Thực tế tổ chức kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG (Trang 50 - 53)

2.1.5.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty.

Sơ đồ 2-4:

Tổ chức bộ máy kế toán.

Trong bất kỳ loại hình DN nào không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động hay hình thức sở hữu thì đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý tài chính khác nhau, nhưng trong đó kế toán luôn được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Với bộ máy kế toán hoạt động tốt thì thông tin về DN sẽ được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất để Nhà nước quản lý thu Thuế, để ban lãnh đạo công ty quản lý và đưa ra các quyết định kinh doanh, để nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên, người lao động biết được tình hình lao động của DN. Vì vậy cũng như nhiều DN khác, CTCP Thực Phẩm Minh Dương luôn rất coi trọng và quan tâm đến việc tổ chức công tác kế toán của mình.

Để nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý của mình nói chung và để phù hợp với quy mô đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành thực hiện tập trung tại phòng TC -KT của công ty. Các nhà máy, khu trang trại không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân viên phụ trách kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập các chứng từ, tập hợp chi phí sản xuất và định kỳ gửi về phòng TC –KT của công ty để tổng hợp lên báo cáo.

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán tại các trang trại Kế toán tại các nhà máy Kế toán bán hàng Kế toán hàng tồn kho

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường bộ máy kế toán của công ty được sắp xếp gọn nhẹ phù hợp với tình hình chung của công ty. Bộ máy kế toán của công ty gồm có 10 nhân viên được phân công bố trí nhiệm vụ như sau:

Bảng 2-2

Bộ máy kế toán năm 2009

Chức vụ Số người Trình độ

Kế toán trưởng 01 Đại học

Kế toán tổng hợp 02 Đại học

Kế toán bán hàng 01 Cao đẳng, liên thông lên đại học Kế toán hàng tồn kho 01 Đại học

Kế toán các nhà máy 03 Cao đẳng Kế toán trang trại 01 Cao đẳng

Thủ quỹ 01 Cao đẳng

Nguồn: Báo cáo tình hình công nhân viên quý I – 2009

Chức năng, nhiệm vụ của từng người:

Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng tài chính – kế toán, kiêm Phó

tổng giám đốc Tài chính chịu trách nhiệm điều hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán tại công ty đồng thời có nhiệm vụ quản lý nguồn Tài chính. Từ đó kế toán trưởng còn là người cập nhật, hướng dẫn kịp thời các chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, của Bộ Tài Chính và các Bộ khác có liên quan đến công tác kế toán của DN mình. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giám đốc công ty và có trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Kế toán tổng hợp: Là người tổng hợp số liệu từ các chứng từ ghi sổ đã

được duyệt để ghi vào sổ tổng hợp; giám sát và kiểm tra công tác hạch toán của các nhân viên kế toán tại các nhà máy và ở trang trại. Kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ tổng hợp và tính giá thành cho những sản phẩm của công ty đồng thời xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trích lập các quỹ theo chế độ kế toán hiện hành và giúp kế toán trưởng lập báo cáo tài chính theo quy định.

Thủ quỹ: Phụ trách việc quản lý tiền mặt tại công ty, có nhiệm vụ thực

hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt trên cơ sỏ các chứng từ hợp lệ đã được kế toán trưởng và Tổng giám đốc ký duyệt.

Kế toán bán hàng: Là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết nghiệp vụ bán hàng, ghi sổ và theo dõi các đơn đặt hàng, tình hình thanh toán với khách hàng, quản lý hóa đơn.

Kế toán hàng tồn kho: Là người chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp

vụ liên quan đến nhập, xuất NVL – CCDC, nhập – xuất thành phẩm… Đồng thời theo dõi quá trình thanh toán giữa công ty và nhà cung cấp, tính ra giá trị NVL – CCDC, hàng hóa xuất - tồn kho.

Kế toán tại các nhà máy: Mỗi nhà máy có một nhân viên kế toán có

nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất NVL, sản phẩm hàng hóa, đồng thời theo dõi lương của cán bộ nhân viên trong nhà máy mình phụ trách… Hằng ngày hoặc là định kỳ nộp các chứng từ nhập mua, hóa đơn bán hàng, bảng theo dõi lương…đến phòng TC – KT của công ty. Sau khi nộp các chứng từ sổ sách liên quan đến phần hành mình phụ trách, qua sự kiểm tra, tổng hợp của kế toán tổng hợp và sự phê chuẩn của kế toán trưởng, kế toán các nhà máy cũng làm nhiệm vụ thanh toán tiền mua NVL – CCDC, tiền lương cho cán bộ công nhân viên, người lao động trong nhà máy.

Kế toán tại trang trại: Có nhiệm vụ tương tự như là kế toán tại các nhà

máy, chỉ khác đây là khu sản xuất, tiêu thụ cây trồng hoa quả và các sản phẩm từ vật nuôi nên cũng có nhiệm vụ, có những chứng từ và cách hạch toán không giống với các nhà máy.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w