Trong thời đại ngày nay việc bảo tồn các di sản văn hoá không chỉ là vấn đề đặt ra trong khuôn khổ một quốc gia, hay một vùng lãnh thổ, nó trở thành một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Vì những di sản đó là những di sản chung của nhân loại từ thời cổ đại xa xưa cho đến những năm gần đây, loài người đã đúc kết được kinh nghiệm rằng không thể thiếu di sản văn hoá trong việc phát
triển tri thức. Lênin dạy rằng: “Phải tiếp thu toàn bộ nền văn hoá do chế độ tư bản để lại và dùng những nền văn hoá đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải tiếp thu toàn bộ nền khoa học kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả những nghệ thuật, không có những cái đó chúng ta không thể xây dựng cuộc sống xã hội cộng sản được”15
Về thái độ ứng xử với các di sản văn hoá truyền thống, Lênin - người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản đã vạch ra rằng: “giai cấp công nhân giữu gìn di sản những người lưu trữ văn thư giứ gìn những giấy tờ cũ và cùng không có nghĩa là gìn giữ di sản mà bám chặt lấy di sản”16
Đó là cái nhìn đúng đắn, đầy tính khoa học về mặt bảo lưu, tiếp thu và sử dụng những di sản văn hoá. Trên cơ sở đó việc tiếp thu và bảo vệ các di sản văn hoá với tính chất toàn cầu đã được thể hiện ở một số văn bản quốc tế và quy định của một số nước trên thế giới.
Tại Paris ngày 11/12/1962, Đại hội đồng UNESCO, khoá XII đã phê chuẩn một số khuyến cáo về việc bảo vệ vẻ đẹp và tính chất cảnh quan thiên nhiên với các khu vực. Trong phần trình bầy về nguyên tắc chung khuyến cáo đã đề cập tới một số việc bảo vệ không chỉ giới hạn những khu vực do con người sáng tạo mà còn cần phải đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ phong cảnh, thành phố và những khu vực thành phố thường xây dựng những công trình mới và việc xây dựng những công trình mới chỉ dẫn đến sự cần thiết phải khôi phục di sản và cảnh quan đã bị tổn thất và tuỳ theo khả năng mà phuc hồi lại di tích dưới dạng nguyên gốc.
Ngày 19/11/1968 Đại hội đồng khoá XV lại phê chuẩn một khuyến cáo về việc bảo vệ những di sản văn hoá, do những hoạt động xã hội hoặc cá nhân gây ra. Đại hội đồng đã đề ra việc áp dụng hai loại biện pháp:
a: Đảm bảo tính chất khu vực di tích và các loại di sản văn hoá khác khi tiến hành các công việc xã hội và tự nhiên.