Hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân- Thực trạng và giải phá (Trang 43 - 46)

Cơ sở lý luận:

Trong quá trình hoạt động của công ty, để đưa ra các quyết định về việc xuất nhập nguyên vật liệu cũng như sản phẩm đã hoàn thành là công việc hết sức quan trọng. Đối với các công việc yêu cầu phải dự đoán một cách tương đối chính xác như vậy ảnh hưởng lớn tới tài chính và khả năng sản xuất của công ty. Các nhà lãnh đạo

phải cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra quyết định, như vậy có thể nói việc dự báo nhu cầu nguyên vật liệu là một phần thiết yếu trong quản trị sản xuất và dịch vụ. Việc dự báo nhằm một mục đích là đảm bảo thế chủ động của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

Cơ sở thực tiễn:

Đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước nói chung, và đối với Dệt Kim Đông Xuân nói riêng, việc dự báo về nhu cầu nguyên vật liệu chưa được chú trọng đúng mức, công việc này mới chỉ dừng ở mức độ sử dụng các số liệu thống kê từ những lần sản xuất trước rồi dựa vào kinh nghiệm của cán bộ vật tư mà từ đó đưa ra kế hoạch mua sắm vật tư. Chính vì vậy công ty cần xây dựng một hệ thống dự báo nhu cầu vật tư đúng đắn để hỗ trợ chính xác quá trình sản xuất.

Điều kiện thực hiện:

Khi xây dựng hệ thống dự báo, công ty sẽ phải chi trả một khoản chi phí cho việc thu thập số liệu và chi phí cho việc đào tạo công nhân viên chuyên trách trong lĩnh vực này.

Các bộ phận trong công ty như cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau để đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất, tránh tình trạng hao phí nguyên vật liệu và thời gian.

Công ty cần cử ra bộ phận quản lý và kiểm soát dự báo, để giám sát quá trình này cần có cán bộ có chuyên môn, tránh những sai sót về sai số cũng như tìm ra các phương thức dự báo phù hợp nhất với công ty.

Nội dung thực hiện:

Có hai phương pháp dự báo chính:

• Dự báo định tính: sử dụng nhiều hình thức để thu thập số liệu cần dự báo như

• Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành ( giám đốc, phó giám đốc kỹ thuật…)

• Lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng: bằng hình thức này, mỗi nhân viên bán hàng tại các cơ sở của công ty sẽ ước đoán số lượng hàng bán ra trong tương

lai khu vực mà mình phụ trách, kết quả này sẽ được thẩm định lại để xác định ước đoán đó là sự thực. sau đó tổng hợp của các cơ sở để đưa ra những dự báo chung về sản phẩm, từ đó tổng hợp với định mức mà phòng kỹ thuật đề ra để xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết.

• Phương pháp nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, gửi phiếu điều tra…

• Phương pháp Delphi: điều kiện để thực hiện phương pháp này là cần có đội ngũ các chuyên gia, các điều phối viên và nhóm ra quyết định. các câu hỏi điều tra sẽ được xây dựng sau đó gửi tới các chuyên gia, các chuyên gia sẽ phân tích, tổng hợp lại bảng câu hỏi. các bước trên sẽ được lặp đi lặp lại cho tới khi kết quả dự báo thỏa mãn được yêu cầu đề ra.

• Dự báo định lượng: chủ yếu sử dụng các phương pháp như bình quân di động có trọng số, phương pháp hoạch định theo xu hướng…

Công ty cũng nên thiết lập các bộ phận để thực hiện các nghiên cứu này, đồng thời cũng nên thực hiện giám sát một cách chặt chẽ quá trình nghiên cứu, để có thể đạt được kết quả chính xác nhất.

Hiệu quả thực hiện:

Dựa vào phương thức dự báo nhu cầu nguyên vật liệu, công ty đã xây dựng được hệ thống dữ liệu về cách thức dự báo nhu cầu nguyên vật liệu, qua đó cũng rút ra những kinh nghiệm về các phương thức dự báo nhằm tìm được phương thức phù hợp nhất với khả năng sản xuất của công ty.

Việc dự báo chính xác nhu cầu nguyên vật liệu đã mang lại sự linh hoạt trong sản xuất, không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà còn dựa vào những số liệu thực tế, từ đó giúp cho cấp trên ra những quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn và có lợi nhất cho công ty.

Một phần của tài liệu Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân- Thực trạng và giải phá (Trang 43 - 46)