- Mô tả: Trước khi trồng mới cần phải tập huấn cho công nhân quy trình kỹ thuật từ Phòng KTNN đưa xuống. Tập huấn kỹ thuật phải đảm bảo mọi công nhân đều biết và thực hiện
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
được các yêu cầu trong kỹ thuật trồng mới, việc này liên quan đến tỷ lệ sống của cây sau trồng.
- Nội dung tập huấn: Tập huấn kỹ thuật theo quy trình kỹ của Phòng Kỹ Thuật Nông Nghiệp, cụ thể các yêu cầu kỹ thuật được tóm tắt như dưới đây:
+ Lên bồn: Bồn có hình tròn, rộng 1,2 m, cao 5 cm so với mặt đất, mặt bồn bằng phẳng, không có các loại cỏ dại hay rễ cây, các bồn đồng đều với nhau. Khi lên bồn yêu cầu làm đất từ bên trong ra ngoài. Các bồn trên cùng một hàng phải thẳng, khoảng cách giữa hai tâm của bồn cách nhau là 3 m để đảm bảo các bồn vừa thẳng theo hàng ngang và hàng dọc. Nếu trên hàng ba có cỏ hay cây mì (sắn) nhiều cần phải tiến hành xạc ra xa 2 bên sạch sẽ rồi mới được trồng.
Chú ý: Khi lên bồn nhất thiết phải yêu cầu công nhân giăng dây và cắm lại tiêu để đảm bảo hàng cao su sau trồng có đạt được độ thẳng cao.
+ Trồng stum bầu cắt ngọn: sau khi lên bồn xong, dùng cuốc móc đất chính giữa bồn tới độ sâu tương ứng với chiều cao của bầu tại mép dưới của mắt ghép. Dùng dao bén cắt sát đáy bầu và phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu. Trường hợp rễ cọc bị xoắn ở trong bầu (rễ đuôi chuột) thì phải cắt hết phần rễ này. Đặt bầu vào hố thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính (hướng tây nam), mép dưới của mắt ghép ngang với mặt đất. Rạch bầu PE theo đường thẳng đứng rồi kéo nhẹ túi bầu lên. Kéo túi bầu tới đâu thì lấp đất ẩm nén chặt bầu tới đó. Chú ý không làm bể bầu, lấp từng lớp đất một và nén chặt để đất bám chặt vào stum, tránh tình trạng khi có mưa lớn gây sụp bồn lòi cổ rễ gây chết. Sau cùng san đất và lấy lại mặt bằng trên mặt bồn.
- Phương pháp tập huấn:
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
- Thông qua phiên dịch để tập huấn lý thuyết cho công nhân.
- Kết hợp vừa làm vừa nói để công nhân hiểu (có sự tham gia của phiên dịch), có thể kết hợp hình vẽ minh họa khi cần.
- Trực tiếp thực hiện để công nhân nhìn và làm theo.
-Tập huấn kỹ càng cho Mê ka, gắn chặt trách nhiệm tập huấn cho công nhân với nhiệm vụ của Mê ka.
- Lựa chọn người làm tốt để đi hướng dẫn những người xung quanh cùng làm.
- Thời điểm và đối tượng tập huấn:
- Tập huấn cho toàn bộ công nhân trên lô vào ngày khai trương trồng mới; - Tập huấn hằng ngày đối với nhóm nhân mới làm;
- Tập huấn lại đối với những công nhân làm chưa đạt; - Kỹ năng có được: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, sự hợp tác. - Bài học kinh nghiệm:
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
- Tiến hành tập huấn lý thuyết kỹ càng ngay từ đầu cho công nhân, cho họ thấy được tầm quan trọng của việc trồng mới.
- Cán bộ tập huấn phải vừa hướng dẫn vừa làm để công nhân dễ hiểu và nhớ lâu hơn (sự bất đồng về ngôn ngữ khiến công nhân khó tiếp thu). Mặt khác khi làm thực tế cán bộ giám sát mới hiểu được chỗ khó của công nhân từ đó có phương pháp điều chỉnh cho phù hợp.
- Nên có sự kết hợp của hình vẽ trong tập huấn.
- Tích cực khuyến khích những công nhân giỏi đi tập huấn cho những người xung quanh và đưa những công nhân mới trồng, công nhân làm chưa đạt đến học hỏi công nhân trồng tốt để họ rút kinh nghiệm làm tốt.
- Phát huy vai trò và tầm quan trọng của Mê ka trong tập huấn.
- Hằng ngày cần phát hiện nhân công mới để tiến hành tập huấn, để phát hiện nhóm này có thể thông qua Mê ka hay quan sát.
- Trong giao tiếp và truyền đạt nên có các cử chỉ, thái độ thân thiện và hài hước để tăng sự tiếp thu.