HỆ THỐNG TỪ NGỮ GỌI TÊN CHUNG 3.1.ĐỊNH DANH ĐỘNG VẬT
2.2.6. ĐỊNH DANH ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG DÂN GIAN
Hệ thống danh từ chỉ các đơn vị đo lường khá phong phú: cân (kilôgam), yến, tạ, tấn, mét, thước, tấc, sào, mẫu, lắt, giây, phút, buổi v.v. Các đơn vị này dùng định giá khối lượng, định giá số lượngẦ Có loại chắnh xác, có loại phỏng chừng.
Người Nam Bộ cũng sử dụng hệ thống các danh từ chỉ đơn vị như trên của ngôn ngữ toàn dân để giao tiếp. Đặc biệt, đối với những người bình dân Nam Bộ lại có một hệ thống các từ đơn vị khác về cân, đo, đong, đếm mà những vùng khác trên đất nước ta không có.
* Nguồn ngữ liệu: tài liệu [2], [24] và qua điền dã. * Số lượng đơn vị đưa vào khảo sát: 22.
3.4.1. Nguồn gốc
a a) Thuần Việt
b - Toàn dân: yến, tạ, cân, lắt,chục, tấn, thước, tấc, sào, mẫu, giây, phút, buổi...
- Nam Bộ: giạ, táo, háp, đàm, lố, hú, tầm, công, khảm. b) Vay mượn
c - Hán Việt: thiên...
d - Thuật ngữ quốc tế: lắt, kilôgam, mét...
3.4.2. Cấu tạo
- Các đơn vị đo lường dân gian ở đây được cấu tạo theo kiểu từ đơn và hầu hết đơn tiết.
- Về mặt từ loại, có hai trường hợp đặc biệt: hú (động từ), bán bụng (động từ), còn lại là danh từ.
Phương thức tạo những đơn vị ngôn ngữ cân, đo, đong, đếm riêng ở Nam Bộ có thể chia làm hai loại: thêm nghĩa vào các đơn vị có sẵn trong từ toàn dân và loại sáng tạo thêm từ hoàn toàn mới.
a) Thêm nghĩa vào các đơn vị đã có sẵn trong từ toàn dân. Các danh từ chỉ đơn vị cân, đong, đếm trong từ toàn dân như: yến, tạ, cân (tên gọi thông thường của kilôgam), lắt,chục, thiên.
Chúng ta có bảng so sánh sau: Đơn vị
Giá trị
Chục Thiên Cân Yến Tạ Lắt
Toàn dân 10 đv 1000 đv 1 kg 10 kg 100 kg 1/1000m3
Nam Bộ
Nghĩa 1 10 đv 1000 đv 100kg(gạo) 1/1000m3
Nghĩa 2 12,14,16,18 v 100 đv 0,6 kg 6 kg 60kg(lúa) 0, 75kg
b) Sáng tạo từ chỉ đơn vị hoàn toàn mới, chỉ có trong PNNB, không có trong kho từ toàn dân. Đó là những từ chúng tôi thống kê được sau đây: giạ, táo, háp, đàm, lố, hú, tầm, công, khảm.
Ngoài ra, người Nam Bộ cũng sáng tạo các đơn vị đo lường phỏng chừng. Đó là đơn vị ỘđongỢ khối lượng khá ngộ nghĩnh: bán bụng.
* Chúng ta tạm chia các đơn vị đo lường trong PNNB thành các nhóm sau: Đơn vị đo: tầm, hú, công, khảmẦ
Đơn vị đếm: chục, lố, thiênẦ
Đơn vị cân, đong: cân, lắt, yến, táo, giạ, tạ, đàm, hápẦ
3.4.4. Ngữ nghĩa
a) Các đơn vị đo lường vị đã có sẵn trong từ toàn dân như: yến, tạ, cân, lắt, chục, thiên được dùng với nghĩa:
- Cân: từ chỉ đơn vị khối lượng, bằng 1000 gram.
- Yến: danh từ đơn vị chỉ khối lượng, tương đương 10 kilôgam. - Tạ: danh từ chỉ khối lượng, tương đương 100 kilôgam.
- Lắt: danh từ chỉ đơn vị, dùng để đo dung tắch, bằng một phần nghìn mét khối. - Chục: danh từ đơn vị chỉ số lượng, gộp chung 10 đơn vị làm một.
- Thiên: danh từ đơn vị chỉ số lượng, bằng 1000 đơn vị.
