16 Lê Nin to n tà ập – Tập 2 Nxb sự thật – 1959 (tr 693)
3.1.2: Văn bản Việt Nam:
+ Trước cách mạng tháng Tám
Vào thời kỳ phong kiến, triều đình có ban hành các điều lệ luật pháp để bảo vệ thành quách, đình, đền, chùa, miếu … các công trình tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, các công trình liên quan tới hoàng tộc.
Thời Lê Thánh Tông đã ban hành luật Hồng Đức trong đó ghi rất rõ và chi tiết từng loại tội vi phạm tới di tích.
Chế độ phong kiến cũng thể hiện rõ vai trò của mình qua việc sắc phong, điều lệ nghi thức cho công trình tôn giáo, với đình thì sắc phong cho thần và các vị thần hầu hết là gắn với một thần tích, có vị còn gắn với hai ba thần tích, theo thống kê của viện Hán Nôm còn lưu giữ được 568 cuốn thần tích của 2821 xã thôn của nước ta. Với các ngôi chùa thì đượcc xếp vào ba hạng như sau: Đại danh lam, Trung danh lam, Tiểu danh lam (thường là các ngôi chùa nhỏ của dân) Ngoài ra để góp phần bảo tồn di tích, thì nhà nước cho các di tích một số ruộng hoa lợi, còn với những ngôi đình thì có ruộng làng. Đây cũng là nguồn thu duy trì bảo bệ di tích dưới các triều đại phong kiến ở nước ta. Việc bảo vệ di tích thời phong kiến thường giao cho Lễ bộ trông coi việc điều lệ của nhà nước, đồng thời có nhiệm vụ theo dõi các di tích để cấp sắc cho các di tích ở các địa phương.
Vào thời Pháp thuộc, chính quyền địa phương có ban hành “luật bảo tồn di sản văn hoá” năm 1913 và được bổ sung vào năm 1925, song vào thời Pháp thuộc dân ta không có chủ quyền nên các di tích hầu như không có được bảo tồn chỉ chú ý vào việc bảo tồn các di tích kiến trúc nghệ thuật.
Như vậy trước cách mạng tháng 8 việc bảo tồn, tôn tạo các di tích ở nước ta đã được các triều đại chú ý đến, song vẫn còn có rất nhiều di tích có giá trị nhưng so với tổng thể thì vẫn không được là bao. Và hầu hết như các di tích có niên địa sớm và có gía trị do rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan: thời tiết khí hậu nước ta (đa phần các di tích đều làm bằng gỗ) và sự tàn phá của cuộc chiến tranh xâm lược mà di tích nước ta còn lại đến ngày nay không nhiều, Đó cũng là một tổn thất đối với nền văn hoá nước nhà.
+ Sau cách mạng tháng 8:
Ngay sau khi giành được chính quyền Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến việc bảo vệ và sử dụng di tích ch của dân tộc. Một loạt các văn bản pháp lý làm cơ sở cho công tác bảo vệ di tích đã được ban hành.
Ngày 23/11/1945 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh 65 SL/CTP ấn định của nhiệm vụ Đông Phương Bác Cổ học viện, sắc lệnh đã nhấn mạnh việc bảo tồn cổ tích là việc cần thiết của nước Việt Nam. Đồng thời tuyên bố bãi bỏ tổ chức của Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ, cơ quan văn hoá nô dịch của thực dân Pháp ở nước ta và quyết định Học viện Đông Phương Bác Cổ (tên mới của cơ quan) có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích ở Việt Nam. Sắc lệnh coi toàn bộ di sản văn hoá là tài sản chung của toàn dân. Trong sắc lệnh ghi rõ “cấm phá huỷ đền, chùa, đình, miếu và những nơi thờ tự khác như: cung điện, thành quách, lăng mộ chưa được bảo tồn, nghiêm cấm phá huỷ các bia quý, văn bằng giấy má sách vở có tính chất tôn giáo có lợi cho lịch sử nhưng chưa được bảo tồn. Đồng thời sắc lệnh còn quy định việc nhà nước phải chi nhân sách cho việc bảo vệ, tu sửa di tích và công nhận các khoản trợ cấp cho học viện Đông Phương Bác Cổ.
