Một trong những nguyên nhân lớn nhất đến từ môi trường kinh tế Việt Nam. Đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các siêu thị cũng như giữa siêu thị với chợ truyền thống và các cửa hàng bách hoá. Đặc biệt sự xâm nhập và bành trướng của các hệ thống phân phối mạnh trong nước và quốc tế vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt nếu không tự thay đổi mình thì không thể tồn tại được. Sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng, giá nguyên nhiên liệu đầu vào khiến chi phí kinh doanh ngày càng tăng. Tuy nhiên, đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra còn phải kể đến yếu tố tự nhiên, khí hậu. Yếu tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động bảo quản hàng hóa khi nhiệt độ, độ ẩm của môi trường thay đổi, nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kho dự trữ hàng hóa thay đổi. Sự thay đổi này sẽ làm cho chất lượng của sản phẩm cũng bị
thay đổi, hàng hóa có xu hướng giảm chất lượng. Ngoài ra, yếu tố môi trường tại khu vực dự trữ còn tác động đến công tác phòng chống cháy nổ tại kho hàng. Khi nhiệt độ tăng cao mà không có biện pháp giảm nhiệt độ kịp thời, nhất là trong điều kiện khô hanh hoặc nắng nóng vào mùa hè, tình trạng cháy nổ sẽ có nguy cơ cao.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ
TẠI SIÊU THỊ HÀ NỘI 3.1. Định hướng phát triển của Siêu thị Hà Nội
3.1.1. Định hướng phát triển chung
Do chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước nên trong vài năm tới nền kinh tế nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng sẽ phát triển rất mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng. Điều này đòi hỏi hệ thống siêu thị ở Hà Nội cần phải mở rộng quy mô và hình thức hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Dự báo năm 2010, Hà Nội có khoảng hơn 100 siêu thị lớn nhỏ, và về lâu dài, hệ thống siêu thị sẽ trở nên phổ biến với người dân.
Hệ thống siêu thị ngày càng phát triển thì càng có sự cạnh tranh gay gắt giữa các siêu thị với nhau, và giữa cá siêu thị với cửa hàng bán lẻ khác… Dự báo trong 5 năm tới, Siêu thị Hà Nội không chỉ cạnh tranh với các siêu thị trong nước mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều siêu thị nước ngoài. Ngoài ra, siêu thị Hà Nội còn phải cạnh tranh với các đối thủ tiềm ẩn như các cửa hàng bán lẻ quanh khu vực siêu thị được nâng cấp, trang bị những kỹ thuật công nghệ hiện đại. Điều đó làm cho môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết.
Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy và tiếp tục phát triển trong tương lai, siêu thị Hà Nội đã đề ra một chiến lược kinh doanh cho mình trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2015:
• Xây dựng một lượng lao động sống trung thành và năng động. Hiện nay, số nhân viên trong siêu thị có trình độ cao đẳng và đại học mới chỉ chiếm 52,6%, còn lại là trình độ trung cấp và không có bằng cấp gì. Điều này ảnh
hưởng tới hoạt động kinh doanh của siêu thị. Chính vì vậy, siêu thị đề ra chiến lược phát triển về nhân sự như sau:
- Đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng nhân viên, những người có trình độ từ trung cấp trở lên. Khuyến khích nhân viên có trình độ trung cấp tham gia khóa học tại chức đại học để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như những hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội…
- Có những biện pháp khuyến khích người lao động hăng say, nhiệt tình trong công việc, phát huy những ý kiến sáng tạo trong kinh doanh, đồng thời khen thưởng, kỷ luật công bằng, nghiêm minh, kịp thời, tạo nên một tập thể đoàn kết.
