Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường UPCoM: a Tổng hợp diễn biến thị trường UPCOM:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sàn giao dịch HNX (Trang 45 - 47)

V. Thị trường Upcom

3. Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường UPCoM: a Tổng hợp diễn biến thị trường UPCOM:

a. Tổng hợp diễn biến thị trường UPCOM:

Ngày 24/7, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tổng kết lại giao dịch trên sàn UPCoM sau một tháng đi vào hoạt động (phiên đầu tiên vào ngày 24/6/2009).

Sau 10 cổ phiếu tham gia đợt đầu tiên, đến ngày 24-7 UPCOM đã có 11 cổ phiếu với tổng giá trị đăng ký giao dịch là 1.580 tỷ đồng. Dự kiến trong thời gian ngắn tới sẽ tiếp tục có thêm một số doanh nghiệp đăng ký tham gia.

Theo HNX, sau một tháng triển khai “hệ thống giao dịch UPCOM được đánh giá là hoạt động ổn định, suôn sẻ, an toàn”.

Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCOM tính đến phiên giao dịch ngày 24/7/2009 đạt 2.760 tỷ đồng. Trong đó, các cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất là ABI của công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (938,6 tỷ đồng, chiếm 34% tổng mức vốn hóa toàn thị trường), kế đến là VDS của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (429 tỷ đồng, chiếm 15,54%).

Tổng khối lượng giao dịch thị trường UPCOM đạt hơn 8 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị giao dịch đạt 112, 24 tỷ đồng; trong đó khối lượng giao dịch theo hình thức thỏa thuận điện tử là 7.452.070 cổ phiếu ( chiếm 93,06%) và theo hình thức thỏa thuận thông thường là 555.556 cổ phiếu ( chiếm 6.94%). Khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 333.651 cổ phiếu và giá trị giao dịch bình quân phiên là 4,68 tỷ đồng. Phiên giao dịch có khối lượng lớn nhất là ngày đầu tiên ( 24/6) với 1.103.853 CME với tổng khối lượng đạt 3.146.720 cổ phiếu ( chiếm 39,3% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường ). Tiếp đến là APS của công ty cổ phần chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương với khối lượng đạt 2.128.724 cổ phiếu ( 26,6%).

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện giao dịch đối với các cổ phiếu ABI, ASP và SME. Trong đó, họ quan tâm mạnh tới cổ phiếu SME với khối lượng giao dịch đạt 18.500 cổ phiếu. Giao dịch của khối ngoại đối với các cổ phiếu này đều là mua ròng ( trừ SME), với tổng khối lượng mua ròng là 8.200 cổ phiếu, tương đương với giá trị mua ròng là gần 192 triệu đồng.

Trong khi thị trường niêm yết ở cả hai sàn và thị trường OTC rất sôi động thì những mã cổ phiếu đang niêm yết trên UPCOM tỏ ra không được các nhà đầu tư mặn mà. Thị trường Upcom đi vào hoạt động vốn được đánh giá là một sự kiện quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi vận hành đầy đủ hai loại thị trường thứ cấp chính thức cho các công ty đại chúng với tính minh bạch cao và chuyên nghiệp. Nhưng thị trường liên tục chịu nhiều phiên giảm điểm liên tiếp do thiếu vắng hàng hóa tốt, không thu hút được các nhà đầu tư quan tâm.

Thị trường UPCOM đã trải qua những phiên giao dịch đầu tiên tương đối thành công , tuy nhiên, tính thanh khoản vẫn là điểm yếu nhất của sàn này. Có mốc khởi điểm được mặc định ban đầu là 100 điểm, nhưng chỉ sau 3 phiên giao dịch chỉ số UPCOM Index đã mất gần 13%, chỉ còn 87,89 điểm, giảm 12,11 điểm so với điểm xuất phát. Lượng giao dịch tại thị trường UPCOM cũng khá khiêm tốn , bình quân mỗi phiên chỉ có khoảng 300.000 cổ phiếu được giao dịch, với khoảng hơn 4 tỷ đồng tính về giá trị giao dịch.

Đi vào hoạt dộng được 1 tháng, việc khối lượng và giá trị giao dịch tại sàn UPCOM đạt thấp một phần có thể do số lượng doanh nghiệp giao dịch trên sàn còn ít, mới có 11 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu so sánh với 2 sàn chính thức là sàn Hà Nội và sàn TP.HCM thì có thể thấy rõ, khối lượng giao dịch bình quân trên mỗi cổ phiếu của sàn UPCOM cũng thấp hơn nhiều so với 2 sàn này.

Cụ thể là, hiện số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn TP.HCM chỉ nhiều gấp khoảng gần

17 lần so với sàn UPCOM, nhưng khối lượng giao dịch bình quân tại đây đạt khoảng 40 triệu cổ phiếu mỗi phiên, gấp tới 130 lần khối lượng bình quân của sàn UPCOM. Nếu xét về giá trị thì giá trị giao dịch mỗi phiên tại sàn TP.HCM đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tức khoảng 300 lần so với giá trị giá trị giao dịch bình quân trên sàn UPCOM.

