Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức hạch

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH vật tư thú y Tiến Thành. (Trang 58 - 69)

toán kế toán tại công ty TNHH vật tư thú y Tiến Thành.

Thứ nhất: Tình hình dự trữ tiền, phải thu và HTK.

- Công ty có mức dự trữ tiền mặt và TGNH so với năm trước đã giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao. Năm 2007 dự trữ 7.849.614.575 đồng còn năm 2008 là 3.417.580.901 đồng. Nếu công ty không cần dùng tiền để tiếp

tục mua hàng hoá thì có thể đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc thanh toán bớt nợ với nhà cung cấp để hưởng chiết khấu thanh toán.

- Khoản phải thu khách hàng cũng là điều đáng quan tâm. Mức phải thu trong năm 2007 đạt trên 5tỷ đồng còn năm 2008 là trên 6 tỷ đồng. Có thể thấy rõ là tình hình phải thu ngày càng xấu mà công ty lại không trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Cho nên công ty cần đặc biệt chú ý tới chính sách chiết khấu thanh toán nhằm khuyến khích việc thanh toán của kháh hàng.

- Tình hình HTK cuối kỳ ở mức rất cao đặc biệt trong năm 2008 cao gần gấp đôi so với năm 2007 cụ thể là: năm 2007 công ty có mức HTK cuối năm là 4.880.501.063 đồng còn năm 2008 là 9.410.723.298 đồng. Với mức dự trữ cao như vậy mà công ty không tiến hành trích lập dự phòng giảm giá HTK là điều đáng quan tâm. Vì vậy công ty cần lưu ý hơn đến vấn đề dự trữ HTK và các khoản Tài sản ngắn hạn khác.

Thứ hai: Về việc hoàn thiện tính giá vốn hàng bán

Như đã trình bày ở mục 3.2, Công ty TNHH vật tư thú y Tiến Thành áp dụng phương pháp đơn giá bình quân gia quyền. Phương pháp này làm hạn chế tính kịp thời của thông tin hàng tồn kho và trị giá vốn hàng xuất kho. Theo ý kiến của riêng em, công ty TNHH vật tư thú y Tiến Thành nên chọn cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) hoặc phương pháp giá hạch toán (nếu nghiệp vụ xuất kho ngày càng nhiều). Khi sử dụng phương pháp FIFO trong việc tính toán giá vốn hàng xuất kho, ngoài việc lưu trữ các chứng từ nhập xuất phát sinh hàng ngày, máy tính phải lưu trữ thông tin chi tiết từng lần nhập như: ngày nhập, mã hàng hóa, số lượng, đơn giá nhập, kho nhập. Khi phát sinh nghiệp vụ xuất hàng, căn cứ vào mã hàng xuất máy tính sẽ truy cập vào danh mục nhập của mặt hàng đó và trừ dần hàng của từng lần nhập, hàng của lần nhập nào sẽ lấy đơn giá của lần nhập đó để tính cho trị giá vốn hàng xuất kho và ưu tiên theo thứ tự thời gian nhập trước xuất trước.

Thứ ba: Về khoản thanh toán với khách hàng và các khoản chiết khấu.

Việc thanh toán với khách hàng công ty cần chú ý ghi rõ các khoản nợ của từng khách hàng theo từng lần mua hàng và theo thời gian để không bị khách hàng chiếm dụng vốn lại có thể quay vòng vốn tốt hơn. Công ty

nên sử dụng các biện pháp làm thúc đẩy quá trình thanh toán của khách hàng như: chiết k ấu thanh toán, chiết khấu thương mại.

- Chiết khấu thanh toán:

Công ty Tiến Thành chưa áp dụng việc chiết khấu thanh toán cho những khoản mà khách hàng thanh toán sớm, vì thế chưa thúc đẩy việc thu hồi vốn, tỷ suất quay vòng vốn thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh không đạt chất lượng thật sự, lượng vốn ứ đọng trong tài khoản phải thu lớn (năm 2008 khoản phải thu khách hàng là 6.144.668.328 đồng). Theo em, công ty nên áp dụng việc chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm, khuyến khích họ thanh toán nhằm thu hồi nhanh vốn để quay vòng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Thực chất số tiền chiết khấu là chi phí cho việc công ty sớm thu hồi được vốn bị chiếm dụng do khách hàng thanh toán chậm để đưa trở lại hoạt động kinh doanh, tránh việc phải vay vốn dài hạn. Nó được tính vào TK 635 – chi phí hoạt động tài chính.

Trường hợp người mua trả tiền trước thời hạn, Doanh nghiệp cho hưởng chiết khấu thanh toán được hạch toán như sau:

Nợ TK 111, 112 : Số tiền đã thu được

Nợ TK 635 : Chiết khấu thanh toán

Có TK 131 : Tổng tiền nợ

Khoản chiết khấu thanh toán được tính riêng cho mỗi lần bán hàng. Mỗi lần bán tuỳ thuộc vào số lượng hàng bán hoặc tổng số tiền thanh toán mà đưa ra mức thời hạn thanh toán hợp lý. Tùy thuộc vào thời gian thanh toán, tổng số tiền thanh toán và hình thức thanh toán mà đưa ra một tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Tỷ lệ này không nên quá thấp để thúc đẩy khách hàng tích cực thanh toán, nhưng cũng không được quá cao nhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ căn cứ vào tỷ suất lãi vay của ngân hàng.