• Giữ gìn và phát triển những khách hàng trung thành là nhiệm vụ của các doanh nghiệp nói chung và của siêu thị Hà Nội nói riêng. Vì vậy, siêu thị luôn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới, siêu thị sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về khách hàng trên mọi lĩnh vực như thị hiếu, cách thức mua, lứa tuổi, sở thích… Đồng thời nhân viên bán hàng phải tìm hiểu, lắng nghe những phàn nàn, những ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng hàng hóa, cách thức trưng bày hàng hóa, chất lượng, giá cả, dịch vụ trước, trong, và sau bán…
• Bên cạnh việc bán lẻ hàng hóa thì siêu thị có bán buôn hàng hóa cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu, có thể giao hàng trực tiếp với số lượng lớn trên địa bàn nội thành Hà Nội.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật của siêu thị không ngừng được cải tiến và nâng cao để phù hợp với hoạt động kinh doanh và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới siêu thị sẽ đầu tư thêm vào hệ thống quạt thông gió, máy điều hòa nhiệt độ, các tủ bảo quản hàng đông lạnh, máy vi tính…
• Về mặt hàng kinh doanh, siêu thị sẽ khai thác thêm nhiều nguồn hàng mới. Không chỉ dừng lại ở nguồn hàng trong nước mà siêu thị đã và đang triển khai khai thác hàng hóa ở các tỉnh khác và các nước láng giềng như Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan… để mở rộng trắc diện mặt bằng kinh doanh và điều cốt lõi là hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
• Về trưng bày hàng hóa, siêu thị sẽ thiết kế dòng vận động vật lý hàng hóa tối ưu nhất. Hàng hóa được phân nhóm, phân loại chi tiết hơn để đảm bảo sắp xếp sao cho cân bằng, khoa học, thu được hiệu quả cao. Nhân viên bán hàng có vai trò quan trọng trong việc kích đẩy sự tiêu thụ hàng hóa, là cầu nối giữa khách hàng và siêu thị, thu thập những thông tin phản hồi từ phía khách hàng và báo cáo lại cho trưởng bộ phận để trưởng bộ phận bán hàng báo lại cho ban lãnh đạo siêu thị từ đó có những biện pháp khắc phục.
• Về chính sách giá, siêu thị sẽ cố gắng khai thác các nguồn hàng để có thể mua hàng tận gốc, hạ thấp giá thành hàng bán, đưa hàng hóa đến gần người tiêu dùng hơn sao cho mọi người dân đều tin tưởng vào siêu thị và việc đi siêu thị mua sắm sẽ trở thành thói quen của họ. Đồng thời hạ thấp giá còn là nhằm giảm sức cạnh tranh hàng hóa các đối thủ cạnh tranh của siêu thị.
• Về xúc tiến thương mại, mục đích của siêu thị là giới thiệu với người tiêu dùng về phương thức bán hàng hiện đại – tự phục vụ - đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng và đáp ứng tốt nhất dịch vụ khách hàng. Để làm được điều đó, siêu thị sẽ đầu tư thêm ngân sách cho việc thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà, quan hệ công chúng…
• Về cách thức huy động vốn: Vốn có một vai trò rất quan trọng với mỗi công ty kinh doanh, nó giúp siêu thị thực hiện được các chính sách, kế hoạch đề ra.. Để mở rộng kinh doanh thì siêu thị có thể huy động vốn từ nhiều
nguồn khác nhau: quỹ đầu tư phát triển của siêu thị, hợp tác liên doanh với chủ hàng, huy động góp vốn kinh doanh của cán bộ công nhân viên trong siêu thị bán cổ phiếu…
• Tăng cường tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, giảm các khoản chi không cần thiết, tìm cách giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để giảm chi phí lưu thông, tăng cường khả năng cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ của siêu thị.
3.1.2. Định hướng về hoạt động dự trữ hàng hóa
Với đặc thù là kinh doanh thương mại, siêu thị Hà Nội cung cấp rất nhiều mặt hàng từ nhà cung cấp đến tận tay người tiêu dùng. Siêu thị cung cấp cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm. Chính vì vậy, việc đảm bảo làm sao hàng hóa đến tay người tiêu dùng phải luôn đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn là một vấn đề luôn được quan tâm. Hàng hóa phải được dự trữ đủ lượng để không thiếu khi cần, và không để bị ế đọng dẫn đến chất lượng kém.
