Yếu tố tư liệu lao động

Một phần của tài liệu dautu_26_ (Trang 81 - 83)

III. Định hướng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh củacông ty trong những năm tớ

2. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, khai thác hợp lý các khả năng tiềm tàng

2.2. Yếu tố tư liệu lao động

Các khả năng tiềm tàng được biểu hiện ở số lượng và kết cấu TSCĐ, ở số lượng và năng suất thiết bị của doanh nghiệp.

Về TSCĐ cần xem xét một số TSCĐ chưa được sử dụng có các nguyên nhân : Không cần dùng ; chưa dùng đến ; thiếu phụ tùng ; chi tiết ; dự trữ quá định mức. Đây là những số đã có sẵn nhưng vì nhiệm vụ sản xuất

đã thay đổi nên không cần dùng hoặc vì khối lượng sản phẩm do nhiệm vụ kế hoạch đề ra có hạn nên chưa cần huy động đến TSCĐ đó, hoặc vì vẫn cần dùng nhưng vì thiếu một số bộ phận phụ tùng nên không dùng được. Đối với từng nguyên nhân, phải có cách giải quyết khác nhau để tận ụng số năng lực sản xuất này.

Kết cấu TSCĐ (tỷ trọng từng loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ) cũng thường chứa đựng những khả năng tiềm tàng ; thông thường, trong mỗi loại hình sự nghiệp đều có một kết cấu tối ưu của TSCĐ. Trong kết cấu tối ưu đó, mỗi loại TSCĐ đều có một tỷ lệ vừa phải đủ để quan hệ với nhau một cách hữu cơ và hợp lý nhằm mục đích phục vụ cho các thiết bị sản xuất hoạt động có hiệu quả nhất. Thực hiện được kết cấu tối ưu của TSCĐ, doanh nghiệp sẽ có một số vốn hiệu quả nhất, tiết kiệm nhưng mang lại hiệu quả cao.

Nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp chưa thực hiện kết cấu tối ưu của TSCĐ thường có những loại TSCĐ nhiều quá mức cần thiết (lãng phí). Trong khi đó lại có những loại TSCĐ ít quá mức cần thiết (làm giảm năng lực sản xuất) dẫn đến hiệu quả vốn cố định không cao. Vì mỗi doanh nghiệp đều có những đặc điểm sản xuất riêng biệt nên không thể định ra mặt kết cấu tối ưu. Về TSCĐ, cho mọi nơi, mọi lúc thực hiện. Vì vậy doanh nghiệp xây dựng cần phải sự xác định kết cấu TSCĐ tối ưu của mình theo một số tiêu chuẩn sau :

- Phải dành bộ phận TSCĐ lớn nhất cho thiết bị sản xuất là các máy móc thiết bị trực tiếp tác động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp.

- Các loại TSCĐ khác dùng vào sản xuất nguyên vật liệu : nhà xưởng, vật kiến trúc dùng vào sản xuất, thiết bị động lực vừa đủ để phục vụ cho các thiết bị sản xuất.

- Các loại TSCĐ không dùng vào sản xuất phải tiết kiệm càng nhiều càng tốt và không có các loại TSCĐ không cần dùng.

- Mức chênh lệch giữa kết cấu thực tế với kết cấu tối ưu của TSCĐ là biểu hiện của khả năng tiềm tàng ở yếu tố này:

Về thời gian thiết bị sản xuất ta cũng phân tích hiệu quả như sau: Tổng số thời gian theo lịch của thiết bị sản xuất (tính bằng cách lấy số thiết bị lắp bình quân, nhân với thời gian theo lịch của thời kỳ quan sát - theo ngày hoặc theo giờ), là toàn bộ số thời gian máy của doanh nghiệp hoạt động. Bao gồm các loại thời gian sau đây :

- Thời gian dự trữ bình quân để thi công công trình kế tiếp.

- Thời gian máy sửa chữa dự phòng : theo đúng các thời gian sửa chữa thực tế cộng dồn lại.

- Thời gian máy ngừng việc : Ngừng việc bất ngờ vì các lý do như hư hỏng bất ngờ, không có nhân công điều khiển, thiếu nguyên vật liệu, mất điện, không có nhiệm vụ sản xuất thời tiết xấu …

- Thời gian máy chuẩn bị bảo dưỡng : là thời gian chuẩn bị sản xuất và ngừng việc giữa ca để bảo dưỡng.

- Thời gian trong tổng số thời gian (ngày hoặc giờ) thiết bị máy móc thi công của doanh nghiệp thì chỉ có thời gian có ích là tạo ra kết quả, hiệu quả cần thiết. Vì vậy nhiệm vụ của công tác quản lý doanh nghiệp là phải tìm mọi cách nâng cao số giờ sử dụng hữu ích của máy móc thiết bị. Giải pháp nâng cao hiệu quả ở đây là :

- Giữ đúng định mức thời gian máy dự trữ sửa chữa dự phòng và bảo dưỡng.

- Triệt tiêu thời gian ngoài ca chế độ của máy móc thiết bị: Thực hiện làm 3 ca với tất cả máy móc thiết bị của doanh nghiệp.

- Giảm bớt đến mức tối thiểu thời gian máy ngừng việc chuẩn bị và thời gian vô ích.

Một phần của tài liệu dautu_26_ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w