Thực trạng phát triển các khu cơng nghiệp tại TPHồ Chí Minh gia

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khu công nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TP Hồ chí minh đến năm 2010 (Trang 37 - 42)

đoạn 1996 - 2003

1. Sự cần thiết phát triển các khu cơng nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

1.1. Phát triển các KCN là nội dung khơng thể tách rời trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP Hồ Chí Minh

Cĩ nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất cơng nghiệp khác nhau như điểm cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, khu cơng nghiệp, trung tâm cơng nghiệp. Nhiều nước trong đĩ cĩ Việt Nam nhấn mạnh đến việc hình thành các KCN, KCX là một dạng đặc thù của KCN.

Để làm tốt vai trị “đầu tàu” trong phát triển kinh tế của vùng trọng điểm phía Nam nĩi riêng và cả nước nĩi chung, TP Hồ Chí Minh cần thúc đẩy phát triển ngành cơng nghiệp đặc biệt là những ngành mà TP cĩ thế mạnh về nguồn lao động kỹ thuật cao, là đầu mối giao thơng quan trọng, cĩ cảng biển, sân bay, và đường sơng. Nhưng việc lựa chọn sản xuất theo mơ hình nào phải căn cứ

theo định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước và quy hoạch của thành phố. Mặt khác việc áp dụng mơ hình KCN là phù hợp với luận chứng kinh tế kỹ thuật trong việc phát triển các ngành cơng nghiệp của thành phố, bởi TP Hồ Chí Minh là nơi tập trung đơng dân cư (lớn nhất cả nước với 5,33 triệu dân) nên vấn đề bảo vệ mơi trường và mơi sinh là hết sức cần thiết trong khi đĩ ở các huyện ngoại thành diện tích đất trống cịn nhiều, dân cư thưa thớt. Như vậy việc hình thành các KCN là cần thiết, nhằm di dời các cơ sở sản xuất trong nội đơ đồng thời tạo điều kiện cho các huyện ngoại thành phát triển kinh tế.

1.2. Phát triển KCN TP Hồ Chí Minh theo quy hoạch là địi hỏi tất yếu của quy hoạch phát triển hệ thống khu cơng nghiệp trong cả nước

Trên cơ sở quán triệt định hướng phát triển cơng nghiệp theo vùng, lãnh thổ và quy hoạch phát triển các KCN thời kỳ 2001 - 2005 và đến năm 2010, đã

được nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng xác định, việc hình thành phát triển các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh phải được tiến hành dựa vào quy hoạch phát triển của địa phương, và của Chính phủ. Bên cạnh đĩ, việc hình

thành KCN phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống các KCN trong cả nước.

TP Hồ Chí Minh là trung tâm cơng nghiệp lớn nhất cả nước, do đĩ mọi hoạt động cơng nghiệp ởđây cĩ vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động cơng nghiệp của cả nước. Vì vậy, việc hình thành các KCN trên địa bàn TP là địi hỏi khách quan trong sự phát triển hệ thống KCN trong cả nước. Nếu khơng cĩ các KCN ở TP Hồ Chí Minh thì mạng lưới KCN của nước ta sẽ mất đi một đỉnh trọng yếu làm cho mạng lưới ấy khơng thể bền vững và gắn kết với nhau được, và do vậy sẽảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hiệu quả của các KCN cả nước.

1.3. Phát triển KCN là điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cơng nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Trong những năm vừa qua cơng nghiệp TP Hồ Chí Minh tăng trưởng với tốc độ khá cao, thường đạt trên 11%, năm cao nhất 2001 đạt tới 16,98% (Bảng 2), đồng thời tỷ trọng của ngành cơng nghiệp trong GRP cũng tăng liên tục từ

40,1% năm 1996 lên 47,7% năm 2003 (Bảng 3), và ngày càng củng cố được vị

trí là trung tâm cơng nghiệp lớn nhất cả nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng mừng đĩ, ngành cơng nghiệp của TP cũng cịn tồn tại nhiều bất cập, nhất là trong cơ cấu ngành cơng nghiệp.

Điều này thể hiện trên hai mặt: thứ nhất, tỷ trọng khu vực cơng nghiệp quốc doanh cịn khá cao (chiếm 44,5% - năm 2003), trong khi tỷ trọng khu vực cơng nghiệp ngồi quốc doanh và cơng nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi cịn chưa cao; thứ hai: tỷ trọng các sản phẩm cơng nghiệp cĩ hàm lượng khoa học thấp cịn cao, tỷ trọng sản phẩm cơng nghiệp cĩ hàm lượng khoa học cao cịn thấp.

Các KCN là nơi cĩ sự hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như ngồi nước, đĩ là những người cĩ kinh nghiệm quản lý cùng cơng nghệ sản xuất tiên tiến, cĩ hàm lượng khoa học cao. Do đĩ, việc hình thành các KCN là yêu cầu cần thiết đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cơng nghiệp nhằm làm cho ngành cơng nghiệp TP phát triển hơn nữa.

1.4. Phát triển KCN - nhân tố quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của cơng nghiệp TP trong quá trình hội nhập cả nước và khu vực

Việc hình thành và phát triển các KCN là tất yếu kinh tế của nhiều quốc gia nhất là các nước đang phát triển như nước ta nhằm đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 là: “Xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ và chủđộng hội nhập với kinh tế quốc tế” thì việc phát triển KCN là một giải pháp quan trọng làm dây nối hội nhập các bộ

phận của nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới.