Trong thời gian tới, định hướng của siêu thị đối với hoạt động dự trữ hàng hóa đó là:
- Quy hoạch lại hệ thống kho hàng, đảm bảo không có sự chồng chéo trong quá trình lưu thông hàng hóa
- Bổ sung và hoàn thiện các trang thiết bị phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ việc bảo quản và dự trữ hàng hóa
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, tạo ra môi trường làm việc khoa học, bài bản để người lao động có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
3.1.3. Các mục tiêu chủ yếu trong năm 2009
• Giữ vững thị trường hiện có, tiến tới mở rộng thị phần thông qua việc đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường mục tiêu
• Tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ thông qua hoàn thiện các giải pháp marketting-mix, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh.
• Nâng cao trình độ văn minh thương mại bằng cách mở rộng hơn nữa công nghệ bán hàng tự phục vụ
• Tăng doanh số bán từ 20% đến 30% qua từng năm và đạt mức lợi nhuận sau thuế từ 15% đến 20% tổng doanh số bán
• Tạo hình ảnh đẹp về siêu thị trong mắt người tiêu dùng
3.2. Các giải pháp chủ yếu
3.2.1. Đổi mới thiết kế kho hàng và cửa hàng
3.2.1.1. Bố trí lại kho hàng
Diện tích kho là rất quan trọng trong mô hình kinh doanh bán buôn và bán lẻ. Siêu thị Hà Nội kinh doanh cả bán buôn và bán lẻ nhưng phần diện tích kho lại quá nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của siêu thị. Vì vậy, siêu thị cần mở rộng diện tích khu vực kho. Tạo hành lang kế bên các bộ phận phòng kho, tạo sự thuận tiện cho việc tiếp nhận hàng hóa từ phía nhà cung cấp tới việc lưu thông hàng hóa từ kho lên cửa hàng và giữa các bộ phận phòng ban với nhau bằng cách tách riêng lối vào.
Cũng ở khu vực kho, sẽ có thêm một thang máy nằm ngay cạnh cầu thang bộ để việc tời hàng lên tầng hai được hiệu quả và thuận tiện hơn, đồng thời giải quyết vấn đề chồng chéo đường vận động của hàng hóa với đường ra vào của khách. Vị trí cầu thang bộ và cầu thang máy được bố trí phù hợp sao
cho con đường vận động của hàng hóa cũng như của nhân viên các phòng ban là ngắn nhất.
Hiện nay, kho hàng chưa tận dụng được khả năng chứa hàng, không có khu vực nhập hàng, mà phải thực hiện ở cửa kho. Điều này khiến cản trở các hoạt động khác tại kho hàng, luôn xảy ra tình trạng quá tải tại kho hàng, nhất là vào những ngày cao điểm, nhập nhiều mặt hàng cùng lúc. Để giải quyết tình trạng quá tải hàng hóa, nâng cao khả năng bảo quản hàng hóa trong kho, trung tâm có thể tiến hành đổi mới thiết kế kho theo hướng: Thiết lập một khu vực nhập hàng riêng, thiết kế các kệ hàng ở khu vực nhập hàng và khu dự trữ hàng, tận dụng hết diện tích kho, sắp xếp hàng hóa khoa học, gọn gàng…
3.2.1.2. Cải tạo, bố trí lại hàng hoá trên cửa hàng
Thiết kế và trưng bày hàng hóa là nhân tố hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ. Nó tạo ra sự thoải mái hay bất tiện cho các khách hàng trong quá trình chọn lựa hàng hóa. Việc thiết kế và trưng bày hàng hóa tùy thuộc vào công nghệ bán hàng mà siêu thị sử dụng. Vẻ bề ngoài cách thiết kế các gian hàng tạo các tác động đầu tiên tới khách hàng. Sự tác động đó gây ấn tượng tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có kiến trúc công trình, quy hoạch không gian công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật. Quá trình thiết kế các gian hàng phải căn cứ vào mặt hàng kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình di chuyển, lựa chọn nhiều loại hàng hóa khác nhau, việc mua hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và thoải mái nhất. Siêu thị cần chú ý tới một số giải pháp sau:
Thiết kế thêm gian hàng để giới thiệu các mặt hàng mới nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Quầy hàng này có diện tích nơi công tác khoảng 9 – 10m2, đây là nơi chứa các hàng hóa mà siêu thị mới nhập về, những mặt hàng
mới đối với người tiêu dùng. Qua khảo sát thực tế tại siêu thị, gian hàng này nên được thiết kế ở gần lối ra vào của siêu thị. Để thực hiện điều này, các gian hàng khác buộc phải thu hẹp diện tích. Gian hàng mới có thể coi là hình ảnh thu nhỏ của siêu thị, tại đây cần thiết kế sao cho ánh sáng đủ mạnh, cách trang trí lạ mắt tạo ra sự tò mò với khách hàng. Đồng thời, cửa hàng cần đào tạo một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc cũng như hiểu rõ về mặt hàng.
