Một số đặc điểm kinh tế của Hà Tây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro, trong hoạt động tín dụng ,tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển, tỉnh Hà Tây (Trang 30 - 31)

Hà Tây là một tỉnh đồng bằng Sông Hồng - Miền bắc Việt Nam, phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ; là một tỉnh có tọa độ địa lý: 20,310 - 21,170 vĩ độ bắc, 105,170 - 1060 kinh đông, có diện tích đất tự nhiên là 2193 km2 . Hà Tây còn là vùng đất nối liền giữa vùng Tây Bắc và vùng Trung du Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng: Miền núi, trung du và đồng bằng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, Công nghiệp, Du lịch và dịch vụ. Thực tế tỉnh Hà Tây bao bọc thành phố Hà Nội từ phía Tây xuống phía Nam được coi là "tấm áo giáp" bao quanh Hà nội. Hiện nay, nền kinh tế Hà Tây vẫn chưa bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế của nhiều vùng, đặc biệt trong điều kiện Hà Tây là một tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, vận tải, nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, Chính phủ xác định Hà Tây là địa bàn mở rộng của thủ đô Hà Nội, qua xây dựng các thành phố vệ tinh là mạng lưới gia công của các xí nghiệp công nghiệp Hà Nội trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hà Nội. Mặt khác lại nằm liền kề với vùng tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), do vậy có mạng lưới giao thông, viễn thông, cung cấp nước, năng lượng phát triển so với các tỉnh khác.

Ngoài ra, Hà tây có những doanh nghiệp, tổ hợp tác sản xuất theo loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hà tây là đất trăm nghề, đã từ lâu làng nghề, ngành nghề, truyền thống ở Hà tây rất đa dạng, phong phú mang đặc thù rất

riêng của từng vùng văn hóa xứ Đông, xứ Đoài.... Tính đến nay toàn tỉnh hiện đang có 1116 làng nghề, chiếm 76.4% tổng số làng, trong đó có 200 làng đạt tiêu chí làng nghề của tỉnh. Hà Tây cũng là một thị trường tiêu dùng lớn của nhiều loại sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mĩ nghệ…

Hơn nữa con người Hà Tây có truyền thống cần cù chịu khó trong sản xuất, năng động sáng tạo trong kinh tế và khoa học kỹ thuật nên Hà Tây nhất định có bước chuyển mình đáng kể.

Với ba cửa ngõ vào thủ đô ( trong 7 cửa ngõ) qua các quốc lộ 1, quốc lộ 6 và quốc lộ 32, Hà Tây có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Do có nhiều thuận lợi kể trên, trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đã chuyển biến rất tích cực với mức tăng trưởng GDP hàng năm ở mức 8%; cơ cấu kinh tế xã hội của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giáo dục, y tế và công tác xã hội đã có những tiến bộ xã hội đáng kể; điều kiện sống và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt. Do đó Hà Tây là một thị trường rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến làm ăn.

Hiện nay, Hà tây đang có những cơ chế, chính sách, tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư… nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước khi tiến hành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Để đạt được những mục đích kinh tế mà Hà Tây đã đề ra, để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế thì cần có rất nhiều nguồn vốn, dự án đầu tư và có hiệu quả. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng, nhưng cũng đồng thời là nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng Việt Nam tại Hà Tây cũng như hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro, trong hoạt động tín dụng ,tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển, tỉnh Hà Tây (Trang 30 - 31)