức độ khác nhau đối với các doanh nghiệp. Như vậy, những doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm cao sẽ được ưu tiên vay vốn về cả số lượng tiền vay và cả lãi xuất tiền vay. Hệ số tín nhiệm được đánh giá dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN hoặc tính khả thi và hiệu quả của dự án vay vốn. Dưới sự ảnh hưởng của sự khủng hoảng thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng suy giảm đáng kể, hàng loạt các chính sách mà Nhà nước đưa ra nhằm kích cầu, khôi phục nền kinh tế. Đặc biệt kể đến các chính sách về chi tiêu Ngân sách, các chính sách về đầu tư, các chính sách đưa ra từ phía các ngân hàng: ưu đãi cho vay về lãi suất và đối tượng vay vốn…có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế.

Nhà nước cũng nhận thấy vai trò của việc xét tính hiệu quả và khả năng chi trả của DN đối với mỗi dự án vay vốn vô cùng cần thiết nó tăng cường công tác thanh tra giám sát dễ kịp thời phát hiện những sai phạm trong việc huy động vốn

của DN, là biện pháp hữu hiệu để nhà nước tránh được những thất thoát vốn mà vẫn giúp được các DN phát triển kinh tế ổn định. Các cơ quan chủ quản cần tiến hành xây dựng những nguyên tắc kiểm tra kiểm soát thường xuyên đối với báo cáo tài chính của các DN. Có biện pháp quy chế gắn trách nhiêm với các bộ phận quản lí doanh nghiệp trước sự thất thoát của tài sản và vốn trong từng DN.

Ngoài ra vai trò của nhà nước trong việc cải cách các thủ tục hành chính sao cho đơn giản mà vẫn chặt chẽ, giúp tăng đầu tư nước ngoài hàng hóa nước ta có thể dễ dàng xuất sang các nước khác hoặc việc mua NVL trong nước không sản xuất hay giá cả cao... với thủ tục nhanh chóng thuận tiện. Nhà nước phải ban hành chính sách đồng bộ để các DN lấy đó làm cơ sở hoạt động cho mình .

3.3.2.2. Về phía công ty.

Luôn luôn hoàn thiện và đổi mới hệ thống kế toán – hiệu năng – hiệu quả là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Để thực hiện tốt các giải pháp đó phải có một đội ngũ cán bộ kĩ thuật giỏi có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm trong công việc. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có nhiệt huyết với công việc, trình độ chuyên môn vững vàng, phải luôn nghĩ rằng làm lợi cho công ty chính là làm lợi cho xã hội cũng như cho chính bản thân mình.

Công ty cần có đội ngũ lãnh đạo quản lí tốt có phẩm chất đạo đức tốt. Đội ngũ lãnh đạo phải là người đi tiên phong gương mẫu trong mọi hoạt động của công ty cũng như là tấm gương đạo đức và lối sống.

Công ty cần mở rộng các mối quan hệ với các đối tác các công ty xí nghiệp khác để có thi trường rộng lớn hơn. Tranh thủ sự giúp đỡ đóng góp của họ nhằm đưa công ty ngày một phát triển về cả bề rộng lẫn chiều sâu.

Để có thể áp dụng tốt các giải pháp này thì công ty phải có một nguồn tài chính nhất định. Đồng thời công ty phải áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và luôn cập nhật những thông tin về khoa học kĩ thuật và vận dụng vào Sản xuất kinh doanh của DN.

Để thực hiện các vấn đề trên đòi hỏi công ty cần giải quyết hàng loạt vấn đề trong việc tổ chức quá trình sản xuất, có các biên pháp giáo dục khuyến khích về kinh tế đối với người lao động trong DN. Công ty cần phải xác định được tồn kho

- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ thường xuyên về NVL

- Khả năng cung ứng NVL của thị trường

- Thời gian vận chuyển NVL từ nơi cung ứng tới doanh nghiệp.

- Giá cả các NVL được cung ứng .

Công ty phải nắm bắt được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để từng bước có chính sách thích nghi, phù hợp với chúng nhằm có cơ hội phát triển cao hơn nữa.

Một điều quan trọng nhất là khi xây dựng tổ chức thực hiện bất cứ một giải pháp nào, một chương trình kế hoạch nào của công ty thì điều cơ bản là cân đối sao cho chi phí bỏ ra phù hợp với điều kiện tài chính của doanh nghiệp và hiệu quả mang lại phải phù với chính chi phí bỏ ra.

