V. Thị trường Upcom
b. Nguyên nhân dẫn đến tính thanh khoản kém của thị trường UPCOM:
Việc đưa ra mô hình quản lý như UPCOM là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu bức thiết nhất hiện nay khi những giao dịch trên OTC chứa đựng quá nhiều rủi ro, nhưng làm sao để quản lý hiệu quả là nhiệm vụ không hề đơn giản trong bối cảnh hiện có khoảng trên 4000 đơn vị thuộc đối tượng công ty đại chúng (vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên, có trên 100 cổ đông), nhưng số doanh nghiệp đăng ký với UBCK làm công ty đại chúng mới ở con số dưới 1000. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp không mặn mà với việc lên sàn, bởi hình thức tổ chức UPCOM được cho là không khác mấy so với sàn giao dịch chứng khoán niêm yết.
Các doanh nghiệp OTC hiện đang được khuyến khích tham gia sàn UPCOM, mặc dù theo luật các doanh nghiệp này buộc phải vào UPCOM. Bộ tài chính cũng quy định trong vòng 6 tháng, doanh nghiệp phải đăng ký lưu ký tại trung tâm Lưu ký và khi đã đăng ký thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó không thể giao dịch tại sàn OTC tự do được vì mọi chuyển nhượng quyền sở
Vào UPCOM đòi hỏi doanh nghiệp OTC phải có một hệ thống báo cáo tài chính minh bạch để kiểm toán được. Hoặc ngay cả chuyện quản lý sổ cổ đông, trước đây họ trực tiếp quản lý sổ cổ đông nhưng khi tham gia Upcom họ sẽ phải giao cho công ty chứng khoán và như thế họ sẽ không biết được cổ đông là ai, giá cổ phiếu diễn biễn ngoài tầm kiểm soát như thế nào… là những yếu tố khiến doanh nghiệp OTC ngần ngại. Bởi trong giai đoạn khó khăn, việc cung cấp thông tin cũng như báo cáo tài chính minh bạch và thường xuyên ra công chúng như khi lên sàn UPCOM có thể trở thành con dao hai lưỡi đối với thương hiệu cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác, với những quy định khá chặt chẽ nhằm hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro và những điều kiện giao dịch không khác mấy so với thị trường niêm yết, như chỉ chấp nhận duy nhất hình thức thanh toán bù trừ đa phương, thời gian thanh toán là T+3, chắc chắn sẽ giảm tính hấp dẫn vốn có của thị trường này. Bởi giao dịch trên các chợ OTC tự do hiện nay đang thực hiện với thời gian T+0, cũng như áp dụng phổ biến các hình thức mua bán khống, tuy rủi ro cao nhưng luôn đi kèm với lợi nhuận hấp dẫn. Do đó những lo ngại về tính thanh khoản của cổ phiếu OTC sau khi lên sàn UPCOM là hoàn toàn có cơ sở.
Có lẽ, sẽ mất không ít thời gian để UPCOM thay thế được “chợ” OTC tự do chứ chưa nói đến chuyện xóa hẳn chợ này. Và với các nhà đầu tư, cho dù việc chuyển nhượng cổ phiếu qua “chợ” OTC có rủi ro thì những lo ngại về các sự cố vừa diễn ra có lẽ cũng không lớn bằng lo ngại về chuyện cổ phiếu OTC mà họ nắm gữi bị mất tính thanh khoản, khi vì một lý do nào đó mà sàn giao dịch OTC bị tê liệt.
UPCOM là thị trường được tổ chức trên nguyên tắc thị trường OTC có tổ chức. Giao dịch Upcom với vai trò chính là các nhà tạo lập thị trường (market maker) mà trung tâm là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên hiện nay các công ty chứng khoán chưa thể đảm nhận được do quy mô của các công ty chứng khoán hiện nay còn hạn chế, nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo nhiều nhà đầu tư cho biết: Trước hết , do doanh nghiệp niêm yết trên sàn không có nghĩa vụ phải công bố thông tin nên các nhà đâu tư không nắm rõ được hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, có sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư với các công ty chứng khoán bởi chỉ có công ty chứng khoán mới có quyền mua bán một loại cổ phiếu trong ngày, còn các nhà đầu tư không thể thực hiện lệnh mua bán cùng lúc. Đặc biệt trong tình cảnh hiện nay với quy định T+3 thì rủi ro sẽ rất cao.
