công nhân viên trong Công ty
Cơ sở lý luận:
Con người là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Con người là tác nhân chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới, đồng thời cũng đảm nhận vai trò chọn lựa và ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thực thi các chỉ tiêu nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty, trong đó có hoạt động cung ứng nguyên vật liệu.
Thực tế ngày nay cho thấy, vốn và công nghệ có thể thay đổi, huy động được, nhưng để xây dựng được một đội ngũ nhân sự nhiệt tình, tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp thì phức tạp và khó khăn hơn nhiều.
Việc tính toán và lựa chọn nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh luôn là điều kiện không thể thiếu để tổ chức một bộ máy lao động khoa học và có hiệu quả, vừa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp là tăng năng suất lao động vừa
tăng thu nhập cho người lao động. Chính vì vậy trong quá trình lao động, Công ty cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho lao động, đồng thời tuyển chọn những người có năng lực. Một hệ thống nhân sự khoa học và hiệu quả sẽ mang lại những kết quả bất ngờ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ sở thực tiến:
Trong những năm qua, công ty không ngừng quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao trình đọ cho tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty nhưng với nguồn kinh phí còn eo hẹp, quy mô đào tạo chưa được mở rộng, nên chất lượng vẫn chưa được nâng cao. Hình thức đào tạo chủ yếu của công ty là mở các lớp kỹ thuật nhỏ (tử 5-10 người) do người có kinh nghiệm truyền đạt cho người mới vào nghề, ngoài ra vẫn chủ yếu là kèm cặp trong quá trình làm việc. Các hình thức mới như cử cán bộ đi đào tạo những khóa chuyên sâu chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Công ty cần có những hình thức đào tạo mới, tạo hứng thú cho nhân viên có tinh thần làm việc, đồng thời cũng nên có các biện pháp quản trị nhằm tạo ra các động lực vật chất, tinh thần cho người lao động gắn với lợi ích của người lao động.
Công ty nên xây dựng các quy định, quy chế rõ ràng và cụ thể về việc sử dụng nguyên vật liệu cũng như quá trình làm việc trong công ty, từ đó đề ra các biện pháp kỷ luật phù hợp với việc làm trái quy định. Bên cạnh đó cần tạo ra môi trường làm việc, các chế độ đãi ngộ và những hình thưc tạo động lực hợp lý cho công nhân.
Nội dung thực hiện:
Trước tiên, công ty cần xác định việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động trong công ty cũng là một chiến lược kinh doanh, và công ty cần phải làm tốt ngay từ khâu đầu vào, tuyển chọn cán bộ có đủ trình độ, năng lực, phù hợp với công việc được giao.
Việc tuyển dụng, đào tạo, nâng cao trình độ của người lao động cần được xây dựng thành những kế hoạch cụ thể theo hình thức là đào tạo tại chỗ và đào tạo chuyên sâu. Đi đôi với việc đào tạo đó cần có sự kiểm soát chặt chẽ làm cơ sở cho
những xét duyệt sau này, ví dụ như nâng bậc, thăng chức…và quan trọng là để đánh giá hiệu quả đào tạo.
Việc đào tạo tại chỗ được tiến hành bằng cách những nhân viên lâu năm, có kinh nghiệm hoặc những cán bộ cấp trên có trình độ cao về lĩnh vực đó sẽ cố vấn về chuyên môn cho cán bộ cấp dưới, nhờ việc cố vấn này mà công việc sẽ đạt hiệu quả cao hơn và được giải quyết một cách nhanh chóng, tránh tình trạng gặp rắc rối mà không thể giải quyết, vừa tốn thời gian lại vừa ảnh hưởng tới tài chính công ty.
Ngoài ra, hàng năm nên tổ chức đều đặn những cuộc thi tay nghề giỏi giữa các phân xưởng và trao thưởng cho những ai có thành tích xuất sắc để thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong nhân viên và nâng cao năng suất lao động.
Công ty cũng có sự khuyến khích tinh thần của nhân viên thông qua khen ngợi, tuyên dương trên bảng tin, trước các cuộc họp…đi kèm đó là những phần thưởng vật chất nho nhỏ để tăng sự nhiệt tình, tự nguyện tham gia vào các hoạt động, các khóa đào tạo của công ty.
Ngoài việc khuyến khích nhân viên bằng các hình thức đó, công ty cần phải đề ra những nội quy, quy định trong từng lĩnh vực cụ thể buộc mọi thành viên trong công ty tuân thủ và chấp hành. Tùy theo mức độ vi phạm mà nhân viên chịu mức kỷ luật từ nhắc nhở cảnh cáo cho đến đuổi việc. Công ty cũng nên gắn lợi ích mà người lao động đạt được với kết quả lao động mà họ tạo ra. Điều này khuyến khích họ, muốn có nhiều lợi ích thì không có cách nào ngoài cách phải tự vận động, ý thức được mình làm những gì. Chẳng hạn trong lĩnh việc quản trị nguyên vật liệu, muốn được thưởng thì nhân viên phải ý thức được việc mình sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm mà vẫn hiệu quả.