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ban hấp hành TW Đảng đã ra thông tư số 38 TT/TW ngày 28/06/1956, thủ tướng chính phủ ra thông tư số 954/TTg ngày 7/7/2956 quy định rõ những điều khoản về bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội để có được văn bản pháp lý với hiệu lực cao hơn. Nghị định 519/TTg của thủ tướng chính phủ đã ký tháng 10/1957 về bảo tồn cổ tích. Văn bản đã xác định rõ đối
tượng và nhiệm vụ cơ bản của công tác Bảo tồn, Bảo tàng, quản lý di tích phục vụ sự nghiệp cách mạng. Nghị định này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn to lớn đối với ngành bảo tồn bảo tàng và công tác bảo vệ di tích lịch sử văn hoá. Đây cũng chính là văn bản khác thay thế nghị định 519/TTg gồm 7 mục và 32 điều khoản:
Mục I: Xác định “tất cả những bất động sản và động sản có giá trị lịch sử hay nghệ thuật (kể cả bất động sản nằm dưới đất hay dưới nước) bất cứ thuộc quyền sở hữu của ai nay đặt dưới sự bảo vệ của nhà nước.
Mục II: Nói về liệt hạng. Mục III: Sưu tầm và khai quật Mục IV: Bảo quản.
Mục V: Trùng tu và sửa chữa:
Mục VI: Xuất khẩu những di vật có giá trị. Mục VII: Khen thưởng và kỷ luật.
Với tính pháp lý nghị định 519/TTg đã trở thành cơ sở phát triển cho sự nghiệp bảo tồn bảo tàng ở nước ta, đồng thời đã ngăn chặn được nhiều biểu hiện do vô hình hay cố ý phá huỷ các di tích lịch sử văn hoá.
Giai đoạn chống Mỹ cứu nước, chính phủ đã ra nhiều chỉ thị quan trọng về công tác bảo tồn bảo tàng trong tình hình chiến tranh như chỉ thị quan trọng về quản lý các tư liệu Hán Nôm sử dụng các di tích lịch sử nghệ thuật liên quan tới công tác phòng không và chỉ thị về phát huy tác dụng di tích trong thời kháng chiến chống Mỹ cùng việc bảo tồn di tích lịch sử trong thời kỳ này.
Sau di tích lịch sử văn hoá nghệ thuật, hội đồng nhà nước đã ban hành pháp lệnh ngày 31/3/1984 và được công bố ngày 4/4/1984 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh do đồng chí Trường Chinh ký. Pháp lệnh gồm 5 chương và 27 điều. Ngay trong lời mở đầu pháp lệnh đã khẳng định rõ “di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh là tài sản lâu đời của dân tộc Việt Nam” Để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trong việc giáo dục tinh thần yêu nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, yêu chủ nghĩa xã hội và tự hào dân tộc nâng cao kiến thức phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hoá của nhân dân, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, làm giàu đẹp kho tàng di sản văn hoá dân tộc và góp phần làm phong phú văn hoá thế giới.
Nội dung pháp lệnh gồm 5 chương:
Chương I: Những quy định chung. Gồm 6 điều trong đó nêu được vài vấn đề như sau: khái niệm về di tích lịch sử văn hoá, xác định sự quản lý thống nhất đối với các di tích, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, nghĩa vụ của công dân.
Chương II: Công nhận di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh (gồm 5 điều).
Chương III: Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh (gồm 13 điều).
Chương IV: Việc khen thưởng và xử phạt. Chương V: Điều khoản cuối cùng
Ngày 31/12/1985 Hội đồng bộ trưởng đã ra nghị định số 288/HDBT với 18 điều quy định việc thi hành pháp lệnh về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Để thực hiện pháp lệnh và nghị định của hội đồng bộ trưởng bộ văn hoá đã ra thông tư 20b/VH-TT ngày 22/7/1986 về việc hướng dẫn thi hành pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Hướng dẫn giải thích từng điều khoản và quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu trách phương pháp tiến hành cho từng nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng di tích.
Thông tư liên bộ số 54/TT-LB ngày 11/8/1992 của bộ văn hoá thông tin và thể thao, bộ tài chính. Về chế độ cấp phát quản lý tài chính đối với các bảo tàng và di tích lịch sử văn hoá.
Ngoài ra trong các bài báo chính trị của các nhiệm kỳ đại hội đại biểu Đảng toàn quốc đều đề cập đến như một lĩnh vực quan trọng của công tác văn hoá.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng khoá VI đã nêu ra: “nhà nước cùng với nhân dân xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho văn hoá nghệ
thuật giữ gìn tôn tạo và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của di tích, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại”.