Các sản phẩm của từng nhóm hàng phải được sắp xếp ngăn nắp, đúng nơi quy định, không chồng chéo lên nhau.
Với các mặt hàng chủ lực đem lại doanh thu cho siêu thị cần được thiết kế sao cho khách tới xem và mua hàng thuận tiện và nhanh chóng nhất.
Kích thước của các thiết bị bày bán và chứa hàng phải phù hợp với yêu cầu kinh doanh, yêu cầu của hàng hóa và yêu cầu của khách hàng. Do vậy, các thiết bị tại siêu thị cần phải được chuẩn hóa như sau:
- Các giá đựng hàng có nhiều tầng hoặc phân ô với các kích thước tối ưu: cao 1,8m; rộng 0,6m; dài 2m
- Các giá đựng hàng cần phải thuận tiện cho việc tháo lắp, di chuyển và thay thế lẫn nhau
- Các trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh phải thường xuyên được nâng cấp, sửa chữa, cải tiến.
Cần lắp đặt, thiết kế lại hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông gió cho khoa học và an toàn
3.2.2. Bổ sung và hoàn thiện trang thiết bị
Trang thiết bị của siêu thị cần phải được hiện đại hóa một cách đồng bộ để khắc phục những hạn chế về trang thiết bị và để tạo một bộ mặt mới cho trang thiết bị siêu thị vừa văn minh hiện đại, vừa thân thiện với khách hàng và môi trường.
Thứ nhất, phải trang bị máy camera quan sát tiến trình mua hàng của khách hàng và thái độ phục vụ của nhân viên bán để phát hiện và giải quyết kịp thời, rõ ràng những sai sót hay hiểu lầm của khách hàng. Bên cạnh đó còn để kiểm soát quá trình làm việc của nhân viên và có sự động viên khích lệ, sự nhắc nhở hay điều chỉnh vị trí công tác cho phù hợp với khả năng của họ.
Thứ hai, phải trang bị cầu thang máy riêng để dẫn hàng từ kho lên phòng bán. Mục đích đầu tiên là hàng hóa không phải vận động quá nhiều tránh những biến đổi về hình dạng cũng như chất lượng sản phẩm, sau đó là để giảm nhẹ công việc vận chuyển hàng hóa rất vất vả của nhân viên kho và tiết kiệm thời gian vận động hàng hóa, cuối cùng là để tách lối đi ra vào của khách hàng với đường vận động hàng hóa lên cửa hàng siêu thị để không gây sự cản trở và không nên lưu lại những hình ảnh quá vất vả của nhân viên kho khi vận chuyển hàng hóa lên mấy chục bậc thang của cửa hàng siêu thị.
Thứ ba, phải có thiết bị làm vệ sinh bằng công nghệ như máy hút bụi, máy hút ẩm để công tác vệ sinh bảo quản hàng hóa ở kho và công tác vệ sinh