Quan trọng hơn cả là những bất cập trong qui định pháp lý tạo nên rào cản giữa bên mua và bên bán. Nếu như giao dịch trên OTC, chỉ cần một cú điện thoại các nhà đầu tư có thể gặp nhau và mua bán trao tay. Nhưng trên thị trường Upcom, thông thường người cần bán cổ phiếu tự tìm người mua và ngược lại. Sau đó, hai bên thỏa thuận giá cả, số lượng cổ phiếu, thông qua hệ thống giao dịch lệnh mua - bán sẽ khớp. Thế nhưng, thị trường không phải lúc nào cũng có sẵn người mua - bán nên lệnh của nhà đầu tư sẽ được đưa lên bảng điện tử để tìm đối tác. Tuy nhiên, bên mua và bên bán vẫn khó giao dịch thành công. Cụ thể, phiên giao dịch đầu tiên (ngày 25-6) đã có lệnh đặt mua 50 cổ phiếu SME (Công ty Chứng khoán SME) với giá 16.800 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, lệnh bán có mức giá tương ứng nhưng số lượng 3.000 cổ phiếu nên lệnh
không khớp. Đặc biệt, trong 4 phiên giao dịch liên tiếp, cổ phiếu của Công ty Cafico VN (CFC) vẫn chưa xác định được mức giá, nguyên nhân là có người bán nhưng không có người mua và ngược lại hoặc bên mua và bên bán đã gặp nhau về giá nhưng không gặp nhau về khối lượng nên chưa có cổ phiếu nào khớp lệnh...Nguyên nhân là do với phương thức thỏa thuận giao dịch thông thường và điện tử, bên mua và bên bán phải có mức giá và khối lượng tương ứng mới có thể gặp nhau.
Theo quy định, chỉ có công ty chứng khoán mới được phép mua - bán cùng một cổ phiếu trong ngày. Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân có quan hệ thân thiết với công ty chứng khoán có thể lách luật bằng cách “núp bóng” tài khoản của công ty chứng khoán để mua – bán, chốt lời hoặc cắt lỗ cùng một cổ phiếu trong ngày. Điều này đồng nghĩa một số tổ chức, cá nhân có được thời gian thanh toán là T+0, trong khi quy định chung thời gian thanh toán là T+3. Một số ý kiến cho rằng đây là yếu tố bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư trên sàn UPCoM.
Mặt khác, luật chơi cho phép nhà đầu tư ký quỹ khi mua chứng khoán. Thế nhưng, thực tế không phải nhà đầu tư nào cũng được phép ký quỹ hoặc phải ký quỹ 100% giá trị giao dịch. Tùy thuộc vào mức độ uy tín của nhà đầu tư, mỗi công ty chứng khoán đưa ra tỉ lệ ký quỹ 30%-50%, lãi suất của số tiền còn lại mà công ty chứng khoán ứng cho nhà đầu tư mua cổ phiếu cũng tùy thuộc mối quan hệ thân thiết giữa hai bên.
Một trong những lý do khiến nhà đầu tư ngần ngại lên sàn UPCoM là thông tin của doanh nghiệp. Trong 10 DN tiên phong tham gia UPCoM, chỉ có 5 DN công bố thông tin chi tiết. Do DN không có nghĩa vụ công bố thông tin hằng quý nên nhiều nhà đầu tư không an tâm nếu DN không công bố thông tin mới nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu. Trong khi đó, cơ quan quản lý chỉ khuyến khích DN công bố những thông tin quan trọng. Vì thế, sàn UPCoM và các DN chưa tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư.
Theo các chuyên gia, thị trường UPCoM với mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư nhưng phương thức giao dịch không có gì đặc biệt so với sàn niêm yết. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư cho rằng, sàn UPCoM vận động như một sàn niêm yết bình thường, chẳng khác nào một sàn thứ 3. Còn các nghiệp vụ khác thì riêng các Công ty chứng khoán cũng đã đảm nhận tốt chứ không cần nhờ đến UPCoM nữa. Bởi vậy, thị trường này chỉ thu hút một số nhà đầu tư nhỏ lẻ do biện pháp hạn chế rủi ro đồng nghĩa với “hạn chế” lợi nhuận. Trong khi hầu hết các nhà đầu tư chơi OTC đều kỳ vọng lợi nhuận hấp dẫn với khả năng chấp nhận rủi ro cao, đặc biệt qua hoạt động mua bán khống - hoạt động cơ bản tạo nên sự sôi động của OTC.
Về phía doanh nghiệp, đại diện một công ty đại chúng chia sẻ: TTCK đang trong giai đoạn trầm lắng, nền kinh tế suy giảm cũng là yếu tố khiến doanh nghiệp không hào hứng với UPCoM. Bởi trong giai đoạn khó khăn, việc cung cấp thông tin cũng như báo cáo tài chính minh bạch và thường xuyên ra công chúng như khi lên sàn UPCoM có thể như con dao 2 lưỡi đối với
Ngay tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán, hiện chỉ hơn 400 công ty đại chúng được cấp mã chứng khoán. Đặc biệt, tốc độ cấp mã chứng khoán thời gian gần đây vẫn không tăng nhiều dù thời hạn cuối của lộ trình đăng ký đang đến gần. Theo giải thích của các công ty đại chúng chưa niêm yết, thời gian mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra quá ngắn nên chưa thể hòa thành các thủ tục cần thiết. Một số đơn vị khác thì cho rằng, chưa phải thời điểm thích hợp để đăng ký niêm yết. Thậm chí, khá nhiều doanh nghiệp cho rằng thị trường UPCoM kém hấp dẫn hơn nhiều so với sàn niêm yết chính thức, do đó mục tiêu của họ là đi thẳng lên sàn này nên cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị.