- Ngai thờ (trong hậu cung)
Hai đầu tay ngai chạm rồng, sáu cột đỡ tay ngai kiểu con tiện có rồng cuốn, phần thân ngai chạm thủng đề tài: Đôi rồng chầu mặt trời, phía trên và phía dưới có hai đường diềm cánh sen, cuốn thư. Bốn chân quỳ chạm đầu rồng, các lèo ở chân chạm nổi mặt hổ phù. Toàn bộ ngai phủ sơn son thiếp vàng .Ngai có niên đại thế kỉ XIX
Bức thánh vị đặt trên ngai cũng bằng gỗ chạm trổ, trang trí các đề tài rồng chầu mặt nguyệt, cánh sen hoa lá. Gỗ phủ sơn son thiếp vàng. Bức thánh vị mang phong cách nghệ thuật trang trí của thế kỉ XIX.
Kích thước: Cao: 105 cm, rộng ngang tay ngai: 66 cm. - Sập thờ:
Qua gian thờ chính là một nơi khác, tại hàng cột phía sau giáp với hậu cung. Ở gian này có một bục bằng gạch, chiều cao của bục cách nền là 60 cm. Trên bục này có một cái sập gỗ cũ, sập kiểu chân quỳ, các chân cột được tạo kiểu đầu rồng. Kích thước của sập là 180 x 140 cm, chiều cao: 40 cm. Sập có niên đại thế kỷ XX.
- Nhang án (ở toà phương đình)
Nhang án mặt vuông, có lan can bao quanh mặt được chạm thủng đề tài rồng, miệng phun nước. Thân nhang án thắt eo, trang trí đề tài tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Bốn chân cao, chạm nổi đề tài mặt hổ phù, bốn góc phía trên của chân chạm mặt hổ phù ngậm lá. Nhang án có niên đại thế kỷ XX.
Kích thước: Cao: 150 cm; Dài: 130 cm; Rộng: 130 cm. -Kiệu rước:
Hiện nay trong đình còn lưu giữ được ba cỗ kiệu lớn được chạm khắc công phu với đề tài chủ yếu là rồng, mây. Kiệu được sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
Kiệu phần trên có long đình vuông, bốn mặt trang trí trổ thủng với đề tài: Phượng, rồng, lân, hoa chanh bốn cánh, hoa văn nền gấm chữ vạn. Đỉnh chóp có bông sen, bốn gờ mái chạm rồng. Phần các mặt có các diềm trang trí cành trúc và cánh sen. Phần đế kiệu bốn góc có gắn lan can chạm thủng đường triện. Vai và các đường nối chân chạm hồi văn chữ “nhân”, phượng, hoa chanh, đôi rồng chầu mặt nguyệt và các đường triện móc. Kiệu có hai đòn khiêng, đầu đòn được chạm rồng, kiệu phủ sơn son thiếp vàng. Phong cách chạm khắc, trang trí thuộc thế kỉ thứ XIX.
Kích thước của kiệu: Cao: 230 cm; Dài: 113 cm ; Rộng: 113 cm; Tay đòn dài: 267 cm.
-Hoành phi câu đối:
Ở trong đình Triều Khúc có 18 bức hoành phi, trong đó có bốn bức được khảm trai ghi “Công tham tạo hoá”- Nghĩa là công ngang trời đất. Và 32 câu đối bằng gỗ. Trong đó có 5 đôi câu đối lòng máng được khảm trai, nội dung ngợi ca công đức của Phùng Hưng.
Chúng tôi xin phiên âm dịch nghĩa một số hoành phi và câu đối tiêu biểu ở đình Triều Khúc theo thứ tự:
+ Đôi câu đối viết phía trước hai cột to ở gian giữa toà Đại Đình:
Phiên âm : Trừ hung thảo nghịch cương trúc chính Phục nghĩa phù nhân thốn kỉ minh.
Dịch nghĩa: Dẹp trừ thù địch ,gây nền móng Làm việc nghĩa nhân sáng tỏ lòng .
Phiên âm : “Dực chuẩn” phân khư khai chính thống “Hư ngưu” bỉnh tích tập dư uy.
Dịch nghĩa : “Dực chuẩn”riêng đôi mở mang thêm bờ cõi “Hư ngưu” vết cũ, sửa lại, uy có thừa.
+ Đôi câu đối mặt trong cột ngoài:
Phiên âm : Bắc thử thần thanh khai Việt điện Đô quân đỉnh địch tiệt thiên thư
Dịch nghĩa : Trừ Bắc mở mang bờ cõi Việt Kinh đô vững mạnh ý do trời.
+ Đôi câu đối gian bên trái toà Đại Đình:
Phiên âm : Vạn cổ sơn hà ngưng chính thống Bách vương tự chật bửu sùng lung.
Dịch nghĩa : Muôn thủa non sông tràn khí mạnh Trăm vua ngưỡng mộ kính yêu người.
+ Đôi câu đối gian bên phải toà Đại Đình:
Phiên âm : Phụ mẫu tôn xưng truyền việt sử. Sĩ dân ái đới biến Giao Châu.
Dịch nghĩa: Sử việt tôn sùng là bố mẹ
“Giao Châu” dân sĩ đội ơn ngài .
+ Hoành phi trước Nhang án:
Phiên âm : Kiệt xuất đế vương
Dịch nghĩa : Ngài tài của các bậc đế vương .
Phiên âm : Thánh cung vạn tuế .
Dịch nghĩa : Đức Thánh muôn năm
+ Hoành phi bên trái toà Đại Đình:
Phiên âm : Đản thông nguyên hậu
Dịch nghĩa: Ngài là một vị đứng đầu các bậc đế vương
+ Hoành phi bên phải toà Đại Đình:
Phiên âm : Chương tín triệu dân
Dịch nghĩa: Làm sáng rõ điều tin của nhân dân.