Mặc dù quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM nhỏ hơn so với các sàn chính thức cũng có thể lý giải cho thực tế nêu trên, nhưng chênh lệch này thực chất cũng không phải là quá lớn. Trong số các doanh nghiệp đăng ký giao dịch tại UPCOM, có tới ½ số doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng . Cụ thể, vốn của Công ty Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương lên tới 260 tỷ đồng. Tập đoàn HIPC hơn 150 tỷ đồng, công ty chứng khoán SME là 150 tỷ đồng, công ty Trường Phú 100 tỷ đồng, chứng khoán Rồng Việt 330 tỷ đồng.

Với những công ty có vốn điều lệ lên tới hàng trăm tỷ đồng ,cũng khó có thể nói rằng, đó là những doanh nghiệp quá nhỏ. Trong những phiên vừa qua, nhà đầu tư cá nhân vẫn chưa tham gia đáng kể các giao dịch trên sàn UPCOM mà đối tượng giao dịch tích cực nhất vẫn là các công ty chứng khoán.

Tháng 10/2009, thị trường UPCoM đón nhận thêm 4 cổ phiếu ĐKGD mới là API, GTH, TNM và VPC, với tổng khối lượng ĐKGD mới là 37,73 triệu cổ phiếu, nâng quy mô thị trường UPCoM lên 21 cổ phiếu, với tổng khối lượng ĐKGD là 238,3 triệu cổ phiếu, giá trị cổ phiếu ĐKGD theo mệnh giá tương ứng là 2.383 tỷ đồng. KLGD thị trường UPCoM đạt 8,9 triệu cổ phiếu, GTGD tương ứng là 129 tỷ đồng, tăng 14,65% về KLGD và 20,51% về GTGD so với tháng 9/2009. UPCoM - Index đóng cửa ở mức 72,72 điểm, tăng 6,05 điểm (9,07%) so với tháng trước.

Các cổ phiếu được thị trường quan tâm nhiều nhất trên thị trường UPCoM là cổ phiếu của các công ty chứng khoán. Trong đó, cổ phiếu có KLGD lớn nhất là APS với tổng KLGD đạt 4,16 triệu cổ phiếu (chiếm 46,83% tổng KLGD toàn thị trường). Tiếp theo là TAS với tổng KLGD đạt 1,13 triệu cổ phiếu (12,7% tổng KLGD toàn thị trường), VDS đứng thứ 3 với KLGD 0,91 triệu cổ phiếu (10,24% tổng KLGD toàn thị trường). Đây cũng là 3 cổ phiếu có GTGD lớn nhất trên thị trường, với GTGD tương ứng là 51,9 (40,24%), 16,55 (12,83%) và 15,46 (11,99%) tỷ đồng.

Về giá giao dịch, toàn thị trường có 11 cổ phiếu tăng giá, 5 cổ phiếu giảm giá. Cổ phiếu có giá giao dịch bình quân tăng mạnh nhất trong tháng 10 là BTC với tỷ lệ tăng giá 57,64% tương đương mức tăng 18.100 đồng/CP. Tăng giá mạnh tiếp theo là CFC với mức tăng 53,85% (14.000 đồng/CP) và MAS tăng 53,44% (10.100 đồng/CP). Trong nhóm cổ phiếu giảm giá, cổ phiếu giảm mạnh nhất là ABI với tỷ lệ giảm 11,11% (-1.600 đồng/CP), tiếp theo là DNT giảm 9,57% (-1.100 đồng/CP), SVS giảm 4,92% (-600 đồng/CP).

Trong tháng 11, cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Xây dựng Công trình 3 (thành viên của Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam) (UPCoM: CT3) chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM và trở thành cổ phiếu thứ 25 đăng ký giao dịch trên thị trường với khối lượng đăng ký giao dịch 2,181,209 cổ phiếu, nâng tổng khối lượng ĐKGD trên thị trường UPCoM lên gần 269.6 triệu cổ phiếu, tổng giá trị đăng ký giao dịch theo mệnh giá tương ứng là 2,696 tỷ đồng.

Vào ngày 18/11, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và Công ty cổ phần chứng khoán thương mại và công nghiệp Việt Nam (VICS) đã ký kết hợp đồng tư vấn đăng ký UPCoM tại HNX và lộ trình triển khai đăng ký giao dịch cho 6 doanh nghiệp. Việc làm này nhằm thúc đẩy hoạt động trên thị trường giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết. Theo đó, các doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần Ắc quy Tia sáng, Công ty cổ phần Pin Ắc quy Vĩnh Phú, Công ty cổ phần Lương thực Đông Bắc, Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất, Công ty cổ phần Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì sẽ được hỗ trợ việc đăng ký lưu ký tại VSD, xây dựng lộ trình đăng ký giao dịch tại HNX.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sàn giao dịch HNX (Trang 45 - 47)