Trên cơ sở các từ đã có trong vốn từ toàn dân này, người Nam Bộ đã mở rộng thêm nghĩa mới. Cụ thể:
Chục: là danh từ đơn vị chỉ số lượng gộp chung không ổn định, bằng 12, 14, 16, 18 đơn vị tuỳ theo. Nếu chục được dùng với nghĩa là gộp chung 10 đơn vị làm một thì người Nam Bộ gọi là chục tròn đầu; nếu chục được hiểu với số lượng là 12 (như ở Đồng Tháp chẳng hạn), là14 (như ở Bến Tre, Long An chẳng hạn), là 16 (như ở Kiên Giang chẳng hạn) v.v. gọi là chục có đầu (hoặc đủ đầu). Như vậy, chục có đầu là ngoài 10 ra, người mua còn được chầu thêm 2, 4, 6, 8 tuỳ theo khi mua hàng nông sản (thường là trái cây). Cũng tuỳ loại nông sản để có số lượng chầu thêm, chẳng hạn, xoài khi mua được chầu thêm 4 trái; hoặc số lượng chầu tuỳ vào thời điểm, vắ dụ quả thơm Ộkhi bán về trước ngày Đoan Ngọ thì mua 10 quả, có lệ chầu thêm 1 quả, chỉ tắnh giá 10 quả thôi; sau ngày Đoan Ngo thì chầu thêm 3 quảỢ [24; 167]. Cũng có khi tuỳ loại lớn bé để định số lượng chầu. Ở các sạp trái cây miệt Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, chúng ta có thể bắt gặp kiểu thỏa thuận giữa sách với chủ sạp, họ giao kèo rõ ràng: chục bao nhiêu trái.
Thiên, từ này cũng được người Nam Bộ dùng theo từng trường hợp. Đối với những sự vật như gạch, bánh trángẦ thì được dùng theo nghĩa 1000 đơn vị; còn đối với lúa gạo chẳng hạn thì sử dụng với nghĩa 100 đơn vị (vắ dụ, một thiên lúa bằng 100 giạ) Ầ
Lắt được chuyển từ danh từ đơn vị dùng để định lượng (đong) những chất lỏng như xăng, dầu, rượuẦ sang đơn vị định lượng chất rắn như lúa gạo chẳng hạn; tức là từ đơn vị đo dung tắch sang đơn vị đo khối lượng. Vắ dụ, ta có thể nghe một câu như: ỘChị bán cho tui một lắt gạoỢ. Một lắt gạo tương đương ba phần tư kilôgam (tức cũng bằng 0,75 kilôgam).
Tạ chỉ có 60 kilôgam. Tuy nhiên, mỗi đối tượng được định lượng mỗi khác: lúa là 60 (hoặc 68 kilôgam), gạo là 100 kilôgam. Sở dĩ có sự khác nhau này là do gạo và lúa dùng chung một cỡ bao tải (bao gai).
Khác với bốn đơn vị trên, yến, cân lại chỉ được hiểu một nghĩa, không có cách hiểu thứ hai Ờ cách hiểu chung của từ toàn dân. Người Nam Bộ mượn hình thức của từ chỉ đơn vị toàn dân và cho nó một nghĩa hoàn toàn mới, Theo cách dùng của người Nam Bộ thì yến chỉ bằng 6 kilôgam, cân được hiểu là 0,6 kilôgam. Kilôgam người Nam Bộ nói gọn là ỘkắỢ.
- Giạ: là danh từ đơn vị đo dung tắch (đong), dụng cụ đong là một cái thùng thường làm bằng sắt, chỉ dùng để định lượng lúa gạo. Một giạ bằng 40 lắt, tương đương 32 (xê xắch từ 30 đến 32 nhưng thường là 32) kilôgam gạo và 20 (xê xắch từ 18 đến 22, tắnh tròn là 20) kilôgam lúa.
- Táo (có nơi gọi là vuông): cũng là danh từ chỉ đơn vị dùng để đo dung tắch (đong), chỉ định lượng lúa gạo. Một táo bằng 20 lắt, tức bằng nửa giạ.
- Đàm: danh từ đơn vị dùng để đo khối lượng, một đàm bằng 10 tạ. - Háp: là đơn vị dùng để đo khối lượng, một háp bằng 10 đàm.
Háp và đàm thường dùng nhiều ở vùng Cà Mau, Bạc Liêu trước kia, nay ắt dùng. - Lố: (có nét nghĩa đồng nghĩa với tá trong từ toàn dân): là từ chỉ số lượng gộp 10 hoặc 12 đơn vị. Người Nam Bộ chỉ dùng lố trong trường hợp đối với những tập hợp sự vật như chén, li (cốc), viết (bút)ẦVắ dụ, ở Nam Bộ có thể nói: ỘEm vừa mua một lố liỢ, chứ không nói ỘEm vừa mua một tá liỢ.
- Hú: là danh từ đơn vị dùng để chỉ chiều dài (đơn vị đo). Một hú dài khoảng 200 mét. Lấy âm thanh (tiếng hú gọi nhau) của người đi đường để cấu tạo từ.
