năm tới
2.1.Tổ chức tốt công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.
Như đã phân tích ở phần tồn tại của công ty, trong thời gian qua công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường của công ty thực hiện chưa tốt, hoạt động xúc tiến thương mại rất yếu. Chính vì vậy trong thời gian tới công ty cần tăng cường hơn nữa trong công tác thu thập thông tin cả thị trường trong nước và nước ngoài,
Các công việc cụ thể mà công ty nên thực hiện là:
* Theo dõi và nắm bắt tình hình trong nước và thế giới hàng ngày, hàng giờ thông qua đài phát thanh, đài truyền hình. Có như vậy thông tin mới cập nhật và thường xuyên.
* Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm được tổ chức trong và ngoài nước. Đây là một cơ hội tốt cho công ty trao đổi thông tin, nắm bắt nhu, chào hàng, tìm đối tác kinh doanh để đến ký kết các hợp đồng kinh tế. Mặt khác đây cũng là một cơ hội tốt để công ty học hỏi và nâng cao nghiệp vụ kinh doanh.
* Đầu tư kinh phí để thu thập thông tin từ các nguồn thông tin quan trọng, đáng tin cậy và cập nhật như thông tin của Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC), thông tin từ tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), thông tin của ngân hàng thế giới(WB).
* Thành lập ra một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công việc thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường.
* Tạo điều kiện để các cán bộ làm công tác thị trường tiếp xúc với thị trường trong và ngoài nước từ đó nâng cao khả năng phân tích, phán đoán, xử lý thông tin và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm ứng phó trước những biến động của thị trường.
* Xúc tiến các hoạt động mở văn phòng đại diện tại những khu vực thị trường được xem là trọng điểm của công ty nhằm thu thập thông tin về thị trường nước sở tại và giới thiệu với khách hàng nước ngoài về công ty.
* Tranh thủ triệt để cơ hội tiếp xúc, thu thập thị trường từ các tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài đến thăm vầ tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.
Để thực hiện được các giải pháp trên điều kiện đầu tiên mà công ty cần có là đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường nhanh nhẹn, có kiến thức để nâng cao khả năng phân tích, phán đoán, xử lý thông tin và đưa ra các quyết định đúng đắn. Ngoài ra công ty còn cần một lượng vốn khá lớn để đầu tư, nghiên cứu thị trường hiện tại cũng như thị trường tiềm năng một cách liên tục
Kết quả sẽ đạt được là các thông tin về tình hình cung, cầu, thông tin về đối thủ cạch tranh, về các chính sách của nhà nước và của nước ngoài. Tránh được những thiếu chính xác gây nhiều thiệt hại, đảm bảo sức mạnh kinh doanh của công ty, tạo tiền đề cho sự phát triển, cho khả năng chi phối thị trường và cho thành công của doanh nghiệp.
2.2. Lựa chọn thị trường trọng điểm.
Do điều kiện vốn và năng lực kinh doanh có hạn, doanh ngiệp không thể cung cấp cho tất cả các thị trường nên cần lựa chọn thị trường trọng điểm, tập trung để phát triển.
Vì vậy doanh nghiệp nên xác định thị trường trọng điểm của mình, từ đó có cách thức xâm nhập thị trường, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao về giá cả, chất lượng và đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng tại những thị trường đã chọn. Cụ thể như trong 42 nước, công ty không thể cung cấp đủ khối lượng sản phẩm đủ cho cả 42 nước cùng một lúc. Trong trường hợp nhận được quá nhiều đơn đặt hàng mà khối lượng của doanh ngiệp không đủ để xuất khẩu. Doanh nghiệp nên xác định đâu là thị trường trọng điểm, thị trường mình sẽ đành ưu tiên hơn thì xuất khẩu trước, rồi đến các đơn hàng khác. Các tiêu chí mà công ty có thể căn cứ đó là:
- Quy mô, sự phát triển nhu cầu thị trường trong hiện tại và tương lai. - Các yếu tố kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa và trào lưu tiêu dùng.
- Chí phí kinh doanh phát sinh: Chi phí thuê phương tiện vận tải, thuế nhập khẩu hàng hóa, chi phí phân phối hàng hóa.
- Mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước đó như thế nào, công ty có được hưởng chính sách ưu đãi nào không.
- Ưu thế cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó: Uy tín, giá cả chất lượng, sản phẩm...
- Mức độ rủi ro trên thị trường. - Khả năng đáp ứng của công ty.
Điều kiện để doanh ngiệp thực hiện tốt giải pháp này là sự hiểu biết, nắm rõ về các thông tin của các thị trường như nhu cầu, chi phí, mối quan hệ, các chính sách ưu đãi, các yếu tố kinh tế, chính trị xã hội…Công ty cần phân tích một cách có cơ sở, có hệ thống để lựa chọn thị trường nào làm trọng điểm là tốt nhất, có khả năng phát triển nhất.
Khi lựa chọn được thị trường trọng điểm tốt, kết quả đem lại sẽ là sự thành công lâu dài, với lượng hàng đáp ứng lớn, giảm chi phí, lợi nhuận cao, được sự tin tưởng của bạn hàng, gây dựng thương hiệu vững chắc cho doanh nghiệp.