Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I (Trang 97 - 98)

III. Kiến nghị với Nhà nớc và bộ chủ quản

4. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

Mặc dù nớc ta đã có nhiều thành công trong việc xây dựng hệ thống tín dụng nông thôn nhng mới chỉ đáp ứng đợc khoảng 50% nhu cầu vay vốn của nông thôn. Nhiều hộ gia đình cha tiếp cận đợc nguồn vay của các tổ chức tín dụng chính thức, phải vay ở thị trờng không chính thức với lãi suất cao. Hơn nữa cho đến nay, tín dụng nông thôn vẫn là tín dụng ngắn hạn và lợng vốn nhỏ, thủ tục cho vay của các ngân hàng tơng đối phức tạp kể cả các chơng trình xoá đói giảm nghèo. Ngời nông dân rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để thực thi các kế hoạch sản xuất quy mô lớn và mang tính chất dài hạn (từ 5 năm trở lên). Nh trờng hợp cây điều ở Tây Nguyên mặc dù có tiềm năng kinh tế lớn, để tròng thay thế những loại cây ngắn ngày với khả năng sinh lời thấp. Đó là do vốn đi vay của ngời trồng có kỳ hạn tối đa 3 năm nên họ không giám mạo hiểm chờ đến vụ sau, nếu lại tiếp tục mất mùa thì sẽ không có gì để trả nợ. Mặt khác, ngời sản xuất cũng rất cần vốn để mua sắm thiết bị sơ chế, nhằm đảm bảo chất lợng sản phẩm trong thời gian chờ đợc thu mua, đầu mối tiêu thụ, đến vụ thu hoạch cũng rất cần một khối lợng vốn tơng đối lớn để mua sản phẩm và thanh toán kịp thời cho ngời sản xuất. Nhng với cơ chế tín dụng hiện nay thì khó có thể đợc đáp ứng nhu cầu vay vốn mấy trăm triệu đến hàng tỷ đồng ngay sau khi đề xuất yêu cầu trong vòng vài ba ngày. Các hộ kinh doanh thờng phải tích luỹ vốn tự có hoặc đi vay trớc từ 15 ngày đến một tháng trớc vụ thu hoạch đến và phải chịu một khoản chi phí lãi suất không nhỏ. Điều này đã làm cho nhiều nhà thu mua nản chí hoặc chuyển sang thực hiện thủ đoạn ép giá, chậm trễ thanh toán gây thiệt hại cho ngời sản xuất. Bởi vậy hớng tín dụng trong thời gian tới là:

- Tăng vốn cho khu vực nông thôn, không phân biệt tín dụng giữa các khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh để hộ nông dân có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức.

- Đơn giản hoá các thủ tục cho vay, đặc biệt là đối với các hộ nông dân. - Nghiên cứu áp dụng các hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản nh bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu trong những tr- ờng hợp cần thiết, cấp tín dụng bổ sung kịp thời vào thời điểm quan trọng, hợp tác tín dụng giữa các quỹ tín dụng, các ngân hàng, kể cả các thị trờng nhập khẩu chủ yếu hàng nông sản Việt Nam.

- Nghiên cứu xây dựng và triển khai áp dụng quỹ tài trợ xuất khẩu cho những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu (có phạm vi sản xuất rộng và là nguồn thu nhập chủ yếu của đa số nông dân) bằng các nguồn khác nhau từ ngân sách Nhà nớc và đóng góp của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w