Cần đào tạo thường xuyên hơn nữa cho lực lượng cán bộ phòng vật tư để nắm bắt kịp thời những mô hình, những biện pháp trong quản trị và cung ứng nguyên vật liệu sao cho phù hợp với khả năng của công ty và theo kịp xu hướng hiện đại ngày nay.
Điều kiện thực hiện:
Công ty cần có sự nhất trí của các cấp trong nội bộ, cũng quyết tâm phấn đấu đạt được những mục đích đã đề ra.
Công ty cần trích một khoản chi phí nhất định cho công tác này, đồng thời có những kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn của công ty.
Khi đề ra những biện pháp về mặt kinh tế, hành chính, giáo dục cần có sự đan xen hài hòa, phù hợp với thực tế của công ty.
Hiệu quả thực hiện:
Qua quá trình đào tạo và bồi dưỡng, trình độ của nhân viên đã tăng lên đáng kể, đồng thời ý thức của nhân viên trong quá trình làm việc cũng cải thiện nhiều.
Nhờ vào các biện pháp khuyến khích và động viên tinh thần đúng lúc, tinh thần trách nhiệm của mọi người cũng được nâng cao, những ý kiến sáng tạo ngày càng được áp dụng nhiều hơn trong quá trình sản xuất, mọi người có ý thức gắn bó với công ty lâu dài hơn. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một công ty.
2. Một số kiến nghị với Nhà nước
Trong thời đại cạnh tranh gay gắt như ngày nay, để có thể tạo được thế bình đẳng trong cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo được thế chủ động của mình, đồng thời về phía Nhà nước cũng cần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào quá trình vận động kinh tế của đất nước. Một vấn đề quan trọng và không thể thiếu được đó là các yếu tố pháp luật và quản lý của Nhà nước về kinh tế.
Vì vậy, để có thể thực hiện được những mục tiêu đề ra trong thời gian tới thì ngoài nỗ lực của công ty, công ty cũng cần hỗ trợ từ phía Nhà nước ở một số lĩnh vực sau:
3.1. Về thể chế, chính sách:
Dệt may là một trong ba ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích phát triển ngành dệt may: ưu
tiên các dự án đầu tư vào ngành dệt may, sử dụng các cộng cụ thuế hợp lý hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập máy móc để đảm bảo tính cạnh tranh về giá cho các sản phẩm trong nước, trang thiết bị, tập trung đầu tư hơn nữa cho ngành dệt may và sản xuất nguyên vật liệu may mặc…
Nhà nước cũng cần có một hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ. Các bộ luật phải thông thoáng, việc làm các thủ tục nhập khẩu phải nhanh gọn, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Điều này sẽ tạo cho các doanh nghiệp trong nước làm ăn được với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhà nước cũng cần nghiên cứu để tạo ra “sân chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài , tạo điều kiện phát triển cho ngành dệt may.
Là một thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, để tạo cơ hội cho sự phát triển công bằng, Việt Nam cũng cần tham gia các vòng đàm phán liên quan tới dệt may nước nhà, đặc biệt cần chú trọng tới đầu tư cho ngành dệt và phụ liệu ngành may mặc.
3.2. Về đầu tư:
Từ khi gia nhập vào hiệp hội may mặc quốc tế, Việt Nam tuy có sự gia tăng đáng kể về giá trị gia tăng, nhưng chủ yếu vẫn chỉ là gia công và chế biến sản phẩm cho các quốc gia phát triển chứ chưa tự lực sản xuất từ khâu đầu tới cuối. nguyên nhân sâu sa là Việt Nam chưa chủ động trong việc tự cung nguồn nguyên vật liệu, chiếm đến 70% là phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài.
Để phát triển và đưa ngành dệt may sang một trang mới, Nhà nước cần có những biện pháp phát triển nguyền nguyên phụ liệu tại chỗ cho ngành như đầu tư và phát triển cây bông, các nhà máy xơ nhân tạo nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho dệt may, cần sớm quy hoạch lại tổng thể vùng bông, đưa bông vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp, khuyến khích người dân làm giàu với cây bông.
Trên thực tế, từ năm 2005 Nhà nước đã phê duyệt dự án xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu da giầy - dệt may Liên Anh ( Bình Dương) với vốn điều lệ ban đầu
là 50 tỷ VNĐ. Đây là một trong những doanh nghiệp tư nhân có những bước bứt phá lớn trong quá trình tìm ra nguồn nguyên liệu đầu vào, với mục đích chính là nâng cao vị thế cạnh tranh cho hai ngành may mặc và da giầy Việt Nam. Tuy nhiên sau khi đi vào hoạt động đầu năm 2009, trung tâm đã không phát huy được thế mạnh của mình, trong giai đoạn đó Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ kịp thời để giúp đỡ trung tâm vượt qua khó khăn. Hiện nay đã có kế hoạch huy động và hỗ trợ các đơn vị thành viên như Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX) mua 20% cổ phần của Trung tâm nguyên vật liệu da giầy - may mặc Liên Anh, bước đầu phối hợp hỗ trợ bước qua giai đoạn khủng hoảng này. Bên cạnh đó Nhà nước cũng có những hỗ trợ ưu đãi về vốn để các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.
