bị tuột dốc về tốc độ tăng trưởng, hiện nay thời điểm lên cao nhất chỉ đạt được 7-8% trong khi tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2006 là 8-9%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm của đàn lợn bởi các dịch bệnh. Trong khi đó thức ăn cho lợn của công ty chiếm một phần không nhỏ trong cơ cấu sản phẩm. Trước tình hình đó công ty không cắt giảm vốn đầu tư mà đang có chính sách chuyển dịch dần cơ cấu đầu tư sang các sản phẩm thức ăn cho gia cầm.
II. TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI NƯỚC TA CHĂN NUÔI NƯỚC TA
1. Triển vọng
Nước ta là một nước nông nghiệp lấy ngành chăn nuôi làm trọng điểm. Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta đang có ưu thế về tốc độ tăng trưởng, luôn ở mức cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của cả ngành nông nghiệp. Năm 2008, tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 22,5% , tổng giá trị toàn ngành chăn nuôi đạt 21.980 tỷ đồng. Chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi đã được cải thiện, phương thức chăn nuôi trang trại, hàng hoá bước đầu hình thành và phát triển nhanh về số lượng và quy mô. Bên cạnh đó công nghệ chăn nuôi đã có những tiến bộ đáng kể. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi phát triển. Những năm gần đây, công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển nhanh với tỷ trọng thức ăn công nghiệp chiếm gần 39% tổng lượng thức ăn tinh.
Về cơ cấu vật nuôi, đàn vật nuôi của nước ta hiện nay đã phát triển hoàn chỉnh và phong phú: gồm có đàn bò, đàn trâu, ngựa, đàn lợn, đàn dê, cừu, và đàn gia cầm. Trong đó, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lợn và gia cầm chiếm tỷ trọng cao, tiếp đến là bò thịt. Chăn nuôi lợn từ trước đến nay luôn giữ vai trò chủ đạo trong ngành chăn nuôi cả nước. Ngoài ra, ngành nuôi trồng thuỷ hải sản nước ta cũng đang ngày được quan tâm, hiện nay sản lượng thủy hải sản nước ta hiện nay là 2063,8 nghìn tấn, với qui mô sản xuất như vậy, lượng thức ăn chăn nuôi cho ngành này là một nhu cầu cấp thiết. Chiến lược phát triển nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 đã xác định rõ: Chăn nuôi là hướng phát triển quan trọng, lâu dài của sản xuất nông nghiệp, là ngành có thế mạnh, có tỷ suất hàng hóa cao. Cần tập trung đầu tư phát triển ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Theo đó, việc đầu tư cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi của nước ta cũng đang trong giai đoạn cần được quan tâm đúng mức.
Về nguồn nguyên liệu: Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, với bờ biển dài hơn 3.000 km hoàn toàn đủ khả năng cung cấp nguyên liệu bột cá cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việt Nam đang hướng ngành thủy sản chú trọng hơn trong việc quy hoạch thời gian đánh bắt cá hợp lý vừa bảo đảm nguồn lợi thủy sản, vừa có tác dụng giữ ổn định mức giá và chất lượng nguyên liệu bột cá. Là một nước nông nghiệp nhiệt đới, nước ta có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành chăn nuôi. Tập trung vào các giải pháp cụ thể nhằm tạo đủ nguồn thức giàu năng lượng như cám, gạo, ngô, sắn...; đồng thời chủ động khai thác tối đa nguồn nguyên liệu giàu đạm, đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất hoá dược, khoáng, vi lượng, vi sinh, enzyme, công nghệ sinh học tạo nguồn nguyên liệu thức ăn bổ sung trong nước, chẳng hạn như khuyến khích các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trực tiếp ký hợp đồng với người nông dân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trồng ngô, đậu tương, sắn... để có nguồn nguyên liệu ổn định. Nhu cầu lớn trong nước và tầm quan trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nước ta là cơ sở để đầu tư cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Định hướng đầu tư mới cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam hướng tới việc khuyến khích phát triển hệ thống sản xuất hiện đại và hiệu quả. Nhà nước đã và đang định hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam rõ ràng hơn, như hỗ trợ đào tạo kỹ thuật, đào tạo nghiên cứu sản xuất để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài có thể tràn vào Việt Nam.
2. Thách thức
Là một nước nông nghiệp có ngành chăn nuôi lâu đời nhưng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức từ các nguyên nhân chủ quan - những yếu kém nội tại lẫn những nguyên nhân khách quan của thời cuộc, gây ra ít nhiều ảnh hưởng tới công cuộc sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung và của công ty XNK và Đầu tư IMEXIN nói riêng.
Thứ nhất là trở ngại trong vấn đề nguyên liệu đầu vào. Nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước chỉ đáp ứng được 70% so với nhu cầu sản xuất, số còn lại phải nhập khẩu. Lượng thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam được nhập khẩu khá lớn do nhu cầu trong nước đáp ứng không đủ. Nước ta còn thiếu khả năng thực hiện quy hoạch phát triển toàn diện các nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợ cho ngành thức ăn chăn nuôi, diện tích trồng ngô và các cây nguyên liệu khác lớn nhưng năng suất thấp đầy giá thức ăn chăn nuôi cao hơn so với các nước trong khu vực. Giá nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn cũng ngày một tăng cao.
Thứ hai, khó khăn về thị trường đầu ra. Nguyên nhân của khó khăn này là do các dịch bệnh liên tiếp như cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, đã đe dọa trực tiếp ngành chăn nuôi, khiến đầu ra của thị trường thức ăn chăn nuôi giảm sút nghiêm trọng. Các dịnh bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi là các bạn hàng của công ty, làm giảm doanh thu, gây gián đoạn đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của công ty.
Thứ ba là tình trạng trái ngược giữa chất lượng và giá cả. Giá thức ăn chăn nuôi của Việt Nam luôn cao hơn so với các nước trong khu vực từ 10 - 20%. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi thời gian qua cũng đi kèm với tồn tại trong công tác giám sát, kiểm định chất lượng. Chất lượng thức ăn không đạt yêu cầu nêu trên đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Giá cả không thể cạnh tranh mà chất lượng cũng chưa chắc bảo đảm tốt hơn sản phẩm của nước ngoài, bởi vậy hiện hay, hơn 50% lượng thức ăn chăn nuôi đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn phải nhập từ các nước khác về.
Cuối cùng là thách thức gây ra bởi nền kinh tế vĩ mô. Trước hết là tình trạng lạm phát. Từ cuối 2007, Việt Nam đã rơi vào cuộc lạm phát phi mã và kéo dài từ đó đến nay. Lạm phát làm tăng giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tiếp theo là thắt chặt tín dụng. Với tín dụng thương
mại, do lạm phát, Chính phủ đã chủ trương thắt chặt tín dụng và đầu tư, gây khó khăn trong việc huy động vốn để đầu tư sản xuất cho cả các chủ trang trại và các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.