Phân loại hàng dự trữ

Một phần của tài liệu bx247 (Trang 37 - 38)

Doanh nghiệp thường lưu kho rất nhiều loại hàng khác nhau. Để quản trị tốt hàng hóa trong kho thì phải tìm cách phân loại chúng. Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân hàng hóa thành 3 nhóm: Nhóm A gồm những loại hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm cao, chiếm khoảng 70 – 80% giá trị so với tổng số giá trị hàng dự trữ; nhóm B gồm những loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trung bình, chúng có giá trị 15 – 25% so với tổng giá trị hàng dự trữ; và nhóm C bao gồm những loại hàng hóa có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Đây là phương pháp căn cứ theo giá trị hàng hóa.

Tuy nhiên, siêu thị Hà Nội lại căn cứ vào đặc điểm hàng hóa lưu kho để phân loại theo các tiêu thức khác nhau như hình dáng, kích thước, tính chất,… để phân chúng thành các nhóm khác nhau. Cụ thể, ở đây phân chia hàng hóa thành hai nhóm chính là hàng thực phẩm và hàng phi thực phẩm. Hàng thực phẩm bao gồm: đồ hộp, đồ đông lạnh, bánh mứt kẹo, đồ uống, thức ăn làm sẵn, rau củ quả tươi. Hàng phi thực phẩm bao gồm: đồ điện gia dụng, hóa mỹ phẩm, đồ gốm sứ - thủy tinh, quần áo – giày dép, dụng cụ làm bếp… Trong

đó, hàng thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn hơn. Cho nên, mặt hàng này luôn được siêu thị ưu tiên hơn.

Siêu thị Hà Nội có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác về mặt hàng thực phẩm do bản thân siêu thị đã là một đơn vị của công ty thực phẩm Hà Nội nên siêu thị hưởng rất nhiều ưu đãi như giá cả, nguồn hàng. Chính vì vậy siêu thị thu hút được rất nhiều khách hàng đến mua.

Một phần của tài liệu bx247 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w