Tại công văn số 71/BTBT về kế hoạch 5 năm (1996 - 2000) ngày 25/2/1995 của nghành bảo tồn bảo tàng nêu rõ ”xây dựng hồ sơ khoa học cho các di tích đã được công nhận từng bước di tích lịch sử văn hoá để thống nhất quản lý, nghiên cứu lâu dài phục vụ khai thác trong tương lai” Với sự cố gắng của ngành văn hoá thông tin cùng với sự cố gắng của ban ngành có liên quan, công tác bảo tồn di tích đã thu được nhiều thành tích trong công việc giữ gìn và khai thác các di tích.
Luật di sản văn hoá ra đời đã được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001 và chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố ngày 1/1/2002. Luật gồm 7 chương và 74 điều. Đây là bộ luật có ý nghĩa rất lớn đối với ngành văn hoá nước ta.
Chương I: Những quy định chung.
Chương II: Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân đối với di sản văn hoá.
Chương III: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể. Chương IV: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá phi vath thể. Chương V: Quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
Chương VI:Khen thưởng và xử lý vi phạm. Chương VII: Điều khoản thi hành.
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hoá gồm 9 chương và 56 điều.
Chương I: Những quy định chung.
Chương II: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể. Chương III: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá phi vat thể. Chương IV: Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Chương V: Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Chương VI: Tổ chức và hoạt động của Bảo tàng.
Chương VII: Trách nhiệm của cán bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện luật di sản văn hoá.
Chương VIII: Việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Chương IX: Điều khoản thi hành.
Ngoài ra, các báo cáo chính trị của các nhiệm kỳ đại hội đại biểu Đảng toàn quốc đều đề cập tới một lĩnh vực quan trọng của công tác văn hoá.
Báo cáo chính trị đại hội Đảng khoá V đã nêu: “trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, một vai trò cực kỳ quan trọng thuộc hoạt động văn hoá nghệ thuật, văn hoá, sân khấu, âm nhạc, bảo tồn, bảo tàng.”…
Báo cáo chính trị đại hội Đảng khoá VI đã nêu ra : “nhà nước cùng với nhân dân xây dựng những cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho văn hoá nghệ thuật, giữ gìn tôn tạo và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của di tích, tiếp thu văn hoá tinh hoa của nhân loại….”
Dựa trên những văn bản được ban hành, kèm theo các báo cáo chính trị của các nhiệm kỳ đại hội đại biểu của các nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc, ngành bảo tồn bảo tàng đã có rất nhiều cố gắng trong việc phát hiện, kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xét duyệt công nhận di tích lịch sử văn hoá, song trên thực tế nhiều di tích lịch sử văn hoá dù đã được xếp hạng nhưng do chưa được bảo vệ chu đáo nên đã bị lấn chiếm, thu hẹp diện tích. Thực trạng các di tích bị thu hẹp là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là sự thiếu ý thức của người dân trong việc bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá và sự quan tâm chưa được sát sao của nhiều cơ quan quản lý. Công bằng mà nói, việc bảo vệ di tích không chỉ quy trách nhiệm cho ngành bảo tồn bảo tàng hay ban quản lý di tích mà đó là trách nhiệm của nhiều ban ngành, của các cơ quan có chức năng, để có thể xử lý kiên quyết, dứt điểm đối với các trường hợp vi phạm tài sản chung của toàn dân. Trong nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã nêu rõ : “bảo vệ di tích lịch sử văn hoá không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành bảo tồn bảo tàng mà còn là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là nhiệm vụ của tất cả
các ban ngành, các địa phương, việc bảo vệ di tích, di vật là điều rất cần thiết cần phải tăng cường”.
Gần đây do sự đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục và văn hoá của đất nước nên đã có sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc tạo ra sức mạnh trong việc quản lý nhà nước và thực hiện tốt các lĩnh vực chính sách về văn hoá nói chung và sự nghiệp bảo tồn bảo tàng nói riêng tạo ra những nề nếp, trật tự kỷ cương cũng như sự ứng tác, nhạy bén với tình hình xã hội hiện nay.
Trở lại với ngôi đình Triều Khúc, một ngôi đình cổ của huyện Thanh Trì - Hà Nội. Từ khi ra đời, tồn tại đến nay đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, chịu đựng thời tiết khắc nghiệt của nước ta, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nó vẫn tiềm ẩn bên trong biết bao giá trị lịch sử văn hoá, nghệ thuật, … Ngôi đình đã được bộ văn hoá thông tin xếp hạng Di tích lịch sử – Van hoá vào năm 1992.