Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất rau an

Một phần của tài liệu 223160 (Trang 73)

sản xuất rau an toàn ở Văn Đức- Gia Lâm trong thời gian tới.

Thực trạng tổ chức sản xuất rau ở Văn Đức- Gia Lâm cho thấy để đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn hơn nữa cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Vì các vấn đề kinh tế- xã hội có liên quan chặt chẽ, ràng buộc với nhau, do vậy khi giải quyết một vấn đề này cũng sẽ liên quan đến một vấn đề khác. Trong khuôn khổ luận văn, em chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu một mặt nhằm khắc phục các mặt tồn tại, mặt khác nhằm tạo ra sức mạnh mới cho phát triển ngành sản xuất rau an toàn ở Văn Đức- Gia Lâm. Sau đây là một số biện pháp cần thực hiện:

3.1. Qui vùng diện tích trồng rau an toàn.

Xã Văn Đức là một xã thuần nông, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, những năm qua Văn Đức đã biết khai thác lợi thế của mình là có vùng đất canh tác là vùng đất bãi nằm bên cạnh con Sông Hồng. Do đó, xã đã phát triển trồng cây rau, màu. Đặc biệt là tổ chức sản xuất trồng rau an toàn của xã rất thuận lợi. Tuy vậy, tình hình sản xuất rau an toàn của xã những năm gần đây còn hạn chế về qui mô, sản xuất mới chỉ thực hiện trên qui mô nhỏ bé, manh mún. Có một số vùng rau an toàn vẫn còn trồng xen với đất ngô do đó mà cha phát huy hết tiến bộ khoa học kĩ thuật, qui trình sản

xuất rau an toàn tiến hành gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc sản xuất rau an toàn vẫn còn manh mún, không tập trung gây khó khăn cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau an toàn là hết sức tốn kém và không hiệu quả. Bởi vậy, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ở Văn Đức là cần thiết và cấp bách. Trớc mắt, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nớc và thay thế nhập khẩu, bảo vệ sức khoẻ con ngời tiến tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững.

Kế hoạch bố trí vùng trồng rau an toàn của xã đợc tăng dần qua các năm dựa trên sự hoàn thiện về công tác thuỷ lợi và năng lực sản xuất của nông dân; dựa vào tình hình thực tế, căn cứ vào thổ nhỡng, môi trờng, không khí,... Dự kiến đến năm 2005 diện tích trồng rau an toàn sẽ là 159,5 ha tăng gần gấp 2 lần năm 2000 (80 ha). Đất trồng rau an toàn của xã chủ yếu đợc trồng trên đất có hệ thồng tới tiêu tốt và đợc bố trí ở địa bàn thuận lợi.

Biểu 20: dự kiến qui hoạch diện tích gieo trồng rau an toàn đến năm 2005 của xã Văn Đức- Gia Lâm.

Năm

Chỉ tiêu Hiện trạng 2003 2004 2005

Diện tích gieo trồng 283,2 369 425 460

Hệ số lần trồng 2,36 2,52 2,59 2,62

Do đặc điểm của Văn Đức là hàng năm có 1 đến 2 tháng mùa lũ (tháng 7, 8) thờng ảnh hởng đến sản xuất, cho nên vào thời điểm này chỉ sản xuất rau an toàn ở những chân ruộng cao và thờng là các loại rau ăn lá.

Cơ cấu mùa vụ sản xuất đợc các hộ bố trí trồng xen gối giữa các loại rau khác nhau rất đa dạng để nhằm mục tiêu tạo ra thu nhập cao nhất.

Các điều kiện để thực hiện qui hoạch: đất đai, nguồn nớc, không khí, cơ sở hạ tầng... ở Văn Đức đợc coi là khá thuận lợi:

- Đất trồng rau an toàn: 100% là đất bãi, đất phù sa đợc bồi đắp hàng năm, đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nớc tốt tơng đối tơi xốp...

- Nớc tới cho khu vực trong đồng: cơ bản đáp ứng về số lợng, về chất l- ợng nớc tới cũng tơng đối tốt do 100% nớc tới lấy từ sông Hồng.

- Hệ thống giao thông thuận lợi có đủ điều kiện để vận chuyển giống, phân bón, sản phẩm đến nơi sản xuất và tiêu thụ.