Ngoài ra giao thông vận tải cũng chiếm một vị trí không nhỏ trong quá trình kinh doanh của một quốc gia. Nhưng hiện nay hệ thống giao thông của nước ta còn nhiều hạn chế như hệ thống đường giao thông xuống cấp, các trạm kiểm soát chưa được kiểm soát chặt chẽ, gây ra tình trạng nhũng nhiễu… Vì vậy, một vấn đề cấp thiết hiện nay là Nhà nước cần đầu tư một hệ thống giao thông vận tải hoàn chỉnh, thuận tiện cho quá trình lưu chuyển hàng hóa., đồng thời cũng cần đề ra các biện pháp để giảm thiểu các tình trạng bất cập nêu trên.
3.3. Về vấn đề nâng cao nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực tốt là một sự đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của ngành, chính vì vậy việc phát triển đội ngũ nhân viên với chuyên môn cao, tay nghề giỏi đang là nhu cầu cấp thiết của ngành dệt may nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Hiện nay, nhu cầu lao động trong ngành dệt may rất lớn nhưng lao động chủ yếu là những người có trình độ thấp, công nhân chiếm đa số là những người mới chỉ tốt nghiệp cấp 2, 3. Vì vậy, Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ việc đào tạo phù hợp cho lực lượng lao động ở các vùng nông thôn như đào tạo miễn phí hay đào tạo tập trung nâng cao trình đọ văn hóa và tay nghề…
Một thực tế đáng buồn là hiện nay ở Việt Nam số lượng trường đào tạo về thời trang, công nghệ may, các hoạt động nghiên cứu và triển khai trong ngành dệt
may còn rất hạn chế. Điều này yêu cầu Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo, phát triển đội ngũ các nhà tạo mẫu, các chuyên gia trong ngành có trình độ chuyên môn cao nhằm tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo và phù hợp với xu hướng thị trường ngày ngày biến đổi.
KẾT LUẬN
Có một điều cần khẳng định rằng, công tác quản trị nguyên vật liệu có vai trò cốt yếu đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua công tác quản trị nguyên vật liệu giúp cho công ty an toàn hơn trong việc quản lý sự mất mát, hao hụt, lãng phí nguyên vật liệu, tăng tốc độ chu chuyển vốn, qua đó tăng cường tích lũy vốn.
Nghệ thuật quản lý như một công cụ sắc bén giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường gặp nhiều biến động như ngày nay.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân, em đã nắm bắt được những điểm cơ bản trong quá trình quản trị nguyên vật liệu, từ đó rút ra được những ưu điểm cần phát huy, đồng thời phát hiện những mặt tồn tại cần khắc phục nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý. Thời gian thực tập tuy không nhiều nhưng đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố và áp dụng những kiến thức học trên ghế nhà trường vào thực tế.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ nhân viên công ty đồng thời nhờ sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Ngô Thị Việt Nga.
Tuy nhiên, chuyên đề còn có những khó khăn khách quan không tránh khỏi những thiếu sót, do vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo bộ môn, cùng các cán bộ công nhân viên công ty để em có thể hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Ngọc Huyền(chủ biên) - Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp – NXB ĐH Kinh tế quốc dân – 2007.
2. Nguyễn Ngọc Huyền(chủ biên) – Giáo trình Tính chi phí kinh doanh – NXB ĐH Kinh tế quốc dân – 2009.
3.PGS.TS Lưu Thị Hương - PGS.TS Vũ Duy Hào – NXB ĐH Kinh tế quốc dân - Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – 2007.
4.PGS.TS Ngô Kim Thanh - PGS.TS Lê Văn Tâm – Giáo trình Quản trị chiến lược - NXB ĐH Kinh tế quốc dân- 2009.
5.PGS.TS Đặng Đình Đào - Giáo trình Thương mại doanh nghiệp - NXB Thống Kê - 2002.
6. TS. Nguyễn Văn Phúc - Giáo trình Quản lý đổi mới công nghệ - NXB Thống kê - 2002. 7.Website : www.thietbimaymac.com - 70% nguyên liệu ngành dệt may phải nhập khẩu. 8. Website : www.vietnamspinning.org.vn - ngành dệt may: tại sao phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu?
9. Website : www.lienanhvietnam.com - Kết luận của thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu với TTNPL Liên Anh.
10. Website: www.doximex.com.vn