Thực tế phòng ngừa rủi ro tín dụng ở Chi nhánh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro, trong hoạt động tín dụng ,tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển, tỉnh Hà Tây (Trang 56 - 59)

NHĐT&PT Chi nhánh tỉnh Hà Tây đã áp dụng một cách rất thành công hướng dẫn của NHĐT&PTVN về quy trình phân loại các nhóm khách hàng để phòng ngừa, khắc phục và xử lý rủi ro. Dưới đây là bảng phân loại khách hàng do NHĐT&PTVN phát hành:

Bảng 19: Bảng phân loại các nhóm khách hàng có dấu hiệu rủi ro.

Yếu tố

Định tính Định lượng

Nhóm I: Chất lượng cao

- Khách hàng có tiềm lực mạnh, triển vọng phát triển, thiện chí trả nợ tốt. Khách hàng và ngân hàng có mối quan hệ tín dụng tốt và vững chắc.

- Luồng tiền mặt > các khoản công nợ

- Có đủ tài sản đảm bảo cần thiết cho khoản vay

Khách hàng được xếp nhóm A*,A Nhóm II: Chất lượng tốt - Khách hàng có thể bị hạn chế về các nguồn tài trợ nhưng nhìn chung được coi là những đối tượng hấp dẫn đối với ngân hàng.

- Thực hiện tốt các nghĩa vụ trả nợ, trả lãi đúng hạn. - Có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Khách hàng được xếp nhóm A*,A,B Nhóm III: Chất lượng đạt yêu cầu

- Chưa đáp ứng đủ yêu cầu về TSĐB, tuy nhiên tất cả các tài sản đảm bảo của khách hàng này có thể chuyển đổi được để thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính qua thanh lý.

- Dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính đủ để đáp ứng nhu cầu hoàn trả các nghĩa vụ tài

Khách hàng được xếp nhóm A,B

chính đã xác định rõ, mặc dù có dấu hiệu cho thấy phải chông trờ vào nguồn thu nhập khác trong trường hợp khẩn cấp.

- Dư nợ lớn hơn so với giá trị thuần của nguồn vay vốn. Nhóm IV:

Cần theo dõi

- Xuất hiện một số khoản tín dụng quá hạn trả nợ gốc hoặc lãi từ 10-30 ngày.

- Có dấu hiệu gặp khó khăn trong ngành sản xuất kinh doanh mà khách hàng đang tham gia. Có dấu hiệu tài chính không tốt, như: thất thoát trong kinh doanh

- Khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng phụ thuộc vào khả năng thanh khoản của TSĐB - Thiếu các thông tin tài chính

- Khoản vay phải gia hạn do khách hàng tạm thời chưa trả được nợ

- TSĐB chư đủ cho khoản vay.

Khách hàng được xếp nhóm C,D Nhóm V : Kém chất lượng

- Nhóm khách hàng này có các khoản vay quá hạn trả gốc và lãi từ 1-3 tháng

- Mặc dù chưa thể dự đoán chính xác các thất thoát từ những khoản tín dụng này nhưng những yếu kém phát sinh khó có thể khắc phục như các xu hướng tài chính ngày càng có dấu hiệu xấu đi.

- TSĐB không đủ cho khoản vay.

Khách hàng được xếp nhóm C,D,E Nhóm VI: Khó đòi

- Khách hàng quá hạn trả nợ gốc và lãi quá 3 tháng. - Khoản tín dụng có thể bị thất thoát lãi thậm chí có thể mất một phần nợ gốc nhưng vẫn có thể hy vọng thu hồi nợ thông qua xử lí TSĐB

- TSĐB không đủ cho khoản vay

Khách hàng được xếp nhóm D,E NhómVII: Mất vốn

- Khách hàng hoàn toàn không có khả năng trả được nợ - Việc thu hồi chỉ có thể thực hiện thông qua giải pháp duy nhất là xử lý TSĐB bằng các vụ kiện pháp lý ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách hàng được xếp nhóm

toà, song khả năng thu hồi là rất ít E,F (Nguồn: Sổ tay tín dụng - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam)

Dựa vào bảng phân loại này, Chi nhánh sẽ có những chính sách cho vay hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng. Đây là một trong những cách hiệu quả mà chi nhánh đã áp dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Khi hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ phát sinh rủi ro bất cứ một nguyên nhân nào, để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trước hết ngân hàng phải thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát bắt buộc. Về nguyên tắc tất cả các khoản vay có dấu hiệu rủi ro sau khi rà soát bị xếp xuống hạng đều phải được đặt trong tình trạng theo dõi đặc biệt.

Trong tất cả các trường hợp nếu khoản vay bị xuống hạng Chi nhánh phải xem xét và lựa chọn các biện pháp phòng ngừa:

Quản lý giám sát khoản vay:

+ Thực hiện ngay việc thu thập và giám sát các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng cũng như các thông tin về tình hình tài chính và các thông tin có thể có liên quan khác của khách hàng để có thể giám sát khoản vay một cách chặt chẽ để xem tình hình người vay có dấu hiệu tiến triển tốt hơn không.

+ Nếu thấy xu thế bất lợi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, ngân hàng phải khẩn cấp xác định rõ tính nghiêm trọng của nó, xem xét đánh giá nguyên nhân của sự bất ổn này là tạm thời, do tài chính yếu kém, thị trường hay do yếu kém trong quản lý...

Rà soát và xem xét lại tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng

Trong trường hợp khoản vay bị đánh giá xuống hạng, Ngân hàng phải rà soát và đánh giá lại ngay tài sản đảm bảo của khách hàng. Việc đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng phải đảm bảo thực tế và thận trọng. Ngân

hàng cần xem xét đánh giá liệu tài sản đảm bảo này có bán được trong điều kiện kinh doanh bình thường thì như thế nào và bán trong điều kiện kinh doanh không bình thường thì như thế nào?

Hoàn thiện hồ sơ pháp lý

Ngân hàng cần rà soát lại ngay hồ sơ pháp lý khoản vay, trong trường hợp hồ sơ pháp lý chưa chặt chẽ hoặc cần phải bổ xung, ngân hàng cần phải bổ xung đầy đủ một cách tối đa.

Khi phát sinh các khoản rủi ro tín dụng, Chi nhánh đã có những biện pháp khắc phục: khoản nợ bị xuống hàng 4- 5.

- Yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay

- Xác định phương án, cơ cấu nợ, chỉ cơ cấu lại nợ khi: + Có khả năng trả nợ từ dòng tiền mặt thông thường

+ Có khả năng trả nợ từ việc bán tài sản hoặc có khả năng trả nợ từ nguồn thu trong tương lai

- Thu hồi nợ

+ Tận thu hồi vốn, nhưng vẫn giữ thời gian thu hồi vốn ở mức tối thiểu + Giảm chi phí phát sinh trong thu hồi nợ

+ Giảm sự phản ứng của khách hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro, trong hoạt động tín dụng ,tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển, tỉnh Hà Tây (Trang 56 - 59)