* Ưu điểm
Thái Hòa là nhà chế biến và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam và có uy tín trên thị trường quốc tế, là doanh nghiệp đi đầu trong công nghệ và trang thiết bị hiện đại, đứng đầu nhà nước về áp dụng công nghệ mới. Đầu tư cho công nghệ luôn đứng đầu trong danh mục chi phí của Thái Hòa, với quan điểm “ đồng bộ, hiện đại và công suất lớn”. Đầu tư cho công nghệ chiếm tới 75% tổng giá trị tài sản cố định của cả hệ thống.
- Do là DN duy nhất ở Việt Nam có quy trình khép kín từ trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê, Thái Hòa đã cải tiến được chất lượng cà phê từ khâu trồng đến khâu thu hoạch và xuất khẩu. Chủng loại cây cà phê được đa dạng hóa, bắt đầu từ công tác nghiên cứu các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, hướng dẫn bà con cách chăm sóc, thu hoạch và bảo quản, hệ thống kho tàng bảo đảm chất lượng cho cà phê sau thu hoạch đã được áp dụng trong đại đa số các vùng trồng cà phê của doanh nghiệp. Hàng loạt các công nghệ chế biến đã được sử dụng như phương pháp chế
biến khô với cà phê Arabica, công nghệ chế biến ướt đối với cà phê Robusta, công nghệ Liro của Đan Mạch.
- Với việc định ra chính sách giá bán linh hoạt, phù hợp với cung cầu trên thị trường, tạo điều kiện tiết kiệm chi phí, hạ thấp được giá thành, và đem lại lợi thế về giá cả cho doanh nghiệp, dẫn đến giá xuất khẩu của tổng công ty thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh của các nước trong khu vực như Inđônêxia, Thái Lan...hay các đối thủ của các nước sản xuất cà phê lớn của thế giới như Braxin, Colombia.
Trong các chiến lược và chính sách mở rộng thị trường công ty đã thực hiện rất tốt, nếu như trước đây thị trường xuất khẩu cà phê chỉ thu hẹp ở các nước nhỏ bé và lân cận thì nay thị trường xuất khẩu đã có mặt tại 42 quốc gia trên toàn thế giới. Sản lượng ngày càng gia tăng đáng kể, với chất lượng tốt, đem lại sự hài lòng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, sản phẩm cà phê mang tên Thái Hòa đã ngày càng tạo thương hiệu trên thị trường quốc tế và được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến.
- Nâng cao giá trị cho cà phê Robusta xuất khẩu. Hiện tại, mặc dù đã có điều chỉnh nhưng sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam còn rất lớn, đứng đầu thế giới. Trong khi đó, xu hướng tiêu dùng thế giới là cà phê Arabica. Ngoài ra, do tập quán thu hái, chế biến cà phê Robusta lạc hậu dẫn tới chất lượng kém và giá thấp.
Trong nhiều năm qua, bên cạnh mũi nhọn là cà phê Arabica, Thái Hòa cũng đầu tư nghiên cứu thay đổi công nghệ chế biến cà phê Robusta, nâng cao giá trị và hiệu quả của loại cà phê này. Thực tế sản xuất và chế biền loại cà phê này ở công ty Thái Hòa đã khẳng định nếu có công nghệ phù hợp giá trị của cà phê Robusta sẽ nâng được rất nhiều. Trước đây, giá cà phê Robusta chỉ bằng 50-60% giá cà phê Arabica nhưng đến nay, sau khi áp dụng công nghệ chế biến ướt, giá cà phê Robusta xuất khẩu của riêng Thái Hòa đã lên tới 80% giá cà phê Arabica. Đây cũng là hướng lớn mà mà Thái Hòa đã khẳng định được mình trên thị quốc tế.
