ĐÀO TẠO
Để hoàn thành tốt thực tập định hướng nghề nghiệp này, tôi xin gửi tới lời cảm ơn chân thành nhất tới nhà trường và khoa Nông học, khoa là cầu nối để tôi có thể tiếp cận
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
với thế giới nghề nghiệp (công ty thực tập) và tạo điều kiện về mặt thời gian cũng như các thủ tục cho tôi tham gia thực tập thuận lợi tại công ty.
- Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô PGS. TS Trần Thị Lệ, giáo viên hướng dẫn. Trong thời gian thực tập cô luôn nhắc nhở, động viện em; giúp em theo đuổi các mục tiêu mà mình đề ra. Những lời khuyên của cô là động lực tinh thần để em phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực tập mà công ty giao cho.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ công ty Cổ phần Cao Su Chư Sê Kampong Thom; công ty đã tạo cho tôi điều kiện thực tập thuận lợi, ở đó tôi được sống và làm việc trong môi trường thực tế, có những trải nghiệm lý thú về bản thân và về nghề nghiệp. Các anh, các chú ở công ty luôn giúp đỡ tận tình, chia sẻ các kiến thức chuyên nghành, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc; truyền đạt những ứng dụng thiết thực và các kỹ năng quan trọng trong làm việc, trong quan hệ, trong giao tiếp. Ngoài ra quý công ty còn hỗ trợ cho tôi các điều kiện ăn ở, sinh hoạt hằng ngày và kinh phí thực tập.
- Nhận xét về chương trình đào tạo:
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
Thực tập định hướng nghề nghiệp là môn học có hàm lượng thực tế cao, nhờ đó sinh viên hiểu sâu hơn về kiến thức chuyên nghành mà ở trường không thể truyền đạt hết được; là cơ hội để sinh viên kiểm nghiệm lại lý thuyết đã được học, sử dụng kiến thức tổng hợp của các môn lên một hoàn cảnh cụ thể. Với ý nghĩa thiết thực đó, em thấy việc tiếp tục duy trì và mở rộng phát triển môn học là cần thiết cho chương trình đào tạo đại học. Tuy nhiên, trong khung chương trình đào tạo NUFFIC chuyên nghành KHCT em có một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, đối với khung chương trình, sự sắp xếp các Module vẫn chưa có sự logic tuyệt đối (ví dụ môn Khuyến nông chưa học nhưng đã thực hiện dự án sinh viên với năng lực khuyến nông,); các môn tuy được đăng ký trong cùng một kỳ nhưng một số môn cơ sở ngành bố trí thời khóa biểu học sau nên có thể khó tiếp thu bài giảng.
Thứ hai, việc chuyển đổi bài giảng từ đơn vị học trình sang tín chỉ làm cho số giờ học giảm xuống nhưng kiến thức và yêu cầu về khối lượng chương trình không thay đổi, giáo viên không có thời gian để truyền đạt cho sinh viên những kiến thức cần thiết.
Thứ 3, các môn học Dự án sinh viên cần thời gian nhiều để đi thực tế và phải trùng khớp với thời gian làm việc của cơ quan cho tham gia thực tập nhưng sự phân công lịch trong thời khóa biểu chưa đáp ứng triệt để được điều này (một số buổi chỉ có thời gian 2 tiết thực tập, có những ngày cuối tuần có thời gian đi thực tế nhưng cơ quan nghỉ làm việc)
Thứ 4, Một số môn học như: Khuyến nông, quản lý dự án, kinh doanh nông nghiệp khi chia nhỏ ra thành 2 lần học sẽ khó hơn cho sinh viên học tập và ứng dụng. Cần gia tăng thực hành, học tập thực tiễn sản xuất khi học các môn học này để tăng tính hấp dẫn và kiến thức thực tế cho sinh viên.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
Thứ 5, Tăng thời gian thực hành cho các môn học chuyên nghành như Cây lương thực, Cây công nghiệp, Cây ăn quả, Cây rau.
Thứ 6, giảm thời lượng các môn học không cần thiết (các môn chính trị), bổ sung thời lượng sermina cho các môn chính của nghành.
VI. Kết luận
Trong thời gian bốn tháng tham gia thực tập tại công ty cao su Chư Sê- Kampong Thom em đã được tạo điều kiện làm việc trong môi trường nghề nghiệp thực tế và qua đó có được nhiều bài học quý báu cho bản thân. Qua các công việc được tin giao thực hiện em đã có điều kiện hiện thực hóa các kiến thức đã biết trên giảng đường đại học, tìm tòi học hỏi những kiến thức mà mình chưa biết, được va chạm và trải nghiệm nhiều điều. Với những nhiệm vụ, yêu cầu cấp trên giao cho, trong những điều kiện nhất định em luôn cố gắng, nỗ lực để hoàn thành. Và bây giờ ngoài những am hiểu kiến thức thực tế về chuyên ngành cây cao su, em còn được bồi đắp nhiều kỹ năng sống và làm việc, những trải nghiệm. Đây là hành trang quan trọng để em vững bước trong tương lai.
Nói tóm lại, để cho sinh viên có cơ hội được tiếp xúc làm việc thực tế khi đang còn trên ghế nhà trường không những làm tăng sự hiểu biết và phần hấp dẫn của kiến thức chuyên nghành mà còn nâng cao nhiều kỹ năng, năng lực quan trọng, giúp cho sinh viên tích lũy thêm các nguồn lực cá nhân cần thiết và cái nhìn sát thực hơn với thế giới việc làm. Đây là một bước đệm quan trọng để khi ra trường sinh viên có thể nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được công việc mà thế giới việc làm đòi hỏi./
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
MỤC LỤC
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