Phát triển KCN là một trong những giải pháp nhằm sử dụng cĩ hiệu quả

nguồn lực xã hội, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các KCN và coi phát triển KCN là một giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm tạo thuận lợi thu hút

đầu tư, tiết kiệm nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, bảo vệ mơi trường sinh thái tạo ra một cục diện mới về

cơng nghiệp tập trung trong một khoảng thời gian dài.

Thực chất cơng nghiệp hĩa ở nước ta cũng như TP Hồ Chí Minh là chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới cơng nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc phát triển KCN là giải pháp thực tế để khắc phục tình trạng lạc hậu cả về cơ cấu sản xuất và cơng nghệ, tình trạng đầu tư dàn trải. Về mặt phân bố sự khơng đồng bộ giữa sản xuất và cơ sở hạ tầng, gom tụ các nguồn lực vào các KCN để nâng cao sức cạnh tranh từng bước mở rộng mức độ hội nhập khu vực và thế giới.

Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, khả năng tài chính cĩ hạn, khả năng tiếp cận thị trường, nhất là thị trường thế giới cịn hạn chế, phát triển KCN là giải pháp thích hợp để thu hút đầu tư nước ngồi, tạo nhiều sản phẩm hàng hĩa trong đĩ cĩ hàng hĩa xuất khẩu, mở rộng thị trường. KCN là một cơng cụ chuyển giao giúp một đất nước hoặc một địa phương tiếp cận với thị

trường khu vực và thế giới khi thực hiện chiến lược định hướng xuất khẩu, mở

rộng các quan hệ thị trường, từng bước thích nghi với thơng lệ quốc tế. Việc phát triển các KCN đặt nền mĩng cho bước tìm tịi mơ hình kinh tế năng động,

làm tác dụng “đầu tàu” cĩ sức lan tỏa và dẫn dắt đối với sản xuất cơng nghiệp trong nước.

Xây dựng và phát triển KCN cùng với việc hình thành kết cấu hạ tầng kỹ

thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch sẽ gĩp phần hình thành các đơ thị mới, giảm bớt sự tập trung quá tải ở trung tâm thành phố.

TP Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm cơng nghiệp lớn của cả

nước đã cĩ quá trình phát triển cơng nghiệp lâu dài nhưng hiện đang đứng trước những thử thách trong quá trình hội nhập. Để thực hiện được vai trị trung tâm phát triển, cải biến sâu sắc cơ cấu cơng nghiệp khắc phục tình trạng ách tắc về

thị trường, cơng nghệ cịn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế

giới, hệ thống cơng nghệ thiết bị từ nhiều nguồn chắp vá... thì việc xây dựng các KCN là giải pháp thực tế mang tính đột phá gĩp phần đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa và mức độ hội nhập của thành phố với cả nước, khu vực và thế giới.

2. Thực trạng về số lượng và quy mơ các KCN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Các KCN ở TP Hồ Chí Minh vừa ra đời đã gặp ngay cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng của khu vực, đầu tư nước ngồi vào Việt Nam giảm sút liên tục từ năm 1998 đến nay. Nhờ các cơng ty phát triển hạ tầng kiên trì vận động

đầu tư nước ngồi và chủ động áp dụng nhiều cách làm sáng tạo để vận động

đầu tư vốn trong nước nên hầu hết các KCN sau năm năm thành lập đã triển khai giải toả mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, biến đổi trên 1000 ha trong tổng số hơn 2000 ha được quy hoạch KCN từ đất nơng nghiệp kém màu mỡ thành

đất cơng nghiệp cĩ đầy đủđiện, nước, đường giao thơng, các cơ sở dịch vụ, các cơng trình bảo vệ mơi trường... Trên đĩ cĩ gần 500 nhà máy đã được xây dựng, làm thay đổi hẳn cảnh quan và cơ cấu kinh tế của nhiều vùng ngoại thành.

Tính đến tháng 11/2003 thành phố Hồ Chí Minh cĩ: 3 khu chế xuất (Tân Thuận, Linh Trung 1 và Linh Trung 2); 11 khu cơng nghiệp (Bình Chiểu, Cát Lái (II), Cát Lái (IV), Hiệp Phước, Lê Minh Xuân, Tân Bình, Tân Tạo, Tân Thới Hiệp, Tây Bắc Củ Chi, Vĩnh Lộc, Phong Phú); 1 khu cơng nghệ cao TP Hồ Chí Minh.

Bảng 8: Các KCN tại một sốđịa phương (tính đến tháng 11/2003) ST T Các KCN Diện tích (ha) Vốn đầu tư CSHT (tỉđồng) A. CÁC KCN Ở HÀ NỘI 1 KCN Nội Bài 100 450 2 KCN Đài Tư - Hà Nội 40 180 3 KCN Sài Đồng B 97 120 4 KCN Daewoo – Hanel 197 2280 5 KCN Bắc Thăng Long 198 1155 B. CÁC KCN Ở ĐÀ NẴNG 1 KCN Đà Nẵng 63 195 2 KCN Liên Chiểu 374 176 3 KCN Hồ Khánh 424 384 C. CÁC KCN TỈNH TÂY NINH 1 KCN Trảng Bàng 93 92 KCN Trảng Bàng (bước 2) 105 156

2 KCN Linh Trung III 204 435

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển khu công nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn TP Hồ chí minh đến năm 2010 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)