Định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu bx247 (Trang 51 - 54)

Do chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước nên trong vài năm tới nền kinh tế nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng sẽ phát triển rất mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng. Điều này đòi hỏi hệ thống siêu thị ở Hà Nội cần phải mở rộng quy mô và hình thức hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Dự báo năm 2010, Hà Nội có khoảng hơn 100 siêu thị lớn nhỏ, và về lâu dài, hệ thống siêu thị sẽ trở nên phổ biến với người dân.

Hệ thống siêu thị ngày càng phát triển thì càng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các siêu thị với nhau, và giữa cá siêu thị với cửa hàng bán lẻ khác… Dự báo trong 5 năm tới, Siêu thị Hà Nội không chỉ cạnh tranh với các siêu thị trong nước mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều siêu thị nước ngoài. Ngoài ra, siêu thị Hà Nội còn phải cạnh tranh với các đối thủ tiềm ẩn như các cửa hàng bán lẻ quanh khu vực siêu thị được nâng cấp, trang bị những kỹ thuật công nghệ hiện đại. Điều đó làm cho môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết.

Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy và tiếp tục phát triển trong tương lai, siêu thị Hà Nội đã đề ra một chiến lược kinh doanh cho mình trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2015:

• Xây dựng một lượng lao động sống trung thành và năng động. Hiện nay, số nhân viên trong siêu thị có trình độ cao đẳng và đại học mới chỉ chiếm 52,6%, còn lại là trình độ trung cấp và không có bằng cấp gì. Điều này ảnh

hưởng tới hoạt động kinh doanh của siêu thị. Chính vì vậy, siêu thị đề ra chiến lược phát triển về nhân sự như sau:

- Đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng nhân viên, những người có trình độ từ trung cấp trở lên. Khuyến khích nhân viên có trình độ trung cấp tham gia khóa học tại chức đại học để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như những hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội…

- Có những biện pháp khuyến khích người lao động hăng say, nhiệt tình trong công việc, phát huy những ý kiến sáng tạo trong kinh doanh, đồng thời khen thưởng, kỷ luật công bằng, nghiêm minh, kịp thời, tạo nên một tập thể đoàn kết.

• Giữ gìn và phát triển những khách hàng trung thành là nhiệm vụ của các doanh nghiệp nói chung và của siêu thị Hà Nội nói riêng. Vì vậy, siêu thị luôn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới, siêu thị sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về khách hàng trên mọi lĩnh vực như thị hiếu, cách thức mua, lứa tuổi, sở thích… Đồng thời nhân viên bán hàng phải tìm hiểu, lắng nghe những phàn nàn, những ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng hàng hóa, cách thức trưng bày hàng hóa, chất lượng, giá cả, dịch vụ trước, trong, và sau bán…

• Bên cạnh việc bán lẻ hàng hóa thì siêu thị có bán buôn hàng hóa cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu, có thể giao hàng trực tiếp với số lượng lớn trên địa bàn nội thành Hà Nội.

• Cơ sở vật chất kỹ thuật của siêu thị không ngừng được cải tiến và nâng cao để phù hợp với hoạt động kinh doanh và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới siêu thị sẽ đầu tư thêm vào hệ thống quạt thông gió, máy điều hòa nhiệt độ, các tủ bảo quản hàng đông lạnh, máy vi tính…

• Về mặt hàng kinh doanh, siêu thị sẽ khai thác thêm nhiều nguồn hàng mới. Không chỉ dừng lại ở nguồn hàng trong nước mà siêu thị đã và đang triển khai khai thác hàng hóa ở các tỉnh khác và các nước láng giềng như Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan… để mở rộng trắc diện mặt bằng kinh doanh và điều cốt lõi là hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

• Về trưng bày hàng hóa, siêu thị sẽ thiết kế dòng vận động vật lý hàng hóa tối ưu nhất. Hàng hóa được phân nhóm, phân loại chi tiết hơn để đảm bảo sắp xếp sao cho cân bằng, khoa học, thu được hiệu quả cao. Nhân viên bán hàng có vai trò quan trọng trong việc kích đẩy sự tiêu thụ hàng hóa, là cầu nối giữa khách hàng và siêu thị, thu thập những thông tin phản hồi từ phía khách hàng và báo cáo lại cho trưởng bộ phận để trưởng bộ phận bán hàng báo lại cho ban lãnh đạo siêu thị từ đó có những biện pháp khắc phục.

• Về chính sách giá, siêu thị sẽ cố gắng khai thác các nguồn hàng để có thể mua hàng tận gốc, hạ thấp giá thành hàng bán, đưa hàng hóa đến gần người tiêu dùng hơn sao cho mọi người dân đều tin tưởng vào siêu thị và việc đi siêu thị mua sắm sẽ trở thành thói quen của họ. Đồng thời hạ thấp giá còn là nhằm giảm sức cạnh tranh hàng hóa các đối thủ cạnh tranh của siêu thị.

• Về xúc tiến thương mại, mục đích của siêu thị là giới thiệu với người tiêu dùng về phương thức bán hàng hiện đại – tự phục vụ - đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng và đáp ứng tốt nhất dịch vụ khách hàng. Để làm được điều đó, siêu thị sẽ đầu tư thêm ngân sách cho việc thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà, quan hệ công chúng…

• Về cách thức huy động vốn: Vốn có một vai trò rất quan trọng với mỗi công ty kinh doanh, nó giúp siêu thị thực hiện được các chính sách, kế hoạch đề ra.. Để mở rộng kinh doanh thì siêu thị có thể huy động vốn từ nhiều

nguồn khác nhau: quỹ đầu tư phát triển của siêu thị, hợp tác liên doanh với chủ hàng, huy động góp vốn kinh doanh của cán bộ công nhân viên trong siêu thị bán cổ phiếu…

• Tăng cường tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, giảm các khoản chi không cần thiết, tìm cách giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để giảm chi phí lưu thông, tăng cường khả năng cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ của siêu thị.

Một phần của tài liệu bx247 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w