Theo số liệu của viện nghiên cứu rau quả, tổng vốn đầu t cho 1 ha rau an toàn là 200 triệu đồng bao gồm hệ thống xây dựng thuỷ lợi, hệ thống lọc nớc, cải tạo đất... với số vốn nh vậy cần có sự hỗ trợ của nhà nớc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố, chính quyền địa phơng và sự huy động đóng góp của ngời dân, các tổ chức có thể đảm bảo tốt các yêu cầu sản xuất rau an toàn ở vùng qui hoạch.

3.2. Giải pháp kĩ thuật trong sản xuất rau an toàn của xã Văn Đức.

Để việc sản xuất rau an toàn của xã đạt hiệu quả thì trớc tiên t tởng lãnh

đạo xã phải thấy việc tổ chức sản xuất rau an toàn qui mô cả xã là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, của Hội đồng nhân dân. Từ đó Đảng bộ chỉ đạo các ngành ban trong xã vào công cuộc vận động toàn dân. Xây dựng Nghị quyết từ Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, phân công nhiệm vụ cụ thể.

Phân công lực lợng vận động và tổ chức thực hiện. Xác định rõ vai trò của khuyến nông cơ sở, công tác HTX là 2 lực lợng nòng cốt.

Uỷ ban nhân dân ban hành các qui định tại địa phơng về sản xuất rau an toàn và giao cho các ban chủ nhiệm- ban quản trị HTX là ngời tổ chức giám sát và tổ chức thực hiện nhằm tạo hành lang pháp lí.

Mở các cuộc vận động đến từng chi bộ, xóm, các ngành. Nên chọn một số hộ nông dân tiên tiến để tổ chức trình diễn tổng hợp các biện pháp sinh học và canh tác. Các hộ nông dân tham gia trình diễn phải tuân thủ các qui trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn, mặt khác sẽ đền bù thoả đáng nếu năng suất rau không đạt mức bình quân của vùng.

Cán bộ kĩ thuật phải bám sát địa bàn để một mặt cung cấp cho ngời tham gia trình diễn các thông tin khoa học cần thiết, mặt khác theo dõi đúng qui trình sản xuất đề ra.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền tập huấn cho ngời sản xuất bằng nhiều hình thức dễ hiểu, hấp dẫn ngời sản xuất nắm chắc quy trình kĩ thuật sản xuất và qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, thờng xuyên phổ biến những kiến thức về tiến bộ khoa học kĩ thuật mới cho ngời sản xuất.

Thông tin các tác hại của việc sản xuất rau không an toàn cho nông dân hiểu rõ, khi sản xuất rau không an toàn thì tác hại trớc nhất là ngời sản xuất phải gánh chịu vì bị tiếp xúc nhiều nhất với thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất, phân bón mà nhất là phân bón tơi.

Hớng dẫn kĩ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân. Thông qua các buổi tập huấn chuyên đề của ban khuyến nông và HTX, các lớp quản lí dịch hại tổng hợp.

Thờng xuyên thông báo qui định của uỷ ban nhân dân về việc cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cấm sử dụng thuốc ngoài danh mục cho rau và các qui định về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Ngoài ra, xã Văn Đức cần tăng cờng tuyên truyền trên các phơng tiện thông tin đại chúng nh: đài phát thanh và truyền hình Việt Nam, đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, tạp chí NN & PTNT, báo Hà Nội mới,...về các lợi ích của việc sử dụng rau an toàn, các địa điểm sản xuất và bán rau an toàn của xã nhằm tăng độ tin cậy của ngời tiêu dùng.

Tiếp tục mở các lớp tập huấn, hớng dẫn các hộ gia đình sản xuất rau an toàn trên toàn xã về qui trình sản xuất rau an toàn. Trớc mắt cần tập trung vào các hộ sản xuất tại khu d án 30 ha.

Để có đợc sản phẩm rau an toàn thì ngoài điều kiện môi trờng sản xuất rau không bị ô nhiễm cần phải thực hiện sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kĩ thuật sản xuất rau, có thực hiện nh vậy thì việc tổ chức sản xuất rau an toàn mới đạt kết quả cao và đảm bảo sản phẩm là rau an toàn.