- Chiết khấu thương mại :

Công ty cần tiến hành áp dụng chiết khấu thương mại cho tất cả các mặt hàng của công ty. Đây là khoản mà công ty chấp nhận bỏ ra để thu hút khách mua hàng với số lượng lớn. Như vậy khách mua hàng với số lượng nhiều sẽ được hưởng chiết khấu thương mại và phương pháp hạch toán như sau:

Có TK 131 : Tổng số nợ

Cuối kỳ kết chuyển chiết khấu thương mại cho người mua sang TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Nợ TK 511 : Tổng số tiền chiết khấu thương mại

Có TK 521 : Tổng số tiền chiết khấu thương mại.

Tóm lại: khi khách hàng tìm đến công ty với chính sách chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi chọn mua hàng của công ty. Vì vậy công ty nên chú ý tới vấn đề chăm sóc khách hàng bằng biện pháp trên.

Thứ tư: Về việc trích lập dự phòng.

Để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tình hình tài chính trong mọi trường hợp xảy ra, công ty cần phải có khoản trích lập dự phòng giảm giá. Việc trích lập dự phòng làm tăng tổng số chi phí do đó sẽ làm mức thu nhập dòng của công ty trong năm trích lập giảm. Sau đây em xin trình bày về dự phòng giảm giá HTK, dự phòng phải thu khó đòi.

 Dự phòng giảm giá HTK: là việc dự phòng phần giá trị bị hao tổn do việc giảm giá trị hàng hoá.

- Lý do: Để tránh những tổn thất không đáng có do giá cả thị trưòng thay đổi đặc biệt là với mức dự trữ HTK lớn như của công ty.

- Xác định mức dự phòng giảm giá HTK: - Phương pháp hạch toán:

TK 159

TK 632 Lập dự phòng giảm giá HTK

Nếu số phải lập sang năm lớn hơn năm nay

Hoàn nhập dự phòng nếu sang năm nhỏ hơn năm nay

TK 159 Mức dự phòng giảm giá HTK = Số lượng HTK tại thời điểm lập BCTC x Giá gốc HTK theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK

 Dự phòng nợ phải thu khó đòi : là khoản dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các khoản nợ phải thu quá hạn hoặc chưa đến hạn nhưng có khả năng không đòi được.

- Lý do: Để đề phòng nợ phải thu thất thu khi khách hàng không có khả năng trả nợ.

- Xác định số dự phòng:

+ Theo quy định của Bộ tài chính mức trích lập dự phòng như sau:

• Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán:

 30% với mức quá hạn từ 03 tháng đến 1 năm.

 50% với mức quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

 70% với mức quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm

• Đối với khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng khách hàng đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục phá sản, người nợ mất tích bỏ trốn…thì công ty tiến hành trích lập dự phòng. + Các khoản phải thu đã trích lập dự phòng phải tiến hành theo dõi ngoài bảng và đòi liên tục trong 5 năm. Nếu sau 5 năm mà đòi được thì ghi vào thu nhập khác TK 711.

+ Lượng hàng tồn kho và khoản phải thu của công ty rất lớn đạt trên 15.6 tỷ đồng nên nguy cơ giảm giá HTK và mất khả năng thanh toán từ phía khách hàng rất dễ xảy ra. Như vậy sẽ làm cho tình hình tài chính của công ty trở nên khó khăn. Vì vậy công ty nên chủ động trích lập dự phòng và có các biện pháp thúc đẩy việc thanh toán của khách hàng. Mặt khác là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các loại vắc xin, thuốc thú y, phân bón và hoá chất cho nông nghiệp nên khách hàng rất đa dạng từ nông dân, trang trại, cửa hàng đến các doanh nghiệp. Công ty không thể lường hết tình hình thanh toán của mọi khách hàng. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế đầy biến động như hiện nay dù chỉ một biến động cũng có thể làm cho khách hàng mất khả năng thanh toán. Thực tế công ty chủ yếu cung cấp hàng cho các đại lý theo phương thức trả chậm nên việc thất thu là điều không tránh khỏi. Dự phòng phải thu khó đòi cần lập = Nợ phải thu khó đòi x Số % có khả năng mất

Cho nên cứ cuối năm công ty nên tiến hành kiểm tra các khoản phải thu khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng. Nếu thấy khách hàng nào gặp khó khăn về tình hình tài chính thì công ty nên dự đoán số tiền phải thu bị thất thu để trích lập dự phòng kịp thời. Ngoài ra còn cẩn có biện pháp thúc đẩy thu hồi nợ nhanh chóng.