Thử phân tích cụ thể hơn đối với việc nâng cao tay nghề cho bộ máy kế toán NVL nói riêng:

Công việc này cũng là một phần quan trọng mà công ty cần lưu ý. Nhưng để thực hiện công việc này cũng gặp một số khó khăn đối với công ty như là: Kinh phí để nâng cao tay nghề cho công nhân viên cũng là nguồn kinh phí không nhỏ. Và khi đào tạo xong việc ràng buộc nhân viên ở lại công ty cũng là vấn đề nan giải, làm sao công ty có thể giữ nhân viên đó mãi nếu nhân viên đó muốn công việc là ở chỗ khác,…Mặt khác khi tuyển những nhân viên có trình độ tay nghề cao trình độ chuyên môn cao để họ tìm ra những phương pháp tổ chức công tác kế toán phù hợp hơn với công ty thì cũng là rất khó, đế thay đổi việc tổ chức công tác kế toán đối với một nhân viên chưa hiểu sâu về phong cách và tác phong của công ty sản xuất từ lâu năm. Chính vì vậy sự tin tưởng của ban quản lí vào kế hoạch này là không cao. Đồng thời khi sử dụng những nhân viên này mà thực sự vẫn chưa đạt được mục đích mà công ty mong muốn ở họ thì kinh phí để bỏ ra cho họ là cao.

 Như vậy trường hợp này cũng không mang tính cấp bách đối với công ty. Khi thực hiện những công việc trên cần có những ràng buộc của công ty với các nhân viên được ưu tiên một cách chặt chẽ. Đồng thời với cá nhân các nhân viên phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công ty. Vì thời gian gần đây công ty đã đầu tư vào nâng cấp hệ thống máy móc và một số công việc quan trọng nên lúc này không

phù hợp để công ty làm công việc này. Khi công ty đã có cơ sở vật chất và nguồn vốn dồi dào thì việc nâng cao tay nghề của nhân viên là một việc tất yếu.

KẾT LUẬN

Nguyên vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng việc duy trì sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, là một yếu tố cơ bản nhất và không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Vì vậy việc tổ chức hạch toán NVL là một nhu cầu tất yếu của công tác quản lí và sử dụng NVL làm sao cho hiệu quả, hợp lí nhất với công ty và theo quy định của chế độ kế toán. Điều này góp một phần quan trọng trong việc giám chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo hình ảnh của công ty trên thị trường.

Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Minh Dương hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thực phẩm. Việc quản lý sao cho tốt NVL, hạch toán NVL đúng đắn là vô cùng quan trọng. Thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh công ty ngày càng lớn dần cả về chất và lượng, công ty đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường hàng thực phẩm, luôn tiềm ẩn rủi ro.

Tuy nhiên do thời gian thực tập là chưa lâu, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, các bác, các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty và các bạn để luận văn của em đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo

PGS.TS. Nguyễn Minh Phương và ban lãnh đạo CTCP Thực Phẩm Minh Dương,

bác Tính - kế toán trưởng, các cô chú, anh chị trong phòng TC – KT và một số phòng ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Phụ lục 01:

