Thực trạng đầu tư vào tài sản lưu động

Một phần của tài liệu Đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty XNK và Đầu tư (IMEXIN) (Trang 32 - 34)

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ

3. Thực trạng đầu tư vào tài sản lưu động

Là nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, tài sản lưu động có vai trò vô

cùng to lớn đối với nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ vì vậy nhà máy dành khoảng 60-70% vốn đầu tư hàng năm cho tài sản lưu động. Tài sản lưu động của nhà máy khá đa dạng bao gồm nguyên liệu và hàng tồn trữ. Hàng tồn trữ của nhà máy là toàn bộ các hàng hóa, thành phẩm, chi phi sản xuất dở dang, công cụ dụng cụ, vật liệu tồn kho được giữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong đó, đầu tư cho nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 50 - 60%

vốn đầu tư tài sản lưu động (Bảng 12), vì chi phí nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi khá cao, khối lượng nguyên liệu lớn và có nhiều chủng loại nguyên vật liệu.

Đầu tư cho nguyên liệu và đầu tư cho hàng tồn trữ các năm qua đều tăng cho thấy nhà máy sản xuất ổn định và gia tăng sản lượng. Năm 2008 do khối lượng và giá nguyên vật liệu mua vào để chế biến thức ăn cao hơn so với các năm trước nên chi phí đầu tư cho nguyên liệu tăng mạnh, từ 14.505 triệu đồng năm 2007 đến 20.587 triệu đồng năm 2008, tăng 41,9%.

Dựa vào bảng so sánh định gốc ta thấy vốn đầu tư cho tài sản lưu động đã gia tăng một cách đáng kể so với năm 2003. Như đã phân tích, năm 2003 là năm đầu hoạt động nên quy mô sản lượng sản xuất chỉ ở mức thử nghiệm. Kể từ năm 2004 trở đi, vốn bỏ vào nguyên vật liệu và hàng tồn kho tăng lên rõ rệt, năm 2004 vốn đầu tư cho nguyên vật liệu tăng 3,4% so với năm 2003, năm 2005 tăng 25,7%... và tới năm 2008 tăng 144,2% tức là gần gấp 2,5 lần năm 2003, tương tự vốn đầu tư hàng dự trữ cũng tăng tương ứng, năm 2008 vốn đầu tư cho hàng tồn trữ của nhà máy tăng 74% so với năm 2003.

Bảng 11. Đầu tư vào tài sản lưu động của nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ

TT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) I Tổng đầu tư TSLĐ 14.883 100 16.784 100 19.307 100 23.531 100 1 Nguyên liệu 8.430 56,6 9.559 57,0 10.593 54,9 13.779 58,6 2 Hàng tồn trữ 6.453 43,4 7.225 43,0 8.714 45,1 9.752 41,4 II So sánh (%) - So sánh định gốc 2004/2003 2005/2003 2006/2003

1 Nguyên liệu 1.129 13,4 2.163 25,7 5.349 63,5

2 Hàng tồn trữ 772 12,0 2.261 35,0 3.299 51,1

- So sánh liên hoàn 2004/2003 2005/2004 2006/2005

1 Nguyên liệu 1.129 13,4 1.034 10,8 3.186 30,1

2 Hàng tồn trữ 772 12,0 1.489 20,6 1.038 11,9

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Công ty XNK và Đầu tư

Về tốc độ tăng hàng năm, nhìn chung, tốc độ tăng luôn là số dương cho thấy năm sau vốn đầu tư cho các khoản cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn đầu tư vào cả nguyên liệu và hàng dự trữ đều không đều. Chẳng hạn, năm 2006 mức tăng của đầu tư cho nguyên liệu so với năm 2005 là 30,1 % trong khi mức tăng trước đó chỉ là 10,8%, còn mức tăng của vốn đầu tư cho hàng dự trữ lại giảm từ 20,6% xuống 11,9%. Sở dĩ như vậy là vì năm 2006 vòng quay hàng tồn trữ khá lớn. Điều đó phần nào cho thấy nhà máy đã bán được hàng và quay vòng vốn nhanh hơn mọi năm nên vốn bỏ ra để mua nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất cũng tăng. Còn chi phí bảo quản hàng tồn trữ lại giảm xuống do thời gian tồn hàng ngắn, ít phải sử dụng hơn đến các biện pháp đặc biệt để bảo quản hàng.

Vốn đầu tư tăng dần vào tài sản lưu động là dấu hiệu tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Một phần của tài liệu Đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty XNK và Đầu tư (IMEXIN) (Trang 32 - 34)