+ Hoành phi trên hai cột cái bên phải toà Đại Đình:
Phiên âm : Liễm phúc tích dân
Dịch nghĩa: Thu lại cái phúc cho nhân dân.
+ Hoành phi gian giữa hàng cột thứ ba toà Đại Đình:
Phiên âm : Dân kĩ khang nghệ
Dịch nghĩa: Người tài mạnh của nhân dân
+ Hai đôi câu đối ở hàng cột thứ hai toà Đại Đình:
Phiên âm : Tại thượng tinh linh chỉ sích tử viên long hướng nhân Tông tiến phụng sự tôn hoàng đan trục phượng thư lai
Dịch nghĩa : Ánh sáng hào quang, cung vua rồng chầu trên đã định . Đền xưa rực rỡ, phụng thờ, phượng múa, chốn tôn nghiêm Phiên âm : Tập bạo huấn công tồn việt sử
Tuân cứu đại nghĩa tự “Đường lâm”
Dịch nghĩa: Dẹp giặc công to còn sử Việt Trừ thù nghĩa lớn tự “Đường lâm”
+ Hai đôi câu đối ở hàng cột thứ ba, giân giữa toà Đại Đình:
Phiên âm : Tích triệu Đường lâm dịch diệp cơ cứu khai thánh thuỵ Danh tuỳ quốc sử lịch triều pha cổn biẻu thần từ .
Dịch nghĩa :Dấu tích “Đường lâm”nối nghiệp cha ông nên bậc thánh Ghi tên quốc sử các triều phong tặng đấng hiền thần . Phiên âm : Đường lâm tứ hải văn võ thánh thần quang đế đức . Hán lĩnh thiên thu miếu thân hiền lợi lạc cảm dân tâm
Dịch nghĩa :“Đường Lâm” bốn bể văn võ một nhà ,sáng ngời đức thánh “Núi Hán”nghìn năm người hiền lập miếu vui sướng lòng dân.
+ Đôi câu đối ở gian ngoài hậu cung:
Phiên âm : Đế vưong tự hữu chân phúc thọ Đường lâm thiên cổ tích Đình đài trùng chí hy đại năm Khải Định nhị niên đông
Dịch nghĩa:Dấu tích ngàn xưa “Phúc thọ Đường lâm” đức vua sinh trưởng Mùa đông hai năm “Khải Định” lên ngôi ta sửa lại đình.
-Tượng ngựa :
ở toà đại đình hiện nay còn có hai con ngựa lớn bằng gỗ, “Bạch Mã” và “Hồng Mã”, có đầy đủ cả yên cương, cả yếm, có lọng che. Tượng ngựa ở tư thế đứng thẳng, hai chân trước và hai chân sau hơi nhún. Thân ngựa cao thon, tai ngựa dựng đứng hướng về phía trước, mặt ngựa dài, hơi dẹt. Ở trán có hai mắt hình quả trám, bờm ngắn, mũi hếch cao. Ngựa được đặt trên một cỗ xe có bốn bánh để di chuyển được.
Kích thước hai tượng ngựa :
-Cao từ đỉnh đầu đến chân trước :185 cm -Dài từ đầu đến công là :150 cm
-Rộng hông là : 33 cm -Rộng vai là : 85 cm -Chân trước cao : 85 cm -Chân sau cao : 120 cm -Mở giữa hai chân :
+Độ mở chân trước là :55 cm +Độ mở chân sau là : 59 cm -Chân đế cao . Dưới có 4 bánh xe -Rộng :90 cm
-Dài :180 cm
Niên đại của ngựa thuộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Tượng Hạc thờ:
Trước ban thờ chính là hai tượng hạc gỗ. Hạc được tạc với tư thế đứng trên lưng rùa. Hai đầu của hạc quay vào nhang án với một vẻ tôn nghiêm, thành kính. Hạc được tô hai mầu khác nhau là mầu đỏ và mầu trắng .Trong đó cẳng chân dưới đỏ, hai cánh đỏ, mỏ đỏ.
Hạc trong tư thế ngậm hoa sen có lẽ là chịu ảnh hưởng của phật giáo. Đầu hạc nhỏ thon, mắt mở to đầu có mào, cổ hạc dài cong vươn cao, cổ có bờm bay ra phía sau. Mình nhỏ thon, ngực nở cánh to áp sát vào mình, đuôi dài. Hạc có mầu đỏ đứng trên lưng rùa. Về mặt ý nghĩa Hạc cũng như phượng biểu trưng cho sự thanh cao, trường tồn, đầu đội công lý và đức hạnh, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, lông là cỏ cây, chân là đất.
Hạc tượng trưng cho dương, còn Rùa biểu hiện của âm. Vì vậy âm dương đối đãi biểu tượng cho sự bền vững sự phát triển, cầu mong những điều tốt đẹp đến với mọi người.
Kích thước của Hạc:
+ Cao : Từ lưng Hạc đến lưng Rùa là :160 cm Từ đầu Hạc đến lưng Hạc là :70 cm +Dài : Từ chóp đuôi đến ức là :95 cm
Chiều dài cánh là : 85 cm Dài mỏ là : 40 cm
Chiều dài của các tua phía sau gáy Hạc là 15, 25 , 30 cm +Rộng : Thân Hạc rộng :30 cm
Dày lưng là :35 cm Kích thước của rùa :
Cao 25 cm, rộng 60 cm, mai rùa dài 75 cm. Dài từ chóp mũi đến chóp đuôi là 90 cm Niên đại của Hạc và Rùa là vào đầu thế kỉ XX.