Các giải pháp trên chỉ phòng ngừa phần nào rủi ro trong hoạt động tại chi nhánh. Dẫu vậy, Chi nhánh cũng không thể tránh khỏi các tổn thất có xảy ra. Muốn phòng ngừa tốt rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt nam nói chung và Hệ thống NHĐT&PTVN cũng như Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Hà Tây nói riêng phải tiếp tục cải cách các hoạt động của mình để tiến dần theo thông lệ quốc tế. Muốn vậy Ngân hàng phải xây dựng các hệ thống sau đây:
a) Hệ thống xếp hạng tín dụng:
Trong đó phải xác định được những đối tượng nào sẽ phải được xếp hạng. Xếp hạng khoản vay, xếp hạng đánh giá khoản vay xấu, xếp hạng sản phẩm, xếp hạng tiêu chuẩn và thực trạng cán bộ tín dụng, lãnh đạo liên quan đến phê duyệt tín dụng , xếp hạng đối tác, và xếp hạng mức độ rủi ro Quốc gia. NHĐT&PT Việt Nam đã xây dựng được hệ thống xếp hạng khách hàng. Đây là căn cứ để xác định xác suất vỡ nợ cho từng khoản vay hay sản phẩm. Ngân hàng phải từng bước xây dựng và áp dụng các hệ thống xếp loại này để hạn chế hiệu quả hơn rủi ro tín dụng.
b) Hệ thống quản lý tài sản đảm bảo:
Đây là hệ thống nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát toàn bộtài sản đảm bảo, theo đó phải đảm bảo rằng sẽ không xẩy ra rủi ro pháp lý đối với hồ sơ. Hệ thống cũng sẽ đảm bảo khả năng linh hoạt trong việc đánh giá giá trị hiện thời. Hệ thống này sẽ là căn cứ để xác định mất vốn do vỡ nợ đồng thời cũng sẽ cho phép áp dụng các nghiệp vụ bù trừ giá trị tài sản đảm bảo hay nghiệp vụ chiết khấu giá trị tài sản đảm bảo.
Để xây dựng được hệ thống này cần phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản, đó là về khoa học tính toán và vấn đề kiểm soát việc thực hiện. Hệ thống giới hạn cũng phải kiểm soát được cả các chỉ tiêu giới hạn thuộc qui định của SBC.
Hệ thống giới hạn có thể được gán theo hạng sản phẩm, theo mực độ hay loại tài sản bảo đảm, theo khách hàng, theo người phê duyệt tín dụng, theo cấp độ Chi nhánh, theo ngành kinh tế hay một vùng kinh tế. NHĐT&PT tỉnh hà Tây bước đầu cũng đã xây dựng được một phần hệ thống giới hạn tín dụng khi đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể.
d) Hệ thống báo cáo rủi ro:
Hệ thống báo cáo rủi ro phải được thiết lập, theo đó cho phép phân tích rủi ro theo nhiều chiều khác nhau. Thêm vào đó, hệ thống cấu trúc báo cáo cũng phải có đủ độ linh hoạt để cho phép có thể sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích khác nhau và theo các yêu cầu của người sử dụng.
Trong phạm vi luận văn này, em không đi sâu nghiên cứu các biện pháp có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa tổn thất từ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên chi nhánh cũng cần sớm nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa tổn thất từ rủi ro tín dụng. Vì chỉ có như thế chi nhánh mới có thể kinh doanh ổn định và phát triển trong môi trường kinh tế đầy sôi động như hiện nay.
Tóm lại: Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên cần có sự phối hợp của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư việt nam, Ngân hàng Đầu tư Hà tây và tinh thần hợp tác tuân thủ pháp luật của khách hàng.