PHẦN II: NHỮNG HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP

Một phần của tài liệu NGUYỄN BÁ TRUNG BÁO CÁO TTĐHNNx (Trang 25 - 35)

Trong thời gian thực tập 4 tháng tại công ty cổ phần cao su Chư Sê – Kampong Thom từ 10/4 – 10/8 em đã tham gia làm việc tại 2 bộ phận quản lý thuộc công ty. Trong thời gian đầu tiên em được giao nhiệm vụ tại Nông Trường 3, dự án Bean Heack; tại đây em đã tham gia công tác kiểm kê trồng dặm và tỉa chồi kiểm soát cho các tổ thuộc Nông Trường. Từ 5/5 đến 8/8 em được phân về làm việc tại đội trồng mới số 7. Đội 7 có tiền thân là đội Mì (Sắn) và sang mùa trồng mới được giao nhiệm vụ trồng 560 ha cao su. Các nhiệm vụ mà em thực hiện tại đội 7 bao gồm từ công tác thu hoạch, phơi và xuất mì đến chuẩn bị đất và trồng mới cây cao su.

Một số nhiệm vụ chính đã thực hiện trong quá trình thực tập.

1. Kiểm kê trồng dặm vườn cây 2011 và 2012:

- Mô tả và ý nghĩa công việc: ở vườn cây trồng năm 2011, 2012 các nông trường cần tiến hành trồng dặm để định hình vườn cây. Để thực hiện công việc này cần tiến hành kiểm kê số cây chết, cây không hiệu quả để các nông trường, công ty có kế hoạch thực hiện bám sát, xác định lượng giống cụ thể, quản lý về tài chính. Biết được chính xác số cây trồng dặm có ý nghĩa rất quan trọng, nó liên quan đến lượng giống cần thiết để chuẩn bị và phân phối trên lô, đối chiếu với số liệu báo cáo của công nhân để trả tiền công họ (đào hố, trồng mới, bón phân…), đưa ra kế hoạch thực hiện sát với thực tế để đảm bảo đúng tiến độ.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

- Yêu cầu:

Về kiến thức: nhận biết tốt cây thực sinh, cây không hiệu quả, cây chết để loại bỏ khi kiểm kê; khả năng xử lý, tổng hợp số liệu trên Excel tốt.

Về kỹ năng: có sức khỏe, khả năng đi bộ, chịu đựng tốt; xử lý tốt các tình huống trên lô.

Trang bị cần thiết: Bút, giấy, bảo hộ lao động, các nhu yếu phẩm cần thiết khác.

- Phương pháp thực hiện: Đi kiểm kê theo hàng, mỗi lần đi từ 1 đến 4 hàng tùy vào đặc điểm của lô và sức khỏe cá nhân; những cây chết hoặc không hiệu quả tiến hành loại bỏ ra khỏi gốc, sau đó thống kê số lượng cây bị loại theo hàng vào giấy rồi tổng hợp số liệu theo từng lô và các lô để tổ trưởng báo cáo lên Nông trường và phòng ban liên quan.

- Bài học kinh nghiệm:

- Nắm chắc kiến thức đã được tập huấn về kỹ thuật kiểm kê, khi đi học lớp tập huấn nên lưu các hình ảnh về cây không hiệu quả, thực sinh để dễ nhớ.

- Quyết đoán, dứt khoát trong việc lựa chọn cây thực sinh và cây không hiệu quả.

- Tổng hợp số liệu phải rõ ràng, rành mạch, tránh nhầm lẫn khi tổng hợp và xử lý số liệu. Số liệu nên được xử lý từng ngày, từng lô; phải chắc chắn với kết quả của mình.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

- Làm việc cần đề cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khả năng làm việc nhóm tốt.

Một bảng tổng hợp kết quả kiểm kê tại Nông Trường 3, dự án Bean Heack (đính kèm phụ lục).

2. Tỉa chồi kiểm soát vườn cây năm 2

- Mô tả và ý nghĩa công việc: Trong thời gian đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản cần phải có các hoạt động tỉa chồi cành trên cây để giúp cây sinh trưởng cân đối, tránh để cành mọc và phát triển lệch tán; tạo thân thẳng suốt để thuận lợi cho việc khai thác mủ sau này. - Yêu cầu kỹ thuật: Tỉa không chọn lọc các chồi ở độ cao từ 1,3 m trở xuống; các chồi từ

1,3 m trở lên thì để 2 - 3 chồi/tầng lá mọc đối diện nhau, nếu tầng lá trên ổn định thì tỉa 2 chồi dưới, tiếp tục để 2- 3 chồi trên như đã làm ở trước cho đến độ cao 2,4 m khi cây định hình tán thì ngưng lại. Khi tỉa đường kéo phải dứt khoát, tránh ảnh hưởng tới lá, thân và các chồi cần giữ lại.

