Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách về thị trờng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I (Trang 98 - 101)

III. Kiến nghị với Nhà nớc và bộ chủ quản

5. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách về thị trờng

Những quy định về xuất nhập khẩu và hàng rào thơng mại là một trong những yếu tố ảnh hởng lớn đến kết quả hoạt động xuất nhập khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng và xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nói chung ở nớc ta, hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu phải đợc đổi mới hoàn thiện. Cụ thể là:

 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ: hệ thống các văn bản pháp lý quy định phải đảm bảo đợc tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích và tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm thị trờng và xuất khẩu nông sản trên cơ sở giảm bớt các hạn chế đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu về thủ tục thành lập, kinh doanh và giải thể.

 Điều chỉnh linh hoạt hạn ngạch xuất khẩu gạo để đảm bảo ổn định nguồn lơng thực và giá cả trong nớc nhng không cản trở các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao, từng bớc chuyển sang điều hành bằng thuế, có dự trữ để đảm bảo an ninh lơng thực thay vì hạn chế thơng mại.

 Hoàn thiện chính sách thuế: Điều chỉnh thời gian thu thuế và giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hợp lý để nông dân có thời gian lựa chọn thời điểm bán sản phẩm có lợi nhất. Điều chỉnh tỉ lệ thuế để lại cho địa phơng để đầu t phát triển cơ sở hạ tầng. Miễn thuế nông nghiệp trong một thời gian cần

thiết đối với những sản phẩm cần phất triển mở rộng quy mô, để hỗ trợ cho đổi mới công nghệ, nên giảm thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị máy móc sản xuất chế biến nông sản. Nghiên cứu các hình thức bảo hiểm cho các loại cây trồng, hình thành quỹ bảo hiểm từng ngành sản phẩm. Trớc mắt cần thiết lập quỹ bảo hiểm các nông sản lúa gạo, cà phê, cao su, thịt lợn để can thiệp thị… trờng khi giá thị trờng đột biến xuống dới giá sàn, trợ giúp sản xuất trong trờng hợp đặc biệt khó khăn do thiên tai.

 Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, thị trờng các nớc ASEAN cũng sẽ bị hạn chế đối với các nông sản xuất khẩu của Việt Nam do cơ cấu xuất khẩu nông sản Việt Nam và các nớc ASEAN khác tơng tự nhau, hơn nữa các nông sản xuất khẩu Việt Nam thờng là sản phẩm thô ít qua chế biến nên việc cắt giảm thuế theo hiệp định u đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nớc này không có tác động lớn đến khối lợng xuất khẩu các nông sản của Việt Nam trong tơng lai. Bởi vậy một mặt tiếp tục duy trì thị trờng các nớc ASEAN (chủ yếu là sản phẩm ngũ cốc), mặt khác mở rộng xuất khẩu cả về số lợng và trị giá sang thị trờng các nớc Châu á khác nh Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Nhật Bản. Ngoài ra tiếp tục tháo gỡ vớng mắc để khôi phục thị trờng Nga và Đông Âu vì đây là thị trờng có dung lợng trao đổi lớn và yêu cầu chất lợng sản phẩm không khắt khe, đồng thời xâm nhập sâu vào thị trờng mới nh EU và Mĩ.

 Chuẩn bị lộ trình tham gia tự do hoá thơng mại theo cam kết với AFTA, APEC và WTO. Khai thác hiệu quả các cơ hội thị trờng quốc tế, đồng thời bảo hộ hợp lý sản xuất trong nớc.

Kết luận

Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc để bắt kịp xu thế phát triển kinh tế của toàn cầu. Góp tiếng nói quyết định

là hoạt động xuất khẩu, một nguồn cung cấp ngoại tệ chính để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế, góp phần cân đối, duy trì và tái mở rộng sản xuất trong nớc, tranh thủ những tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới, đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội nớc nhà.

Công ty XNK Tổng hợp I là một doanh nghiệp nhà nớc tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu ngay từ những ngày đầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của n- ớc ta. Hiện nay, Công ty đã tạo lập đợc một vị trí tơng đối vững vàng trên thị trờng trong nớc cũng nh thế giới. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung. Trên cơ sở định hớng của Đảng và Nhà nớc, Công ty cũng coi nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lợc trong những năm tới và tích cực tìm kiếm những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.

Nhận thức đợc điều đó, cộng với sự quan tâm, lòng mong muốn đợc đóng góp ý kiến vào sự nghiệp chung của Công ty, của đất nớc, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nh đã trình bày. Những kiến nghị này chỉ mang tính chất định hớng khoa học do còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, bởi vậy tôi rất mong sẽ nhận đợc những góp ý, bổ sung từ phía thầy cô giáo và cán bộ trong Công ty.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh tế thơng mại-Chủ biên PGS.TS. Đặng Đình Đào-PGS. TS Hoàng Đức Thân-Khoa thơng mại-Trờng ĐHKT quốc dân- NXB thống kê 2001

2. Giáo trinh Quảng trị doanh nghiệp thơng mại-Chủ biên: TS. Nguyễn Thừa Lộc, PGS.TS. Hoàng Minh Đờng-Khoa Thơng Mại-Trờng ĐHKT Quốc Dân- NXB Giáo dục-1998

3. Giáo trình quản trị kinh doanh thơng mại quốc tế-Chủ biên:PGS.PTS. Trần Chí Thành-NXB Giáo dục-1997

4.Giáo trình Thơng mại quốc tế-Chủ biên:PGS.TS. Nguyễn Duy Bột-Khoa Th- ơng Mại-Trờng ĐHKT Quốc Dân-NXB Giáo dục 1997.

5. Các loại sách khác.

6. Tạp chí thơng nghiệp thị trờng Việt nam 7. Tạp chí Kinh tế và phát triển

8. Tạp chí Thị trờng và giá cả 9. Tạp chí ngoại thơng

10.Tạp chí thơng mại

11.Tài liệu báo cáo tổng hợp 20 phát triển của công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I-Hà Nội

12. Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới 13. Các tạp chí khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w