Nhược điểm và nguyên nhân
Tuy có nhiều lợi thế và thu được những thành quả đáng khích lệ, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. nhưng với tình hình diễn biến phức tạp của thị trường hiện nay, doanh nghiệp đã và đang bộc lộ những nhược điểm và hạn chế từ sản xuất
đến xuất khẩu, ảnh hưởng đến công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty. Một số nhược điểm công ty gặp phải thường là:
- Trong một số thương vụ thông tin thu thập được còn thiếu chính xác, chưa nhanh nhạy với sự biến động của thị trường và không đáp ứng được nhu cầu của thị trường dẫn đến sự không hiệu quả và thiệt thòi. Đồng thời do thiếu thông tin nên công ty không chớp được thời cơ kinh doanh, khi giá thị trường lên cao thì công ty lại không có hàng để xuất. Ngược lại khi giá thị trường xuống thấp thì hàng lại dư thừa, công ty phải xuất khẩu với giá thấp.
- công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty thường rất bị động. Công ty thu mua hàng chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng của nước ngoài chứ ít có sự chuẩn bị dự trữ sẵn hàng để đáp ứng cho những đơn đặt hàng vào những lúc trái vụ nên nhiều khi công ty đã bỏ lỡ cơ hội ký kết hợp đồng xuất khẩu. Đặc biệt là với kiểu kinh doanh chắc bán, chắc mua như hiện nay công ty dễ bị nhà cung ứng cấu kết ép giá mỗi khi công ty cần lô hàng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Cơ chế chính sách điều tiết sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê mang tính chất giải quyết tình thế, chưa mang tính chiến lược lâu dài.
- Chất lượng cà phê xuất khẩu cà phê Việt nói chung và của Thái Hòa nói riêng bị đánh giá là thấp.
- Thị trường nội địa bị bỏ ngỏ. Lâu nay, doanh nghiệp thường chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa, một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được mở rộng và khai thác. Chỉ mấy năm gần đây thị trường này được sự doanh nghiệp quan tâm, chú ý hơn. Đã có sự đầu tư nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế và chưa được phát triển.
Nguyên nhân
- Do chưa có hệ thống nghiên cứu thị trường (cả thị trường trong và ngoài nước) nên công ty không thể dự báo trước được khả năng cung ứng, sự biến động cầu về hàng hóa tại thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại, công tác thu thập thông tin, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường của công ty còn mang nặng tính hình thức,
chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận nhiệm vụ thu thập thị trường, nghiên cứu thị trường.
- Chưa có được sự hỗ trợ thích đáng từ phía nhà nước, nguồn vốn hoạt động hạn hẹp nên công ty chưa có sự đầu tư tích đáng vào công tác này.
- So với một số doanh nghiệp ở hai nước trong khu vực là Thái Lan và Indonesia cà phê của công ty còn bị lẫn tạp chất, hạt đen vỡ đều cao hơn rất nhiều. Công tác kiểm tra chất lượng khi thu mua chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, công cụ kiểm tra rất thô sơ, chủ yếu dựa vào trực quan của cán bộ thu mua, và thường được kiểm tra dựa vào sự quan sát màu sắc và độ bong của sản phẩm đối với sản phẩm phê nhân. Hoặc có chăng thì nó được kiểm tra bằng máy đo nhỏ, chỉ kiểm tra được với một khối lượng nhỏ. Như vậy có thể thấy với cách kiểm tra này công ty chỉ kiểm tra được với một khối lượng nhỏ và độ chính xác của cách kiểm tra này sẽ không cao
- Quá trình vận chuyển hàng xuất khẩu khi đi giao hàng của công ty chưa được giám sát theo một quy trình chặt chẽ. Công ty chỉ kiểm tra chất lượng khi mua hàng chứ chưa kiểm tra, giám sát khi bốc hàng lên phương tiện vận chuyển ra cảng nên xảy ra hiện tượng hàng xuất khẩu khi còn ở trong kho thì có chất lượng tốt nhưng khi ra đến cảng giao hàng thì lại bị dập nhiều và có chất lượng không
- Thị trường cà phê trong nước còn chưa phát triển do tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt, quan trọng hơn là Chính phủ chưa chú trọng phát triển thị trường nội địa do sức ép của xuất khẩu để thu ngoại tệ. Và chính bản thân doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được vai trò cơ sở của thị trường nội địa.
Chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê Thái Hòa
1. Định hướng phát triển của doanh nghiệp1.1. Tiếp tục nâng cao chất lượng cà phê