- Phương pháp thực hiện: Việc tỉa chồi là dùng kéo tỉa chuyên dụng để tỉa chồi theo yêu cầu kỹ thuật; tiến hành đi theo hàng, mỗi lần đi từ 1 đến 4 hàng tùy thuộc lô có chồi nhiều hay ít, dễ đi hay khó đi; khi đi tỉa chồi cần kết hợp cắt dây leo.

- Dụng cụ cần thiết: kéo tỉa chồi, các trang thiết bị cần thiết khác.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

- Bài học kinh nghiệm: Luôn luôn đề cao tinh thần trách nhiệm lúc làm việc, tuân thủ quy trình kỹ thuật, làm tới nơi tới chốn; phát huy khả năng làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết trong nhóm.

3. Giám sát trồng đậu Kudzu làm thảm phủ

- Mô tả công việc: Ở giữa 2 hàng 3 tiến hành trỉa đậu Kudzu để làm thảm phủ chống hạn, xói mòn, lấn át cỏ dại…Giữa 2 hàng 3 cao su, trỉa đậu theo rãnh dài từ 20-30 cm, so le với cao su, mỗi rãnh trỉa 20 – 30 hạt rồi lấp lại.

- Công việc này thường được công nhân thực hiện nhanh, dễ làm dối,vì vậy đòi hỏi phải giám sát kỹ. Khi giám sát nên có phương pháp thích hợp với từng hoàn cảnh, ứng xử với công nhân cần mềm dẻo; tinh tế trong quan sát. Quan trọng nhất là nâng cao tính tự giác của công nhân làm việc, khi gặp tình huống khó với công nhân cần thể hiện tính quyết đoán của mình, kết hợp với nhiều phương pháp khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

4. Làm hàng rào chống thú

- Mục đích và ý nghĩa công việc: làm biên giới ngăn cách giữa đất của dự án và bên ngoài (đất rừng hay rẫy của dân); ngăn chặn các loại gia súc, thú rừng (trâu, bò, lợn rừng…) đi vào gây hại vườn cao su. Quá trình làm hàng rào cần có cán bộ giám sát để kiểm định chất lượng trụ, độ chôn sâu của trụ và đếm công nhân làm được bao nhiêu trụ báo cáo lên đội trưởng để thanh toán tiền cho công nhân. Ngoài ra cán bộ còn có vai trò cung ứng các vật tư cần thiết như đinh, thép gai cho công nhân làm việc. Nếu không có cán bộ giám sát

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

có thể công việc hoàn thành nhưng không đạt yêu cầu và rất khó để sửa lại, chất lượng hàng rào không đạt nhanh xuống cấp và hư hỏng. Ngoài ra sự giám sát còn khống chế khả năng hao hụt vật tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Yêu cầu:

Về kỹ thuật: Trên đường biên cứ 2 m dựng các trụ gỗ có đường kính tối thiểu 14 cm và chiều cao 1,8 – 2 m, khi dựng trụ cần chôn sâu 30 – 40 cm sau đó nén đất làm chắc. Tiếp theo kéo 4 làn thép gai song song trên trụ ở phía mép ngoài trụ cách nhau 30 cm tính từ mặt đất và cách đều nhau, dùng đinh đóng thật chắc để giữ thép. Cứ 10 trụ lại làm một trụ có 2 kèo chống 2 bên để tăng độ chắc chắn. Khi dựng cần bám sát đất của dự án, không lùi vào hay lấn ra bên ngoài. Sau khi làm xong giữa 2 trụ luồn vào 5 cây nhỏ suôn dài, song song và cách đều nhau cắm xuống mặt đất.

Về kỹ năng: Khả năng nhanh nhạy trong quản lý lao động (sắp xếp, cung ứng các vật tư ( thép gai, đinh), vững vàng khi ra các quyết định như yêu cầu công nhân đổi trụ, chôn lại trụ, luồn cây nhỏ ở giữa…Ngoài ra cần khi làm việc luôn tỏ ra thân thiện với công nhân, mang theo các trang bị thiết yếu và có sức khỏe tốt khi ra lô.