- Tầm: cũng là danh từ đơn vị dùng đo chiều dài nhưng không xác định, có
tầm cắt (gặt), có tầm phát (phát cỏ); một tầm xê xắch từ 2,5 đến 3 mét, tuỳ theo sự thỏa thuận. Để đo ruộng đất, người Nam Bộ dùng cây tầm làm phương tiện.
- Công: là danh từ đơn vị đo diện tắch ruộng vườn. Mỗi công là 12 tầm. Ở Nam Bộ người địa phương quan niệm có hai loại công, công tầm lớn và công tầm nhỏ. Công tầm nhỏ có diện tắch 625 mét vuông, còn công tầm lớn là 1000 mét vuông (cũng có nơi quan niệm tầm nhỏ 714 hay1000 mét vuông, tầm lớn 1250 hay1296 mét vuông v.v.). ỘCôngỢ được chuyển nghĩa từ Ộngày côngỢ (một ngày công của một người nông dân phát cỏ ruộng, dùng phảng để phát). Đây là một hiện tượng chuyển nghĩa quen thuộc trong tiếng Việt.
-Khảm: là đơn vị đo diện tắch, một khảm bằng một sàoẦ c) Bảng giá trị cân, đong theo cách tắnh của người Nam Bộ: Đơn vị Giá trị (NB) Cân (1kg) Lắt (1/1000m3) Yến (10kg) Táo Giạ Tạ (100kg) Đàm Háp Khối lượng (kg) 0,6 kg 0,75kg (gạo) 6kg khoảng 15kg 20kg (lúa), 32kg 60kg (lúa) 100kg 600kg 6000kg
(gạo) (gạo) Dunglượng
(lắt)
1,2 lắt ớ lắt 20 lắt 40lắt
Quan sát bảng trên, ta thấy: cân: 0,6 kg, yến: 6 kg, tạ: 60 kg, đàm: 600 kg và háp: 6000 kg. Có thể đặt câu hỏi về con số 6 mà người Nam Bộ hay sử dụng trong cách cân, đong của mình. Liệu có phải đó là con số ỘđẹpỢ trong tâm thức của người Nam Bộ hay đơn giản chỉ là con số tiện lợi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân ở đây? Lắ do thứ hai có lẽ thuyết phục hơn. Trường hợp tất cả những Ộchục có đầuỢ đều là các con số chẵn (12, 14, 16, 18) mà không là những số lẻ Ờ số tốt theo quan niệm của người Việt? ỘTư duy số lẻ là nét đặc thù của văn hoá nông nghiệp trọng tĩnh phương NamỢ [89; 120]. Thực ra, các số này vẫn là số lẻ vì 12 là 1+2 = 3, 14 là 1+4 = 5, 16 là 1+6 = 7, 18 là 1+8 = 9.
d) Đơn vị đo lường phỏng chừng bình dị.
- Ở Nam Bộ, bán bụng chỉ được dùng ở những miệt vườn, vùng trồng cây trái. Có thể, trước đây, trái cây nhiều, những vườn trái cây rộng mênh mông, ai ghé qua, muốn ăn trái gì và ăn bao nhiêu tùy thắch, không phải trả tiền. Nhưng sau này, du khách thăm thú cảnh đẹp, dạo mát trong vườn cây trái sum sê, ăn trái cây thoả thắch xong, ra về có thể đưa cho chủ nhà một chút tiền, bao nhiêu tùy hỉ. Gọi là đưa cho có vậy. Cách bán trái cây kiểu ấy gọi là Ộbán bụngỢ. Bán bụng, vật đo lường, định lượng là ... bụng người, sản phẩm được bán là lượng trái cây được chứa đầy trong bụng khi đã ăn no.
- Hú đường: quãng đường trong không gian còn nghe được tiếng hú. Đây là đơn vị đo chiều dài độc đáo, thắch hợp với môi trường rừng núi hoang vu. Tương tự như cách đo chiều dài đường đi bằng Ộquăng daoỢ ở miền núi phắa Bắc.
Nhìn chung, đơn vị đo lường ở Nam Bộ hết sức linh hoạt, độ xê xắch khá rộng. Điều này vừa thể hiện được sự hào phóng, tắnh Ộđại kháiỢ của con người sống trong một vùng đất có nhiều ưu đãi của thiên nhiên.
Những từ làm đơn vị đo lường dân gian trong PNNB khá phong phú. Phần lớn đó là những đơn vị dùng để định lượng lúa gạo, cây trái, ruộng đất. Những từ này cũng phản ánh phần nào nét văn hoá rất riêng của vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Những danh từ chỉ đơn vị trên của PNNB làm giàu thêm tiếng Việt toàn dân.