3.2.1. Giống: hạt giống là loại vật t kĩ thuật đặc biệt quan trọng trong sản xuất rauvì có đủ hạt giống, hạt giống có chất lợng tốt thì mới chủ động đợc thời vụ, mới thực hiện đợc kế hoạch sản xuất, cho năng suất cao và chất lợng sản phẩm tốt.

* Tổ chức tốt dịch vụ về giống:

- Giống rau nhập nội rất đắt. Ví dụ: giống đậu Hà Lan, nông dân phải mua 150 nghìn đồng/kg mà muốn gieo 1 sào bắc bộ cần 1- 1,5 kg giống. Do đó chi phí quá đắt so với thu nhập của hộ nông dân. Nhà nớc phải có biện pháp hỗ trợ giá giống rau nhập khẩu cho nông dân.

- Thông qua mạng lới cung cấp giống của công ty giống đến hợp tác xã dịch vụ ở xã, mặt khác để đảm bảo chủ động và có giống tốt cho sản xuất ở tầm vĩ mô nhà nớc cần đầu t nghiên cứu, chọn, tạo giống và sản xuất trong n- ớc:

+ Đối với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Trung tâm kĩ thuật rau quả Hà Nội: tiếp tục tổ chức sản xuất các giống rau gốc: cà chua, cải củ,... và khảo nghiệm thêm một số rau mới. Tất cả các giống đều phải có quy trình cụ thể cho từng loại cây.

+ Đối với các cơ quan trung ơng:

 Viện nghiên cứu rau quả, công ty giống cây trồng trung ơng: tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm các giống rau mới, rau chất lợng đặc biệt là rau vụ hè khi đa vào sản xuất phải có qui trình cụ thể cho từng loại cây.

 Các công ty: Trang Nông, Bông Sen,... bán các loại giống rau phải qua khảo nghiệm, đợc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép sử dụng.

- Biện pháp giống ở tầm vi mô cần tập trung vào vấn đề tổ chức chuyên môn khâu giống. Hợp tác xã Văn Đức cần tổ chức cho một số hộ gia đình có khả năng và có kinh nghiệm làm cây giống để chuyên gieo và cung cấp giống cho các gia đình trong địa bàn xã hoặc các vùng lân cận. Tổ chức khâu giống tại hợp tác xã giúp hộ chủ động hơn về giống, tạo điều kiện cho sản xuất đi vào chuyên môn hoá và chuyển sang sản xuất hàng hoá qui mô lớn một cách ổn định vững chắc. Việc cung cấp giống tại chỗ còn có lợi về mặt kĩ thuật, đó là cây giống sẽ khoẻ và có tỉ lệ sống cao hơn nên tiết kiệm đợc giống, tiết kiệm đợc chi phí sản xuất và đảm bảo nguồn giống tốt hơn so với mua ngoài thị tr- ờng tự do.

* Giải quyết cơ cấu giống: sản lợng và cơ cấu giống rau không đồng đều ở các vụ, trồng rau của xã Văn Đức. Đặc biệt là vụ hè chủng loại còn ít do vậy cần phải sử dụng các giống mới có thể trồng đợc nhiều vụ, áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác để trồng rau trái vụ. Cụ thể:

- Sử dụng các giống rau cao cấp chất lợng: suplơ, ớt ngọt, đậu quả, cà chua,... giống phục vụ chế biến: da chuột bao tử, ngô bao tử, cà các loại..., giống theo mùa vụ: su hào, cải bắp,... đặc biệt là rau vụ hè bố trí cơ cấu rau:

cải các loại ( cải ngọt, cải xanh, cải bó xôi,...), cà chua chịu nhiệt, đậu quả các loại...

- Các giống trên phải có độ thuần cao, tỉ lệ nảy mầm đảm bảo, cần đợc bố trí cơ cấu hợp lí rải vụ để sản xuất rau an toàn của xã nhằm có đủ các sản phẩm rau quanh năm cung cấp cho thị trờng.

- Biện pháp kĩ thuật trồng rau cao cấp, rau vụ hè: xã Văn Đức cần cố gắng đầu t để có nhà lới, dàn che, để gieo ơm cây giống và che ma, nắng áp dụng qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng phân hoai mục.

Tóm lại: giải quyết khâu giống là nhằm nâng cao năng suất và chất lợng rau chuyển dịch cơ cấu rau theo hớng cao cấp hoá sản phẩm nông nghiệp. Để thực hiện vấn đề này vừa phải kết hợp cả việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất và nhập nội giống vừa phải tổ chức chuyên môn hoá khâu giống ở các hộ gia đình.