Bảng cân đối số phát sinh năm 2008

CTCP Thực Phẩm Minh Dương

Hoài Đức – Hà Nội BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

Tháng 12 năm 2008

TK Tên tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số cuối kỳ

Nợ Nợ Nợ

111 Tiền mặt 1 077 996 880 10 603 809 700 11 059 997 796 621 808 784

112 Tiền gửi ngân hàng 53 695 813 7 102 771 169 6 994 543 834 161 923 148

131 Phải thu khách hàng 19 615 629 895 188 637 500 9 686 856 326 10 915 779 819 18 521 056 492 322 987 500

133 Thuế VAT 156846 235 156 846 235

138 Phải thu, phải trả khác 1 000 000 1 000 000

141 Tạm ứng 1 451 606 100 1 579 150 000 217 575 000 2 813 181 100

142 Chi phí chờ kết chuyển 132 329 600 26 503 700 158 833 300

152 Nguyên vật liệu 7 784 001 399 4 446 162 055 5 313 818 073 6 916 345 381

153 Công cụ dụng cụ 1 865 404 397 656 414 950 149 580 271 2 372 239 076

154 Chi phí sản xuất dở dang 200 000 000 6 837 177 221 7 037 177 221

155 Thành phẩm 6 748 262 647 6 837 177 221 7 463 582 216 6 121 857 652 156 Hàng hóa 1 514 997 872 135 193 089 743 377 324 906 813 637 211 Tài sản cố định 52 698 160 412 1 289 631 200 53 987 791 612 214 Hao mòn TSCĐ 14 250 819 347 250 000 000 14 500 819 347 241 Xây dựng cơ bản dở dang 4 522 034 516 204 530 546 4 726 595 062 311 Vay ngân hàng ngắn hạn 22 899 198 200 4 087 044 000 5 231 120 000 24 043 274 200 331 Phải trả người bán 1 327 183 656 12 495 729 460 8 499 891 495 6 593 742 593 599 097 409 9 861 494 311

334 Thanh toán tiền lương 17 891 256 431 191 200 450 000 000 36 700 056

338 Phải trả phải nộp khác 5 936 022 800 1 813 639 573 1 747 509 473 5 869 892 700

341 Vay ngân hàng dài hạn 1 280 000 000 90 000 000 1 190 000 000

342 Vay đối tượng khác 6 432 072 000 346 000 000 6 086 072 000

411 Nguồn vốn kinh doanh 30 788 168 078 30 788 168 078

421 Lãi chưa phân phối 4 021 458 616 11 400 000 419 219 753 4 429 278 369

431 Quỹ khen thưởng phúc lợi

11 400 000 11 400 000

511 Doanh thu bán hàng 9 182 490 019 9 182 490 019

621 Chi phí NVL trực tiếp 5 306 575 877 5 306 575 877

627 Chi phí sản xuất chung 1 181 021 073 1 181 021 073

631 Giá thành sản xuất 632 Giá vốn hàng bán 8 309 005 940 8 309 005 940 641 Chi phí bán hàng 342 751 494 342 751 494 642 Chi phí quản lý DN 200 527 932 200 527 932 711 Các khoản thu nhập khác 89 015 100 89 015 100 911 Xác định kết quả 9 271 505 119 9 271 505 119 Cộng 98 991 333 277 98 991 333 277 99 142 528 469 99 142 528 469 97 907 542 653 97 907 542 653 Ngày 31 tháng 12 năm 2008

Người lập Kế toán trưởng Giám đốc

Phụ lục 02:

Phiếu nhập kho ngày 10/12/2008

Đơn vị: CTCP Thực Phẩm Minh Dương

Bộ phận:: Hoài Đức-Hà Nội Mẫu số 01-VT (theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 10 tháng 12 năm 2008 Số: 34 Nợ TK 152 Có TK 111

- Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Trọng - Địa chỉ: Công ty CP Trường Phát

- Lí do nhập: Phục vụ sản xuất - Nhập tại kho: Kho Di Trạch

Số TT

Tên, nhãn hiệu, quy cách….của NVL, số Đơn vị tính Số lượng Yêu cầu Thực nhập 01 Than hoạt tính TL3 Kg 3200 24.300 77.760.000 Cộng 3200 77.760.000

Cộng tiền bằng chữ: Bảy mươi bảy triệu bảy trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn.

Nhập ngày 10 tháng 12 năm 2008.

Thủ trưởng đơn vị KT trưởng Phụ trách cung tiêu Thủ kho

(Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên)

1. GS.TS. Đặng Thị Loan. 2006. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp. NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

2. Bộ Tài Chính. 2009. 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ thông tư hưỡng dẫn các chuẩn mực. NXB Thống kê.

Quy định, chế độ:

1. Quyết định số QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 về “ Chế độ kế toán Doanh nghiệp”

2. Quyết định số QĐ48/2006/QĐ-BTC về Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Quyết định số 144/2001/QĐ – BTC ban hành và công bố bốn chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Thông tư 89/2002/TT-BTC hưỡng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán.

Tài liệu công ty

1. Phòng Tài chính – Kế toán, “Báo cáo tổng kết toàn công ty năm 2007”, Hà Tây – 2007.

2. Phòng Tài chính – Kế toán, Báo cáo tổng kết toàn công ty năm 2008”, Hà Nội – 2008.

3. Phòng Tài chính – Kế toán, “Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008” tháng 3/2009.

4. Phòng Tổ chức – Hành chính, “ Điều lệ của công ty”, Hà Nội – 2008

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w