- Phương pháp thực hiện: Trực tiếp giám sát công nhân làm việc, đánh giá chất lượng trụ và độ chôn sâu của trụ, nếu không đạt thì yêu cầu thay trụ. Khi giám sát phải ước tính được lượng vật tư để cung cấp đủ cho công nhân tiến hành công việc. Cuối mỗi buổi tiến hành đếm số lượng trụ công nhân làm được để tổng hợp và báo cáo lên đội trưởng.

-Kết quả đạt được:

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

- Giám sát công nhân là hàng rào chống thú được 3,5 km.

- Rèn giũa khả năng làm việc độc lập, linh hoạt trong xử lý tình huống. -Bài học kinh nghiệm:

- Luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

- Làm việc với người công nhân luôn thân thiện và hòa đồng, cứng rắn và quả quyết khi họ làm chưa đạt.

- Luôn bình tĩnh tìm cách giải quyết vấn đề, không nôn nóng.

5. Quản lý nhân công lên bồn chống úng

Mô tả công việc:

Trên một số lô trồng mới cao su có những phần đất bị ngập úng thường xuyên hay cục bộ, đội trồng mới cần xác định những diện tích này để tiến hành lên bồn tạo độ cao rồi mới trồng cao su. Em được giao nhiệm vụ xác định các điểm ngập úng trên lô theo sự chỉ dẫn của đội trưởng, sau đó tiến hành tập huấn và giám sát công nhân lên bồn đúng kỹ thuật; cuối ngày tổng hợp số bồn công nhân lên được rồi báo cáo cho đội trưởng.

• Ý nghĩa công việc:

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

Khi đất bị ngập úng, mực nước ngầm cao cần phải lên bồn để cây cao su sinh trưởng phát triển thuận lợi, nếu gặp úng cây cao su sẽ còi cọc, chậm phát triển và có thể chết. Công việc giám sát nhằm đảm bảo công nhân làm đúng yêu cầu kỹ thuật; việc tổng hợp số liệu chính xác có liên quan đến việc tính tiền công cho công nhân và báo cáo khối lượng công việc lên các phòng ban và ban Tổng giám đốc.

• Yêu cầu kỹ thuật:

- Trên phần diện tích bị úng tiến hành lên bồn có chiều cao 30 cm, rộng 1,2 m. Các bồn trong cùng 1 hàng phải đảm bảo thẳng và đồng đều nhau.

• Phương pháp tiến hành:

- Xác định phần diện tích bị úng trên các lô.

- Bố trí công nhân thực hiện, khoanh vùng lên bồn cho công nhân.

- Tập huấn cho công nhân và giám sát công nhân thực hiện cho đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Kiểm kê số bồn công nhân đã thực hiện được trong ngày, tổng hợp và báo cáo số liệu lên đội trưởng.

•Bài học kinh nghiệm thu được:

- Nên tiến hành khảo sát trước trên phần diện tích của đội để xác định và ước lượng diện tích cần lên bồn.

-Cân đối giữa lượng lao động của Mê Ka với độ lớn của diện tích trên lô để bố trí lao động cho phù hợp.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

- Làm việc với Mê Ka (người đại diện cho nhân cong lao động Campuchia), chỉ trước cho họ phần đất cần lê bồn, gắn trách nhiệm giám sát cho họ để chủ động trong quá trình quản lý nhân công.

- Khi giám sát nên bám sát các nhóm công làm chưa đạt để tập huấn lại, yêu cầu công nhân sửa lại ngay những bồn chưa đạt.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm kê lượng bồn trong mỗi buổi làm việcvà tổng hợp mỗi ngày để tránh sai sót và nhầm lẫn.

- Xin ý kiến đội trưởng khi gặp tình huống khó trên lô.

