I Nguyên liệu tinh 47% Nguyên liệu thô 25%
b. Đầu tư cho hàng tồn trữ
Ta có thể nói một cách đơn giản hàng tồn trữ của doanh nghiệp bao gồm tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bán thành phẩm và thành phẩm... Xuất phát từ vai trò của hàng dự trữ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể thấy nó được sử dụng để đảm bảo sự ổn định cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy đâu tư vào hàng dự trữ là việc không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Là nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, nhu cầu về dự trữ hàng tồn kho của nhà máy SXTĂCN Nam Mỹ khá cao, vì nhu cầu về thức ăn cho ngành chăn nuôi trên thị trường là thường xuyên, không theo thời vụ. Hơn nữa nhiệm vụ của nhà máy không chỉ là sản xuất mà còn xuất bán sản phẩm nên khoản mục hàng dự trữ của nhà máy gồm cả nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thành phẩm, hàng hóa.
Bảng 13: Đầu tư vào hàng tồn trữ của nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ
STT Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chi phí (Trđ) Tỷ trọng (%) Chi phí (Trđ) Tỷ trọng (%) Chi phí (Trđ) Tỷ trọng (%) 1 Tồn kho ngyên vật liệu 2.317 23,8 2.852 27,0 2.970 26,4
2 Công cụ dụng cụ 70 0,7 77 0.7 99 0.9 3 Chi phí kinh doanh dở dang 3.582 36,7 3.806 36,0 3.766 33,5
4 Thành phẩm 2.491 25,6 2.551 24.1 3.000 26,7
5 Hàng hóa 1.173 12,03 1.252 11.9 1.336 11,9
6 Hàng gửi đi bán 119 1,2 30 0,3 57 0,5
Tổng chi phí đầu tư 9.752 100 10568 100 11228 100
Nguồn: Phòng Tài chính -Kế toán Công ty XNK và Đầu tư
Nhìn chung, dự trữ hàng tồn kho của nhà máy có xu hướng tăng lên, điều đó chứng tỏ nhà máy vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Quy mô hàng tồn kho cũng phản ánh phần nào quy mô sản xuất của doanh nghiệp vì vậy có thể thấy doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, không những duy trì mà còn tăng sản lượng sản lượng sản xuất đặc biệt là năm 2008. Chi phí đầu tư cho hàng dự trữ tăng cũng có nguyên nhân là do giá thành nguyên nhiên vật liệu tăng.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi là lĩnh vực yêu cầu nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, tích trữ với khối lượng lớn, có những nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài nên phải dự trữ trong kho trong thời gian dài nên chi phi đầu tư cho nguyên vật liệu khá cao và chiếm 23,76 % năm 2006, 26,99 % năm 2007, 26,45% năm 2008. Chi phí này bao gồm vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi thường không để được lâu vì có chứa nhiều chất tinh bột nên thời gian bảo quản một đợt nhập kho thường ngắn. Nhưng chi phí bảo quản vẫn cao vì việc bảo quản là thường xuyên do nguyên vật liệu phải nhập kho nhiều đợt, điều đó cũng làm tăng chi phí vận chuyển. Để đảm bảo cho nguyên vật liệu không bị hỏng cần các tiêu chuẩn bảo quản đặc biệt, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm, chất bảo quản… Mỗi loại
nguyên vật liệu lại có các tiêu chuẩn bảo quản khác nhau.
Những năm gần đây, giá cả nguyên liệu trên thị trường tăng nhanh nên chi phí đầu tư cho nguyên liệu cũng tăng qua các năm. Chẳng hạn, giá đậu tương tinh chế nhập khẩu từ nước ngoài, năm 2006 chi ở mức khoảng 260 USD/tấn, năm 2007 đã lên 280 USD/tấn và năm 2008 có lúc lên tới gần 400 USD/tấn.
Giá trị nguyên liệu tăng lên cũng góp phần làm giá trị thành phẩm tồn kho tăng: 2.491 triệu đồng năm 2006, 2.551 triệu đồng năm 2007 và 3.000 triệu đồng năm 2008. Năm 2008, công ty sản xuất thêm một số loại thức ăn ép viên dành cho lợn khiến quy mô sản xuất tăng.