3.2.2. Biện pháp kĩ thuật canh tác.

Nông dân xã Văn Đức cần nghiêm túc thực hiện qui trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn do Sở Khoa học công nghệ môi trờng ban hành, qui trình phòng trừ dịch hại IPM, đặc biệt lu ý ở các khâu sau:

* Đất trồng rau an toàn: rau an toàn đợc trồng trên các vùng đất đã đợc xã qui hoạch. Đất cao, thoát nớc phù hợp với sự sinh trởng và phát triển của rau. Đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày từ 30-40 cm. Vùng trồng rau phải xa đờng quốc lộ, xa khu công nghiệp, bệnh viện. Đất có thể chứa một lợng kim loại nặng nhng không đợc tồn d hoá chất độc hại.

Nh vậy, so với qui trình sản xuất rau an toàn thì đất hiện tại của xã Văn Đức- Gia Lâm là tơng đối tốt nhng vẫn có ảnh hởng xấu đến sản xuất rau an toàn do ảnh hởng của 2 tháng ngập lụt. Bởi vậy để mở rộng sản xuất rau an toàn thì phải cải tạo đất cho phù hợp với qui trình sản xuất là một vấn đề cần giải quyết sớm. Cải tạo đất ở xã Văn Đức theo các hớng sau:

- Phải có một hệ thống thuỷ lợi tốt để tới tiêu một cách hợp lí.

- Phải chú trọng công tác phủ đất bằng cách gieo trồng liên tục các loại cây đặc biệt là cây họ đậu để cải tạo đất.

- Chú trọng thực hiện các chế độ luân canh cây trồng một cách khoa học.

- Tăng cờng bón vôi đặc biệt là sau khi ngập lụt xong

* Bố trí cơ cấu thích hợp, đảm bảo chế độ luân canh: muốn có rau thu hoạch quanh năm cần có cơ cấu cây trồng thích hợp có nhiều rau trong lúc giáp vụ, còn chính vụ phải có nhiều rau ngon. Bố trí luân canh giữa các cây rau khác họ, cây có cùng một loại sâu bệnh,... do vậy, cần trồng rải vụ quanh năm; sử dụng giống, cây rau giống có chất lợng.

* Phân bón: xã Văn Đức trong những năm qua đã thực hiện không bón phân chuồng tơi cho rau, 100% sử dụng phân đã hoai mục và tro bếp để bón lót. Nhng bên cạnh đó, ngời sản xuất rau cũng sử dụng với khối lợng lớn phân vô cơ N, P, K và bón không cân đối dẫn đến tình trạng rau đợc sản xuất ra với năng suất cha cao và chất lợng còn cha đảm bảo. Do đó, trong những năm tới, mặc dù biết rau là loại cây ngắn ngày nhng lại cho khối lợng sản phẩm rất lớn, năng suất cao do vậy cây rau cần đợc bón nhiều phân kể cả phân hữu cơ lẫn vô cơ. Ban chỉ đạo sản xuất rau an toàn của xã đã hớng dẫn cho bà con nông dân sử dụng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh,... để bón lót. Những loại phân đã đợc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận cho phép sử dụng nh: phân của xí nghiệp chế biến rác thải Cầu Diễn, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân Thiên Nông,... đồng thời cần bón cân đối các loại phân vô cơ N, P, K tuỳ theo từng loại cây thì mới đảm bảo đợc năng suất và chất lợng sản phẩm rau không vợt qua mức d lợng cho phép ( đặc biệt là hàm lợng nitrat).

* Nớc tới:

- Vai trò của nớc đối với rau: khác với cây trồng khác, yêu cầu về nớc đối với rau là đặc biệt quan trọng. Cây rau muốn tạo ra một sản phẩm chất khô cần phải có 300-400 phần nớc. Do đó, thiếu nớc rau chóng già cỗi, nhiều sơ, có thể bị đắng. Nhiều nớc làm giảm nồng độ đờng và các chất tan trong rau. Ngoài ra còn làm cho cây rau yếu, giảm sức chống chịu sâu bệnh và khả năng

Một phần của tài liệu 223160 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w