6. Quản lý trồng mới cao su

Tổng quan mùa trồng mới năm 2012 của công ty: Trong mùa trồng mới năm 2012 toàn công ty dự định trồng mới 3700 ha và trong điều kiện thuận lợi có thể đưa con số này lên 4000 ha. Song điều kiện khí hậu trên địa bàn năm nay gặp nhiều bất lợi. Tình hình thời tiết nắng nóng và hạn kéo dài do đó kéo dài thời gian chuẩn bị trồng mới làm nảy sinh nhiều hạng mục ngoài kế hoạch (tưới cây chưa trồng, cây đã trồng trên lô; trồng bầu, làm nhà che Stum…) gây chậm tiến độ, mùa vụ và những tổn thất về tài chính không nhỏ cho công ty. Đến 6/6/2012 công ty mới chính thức khai trương trồng mới nhưng tiến độ rất chậm bởi lượng mưa nhỏ, thất thường và không đều cộng với sự thiếu hụt nhân công. Và đến giữa tháng 7 hoạt động trồng mới mới được đi vào cao điểm khi có lượng mưa nhiều và cường độ mưa lớn hơn trên toàn dự án. Để hoàn thành kế hoạch và kịp thời vụ, vào cuối tháng 7 ban chỉ đạo trồng mới công ty tiến hành thành lập thêm một đội trồng mới số 8 thay vì chỉ 7 đội như trước đây. Tính đến ngày 8/8/2012 toàn công ty cơ bản đã hoàn thành được 80% diện tích theo kế hoạch. Ở thời điểm hiện tại các đội trồng

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

mới đang tiến hành hoàn thành diện tích trồng mới và đi vào chăm sóc cây sau trồng (trồng dặm, xạc cỏ, bón phân, bảo vệ thực vật…).

6.1Nhận giống, tập kết giống ra lô

* Mô tả công việc: Trước trồng mới cần chuẩn bị cây giống đầy đủ và đạt chất lượng ở trên lô do đó công tác nhận giống và tập kết ra lô có vai trò cực kỳ quan trọng. Công việc này quyết định rất lớn đến sức sống của cây trước và sau khi trồng; tiến độ, sự lưu chuyển giống trong quá trình trồng mới, tỷ lế sống và chất lượng vườn cây sau này.

* Hoạt động nhận giống bao gồm:

- Kiểm tra chất lượng cây giống của bên giao theo yêu cầu kỹ thuật của công ty, trả lại những cây không đạt;

- Phân bố lượng giống thích hợp trên lô để thuận tiện cho công nhân trồng mới.

- Thống kê chính xác lượng giống mà mình nhận được để báo cáo số liệu về phòng KTNN và lưu ở đội.

- Xác nhận số lượng cho lái xe và nhân công. * Yêu cầu kỹ thuật:

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

- Nắm chắc được tiêu chuẩn cây giống đạt chất lượng, loại bỏ chính xác cây không đạt khi nhận giống.

- Đếm đúng lượng giống đã nhận, xếp đủ lượng giống cần thiết trên các điểm tập kết trên lô.

- Yêu cầu công nhân chuyển giống cẩn thận, tránh làm long gốc, vỡ bầu, tổn thương mắt ghép.

* Kỹ năng cần có:

- Thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu. - Khả năng giao tiếp tiếng địa phương.

- Tính cẩn thận, chắc chắn, điềm tĩnh, thân thiện.

- Tính vững vàng, linh hoạt trong xử lý các tình huống đặc biệt trên lô đối với công nhân và bên giao giống (lái xe).

* Bài học kinh nghiệm:

- Cần nắm chắc được địa hình của lô để phân phối giống. Tùy từng lô mà bố trí lượng giống tại mỗi điểm tập kết khác nhau thuận lợi cho công nhân vận chuyển khi trồng mới. - Khi xếp giống lên điểm tập kết nên quay mắt ghép về một hướng để dễ quan sát, lựa chọn giống.

- Đối với những xe giống tỷ lệ đạt chất lượng không cao cần nhanh chóng xin ý kiến của đội và phòng KTNN để có hướng giải quyết nhanh chóng và kịp thời.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

- Khi đếm giống cần tập trung, ghi chép rõ ràng, tránh nhầm lẫn.

- Khi thống kê cần cẩn thận, ghi chép chính xác, tổng hợp đúng. Sau khi thống kê phải tự tin với kết quả của mình. Nếu kết quả thu được chênh lệch nhiều hơn so với số liệu của bên giao cần bình tĩnh kiểm tra lại quá trình ghi chép, tổng hợp; quyết đoán, thương thảo với bên giao để tìm ra giải pháp.

- Khi điều động công nhân xuống giống cần liên hệ với đội trưởng, phiên dịch và Mê Ka trước để có mặt kịp thời khi xe giống tới.

- Khi dẫn xe vào đường lô cần thăm dò, khảo sát trước để tránh tình trạng xe bị sa lầy

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGUYỄN BÁ TRUNG BÁO CÁO TTĐHNNx (Trang 25 - 35)