Sau khi tính ra số tiền cần dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, Công ty cần tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng phải thu khó đòi để làm căn cứ hạch toán ghi sổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp TK 642.

- Phương pháp hạch toán: TK 642 TK 139 TK 642 TK 131 TK 415 Hoàn nhập dự phòng Lập dự phòng Số đã lập dự phòng Trừ vào quỹ dự phòng TC Xoá nợ Số còn thiếu

KẾT LUẬN

Công ty TNHH vật tư thú y Tiến Thành là một trong những nhà cung cấp các loại vắc xin, thuốc thú y, phân bón và chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp lớn tại Việt Nam.

Đây là lĩnh vực kinh doanh rộng, doanh thu của công ty ngày càng tăng nên công ty cần hoàn thiện hơn nữa đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Việc cần thiết và trước hết bây giờ là cần khắc phục những tồn tại mà bộ phận kế toán gặp phải. Khi nền kinh tế đang trong xu thế hội nhập như ngày nay thì công tác kế toán ngày càng phức tạp đòi hỏi các KTV phải nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa để cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và phân tích các thông tin tài chính một cách đầy đủ, chính xác cho công tác quản lý ngày càng tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình kế toán doanh nghiệp.

- Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.

PHỤ LỤC

Mẫu số: B-01/DNN

(Ban hành theo Quyết định CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

số 48/2006/QĐ-BTC ngày Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 12/09/2006 của Bộ Tài Chính)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Năm 2008

Người nộp thuế: Công ty TNHH vật tư thú y Tiến Thành Mã số thuế: 0101025924

Địa chỉ trụ sở: Số 8 - lô 4A - Trung Yên - Trung Hoà - Cầu Giấy Hà Nội.

Quận: Cầu Giấy Tỉnh/Thành phố: Hà Nội

Điện thoại: 04.37830586 FAX: 37830589 Email: tienthanhvet@hn.vnn.vn Đơn vị: Đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu MS Năm 2007 Năm 2008

(1) (2) (3) (5) (6)

TÀI SẢN

A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 18.369.916.145 19.073.983.613

I I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 7.849.614.575 3.417.580.091

II II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120

1 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121

2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn

129

III III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 5.639.800.507 6.245.679.414

1 1. Phải thu khách hàng 131 5.618.300.507 6.144.668.328

2 2. Trả trước cho người bán 132

3 3. Các khoản phải thu khác 138 21.500.000 101.011.086

4 4. Dự phòng phải thu khó đòi 139

IV IV. Hàng tồn kho 140 4.880.501.063 9.410.723.298

1 1. Hàng tồn kho 141 4.880.501.063 9.410.723.298

2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149

V V. Tài sản ngắn hạn khác 150

1 1. Thuế GTGT được khấu trừ 151

2 2. Thuế và khoản phải thu Nhà nước 152

3 3. Tài sản phải thu khác 158

B B – TÀI SẢN DÀI HẠN 200 103.949.636 170.368.489

I I. Tài sản cố định 210 103.949.636 170.368.489

1 1. Nguyên giá 211 610.969.638 735.158.065

3 3. Chi phí xây dựng dở dang 213

II II. Bất động sản đầu tư 220

1 1. Nguyên giá 221

2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế 221

III III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230

1 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231

2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 239

IV IV. Tài sản dài hạn khác 240

1 1. Phải thu dài hạn 241

2 2. Tài sản dài hạn khác 248 TỔNG TÀI SẢN 250 18.473.865.781 19.244.352.102 NGUỒN VỐN A A - NỢ PHẢI TRẢ 300 8.841.152.077 15.492.943.406 I I. Nợ ngắn hạn 310 8.841.152.077 15.492.943.406 1 1. Vay ngắn hạn 311 2 2. Phải trả người bán 312 7.476.082.123 13.059.246.016

3 3. Người mua ứng trước 313 40.775.000 51.800.000

4 4. Thuế và khoản nộp Nhà nước 314 1.324.294.954 2.381.897.390

II II. Nợ dài hạn 320

B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 9.632.713.704 3.751.408.696

I I. Vốn chủ sở hữu 410 9.632.713.704 3.751.408.696

1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 500.000.000 500.000.000

2 2. Lợi nhuận chưa phân hối 412 9.132.713.704 3.251.408.696

II II Quỹ khen thưởng, phúc kợi 420

TỔNG NGUỒN VỐN 430 18.473.865.781 19.244.352.102

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Đã ký Đã ký Đã ký và đóng dấu

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP

Đơn vị kiến tập: Công ty TNHH vật tư thú y Tiến Thành Sinh viên kiến tập: Nguyễn Thị Xuyến

Lớp: Kiển toán B Khoá: 48

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Nhận xét của đơn vị kiến tập:

………... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày… tháng… năm….

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Đơn vị kiến tập: Công ty TNHH vật tư thú y Tiến Thành Sinh viên kiến tập: Nguyễn Thị Xuyến

Lớp: Kiển toán B Khoá: 48

Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

………... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày… tháng… năm….

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH vật tư thú y Tiến Thành. (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w