Phương thức biểu thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ (Trang 46 - 66)

HỆ THỐNG TỪ NGỮ GỌI TÊN RIÊNG 2.1 ĐỊA DANH

2.1.3. Phương thức biểu thị

a) Dựa vào đặc điểm của đối tượng

Địa danh ở Nam Bộ có loại không có lắ do, hoặc không tìm được lắ do: Ộđại để là theo cách gọi của người địa phương để đặt tên mà thôi. Không câu nệ hỏi từ đâu, đừng đắm đuối vào những tiếng nghe cũ ở các sách đời xưa chép lại thì mới đượcỢ [24; 20].

Tuy nhiên, cũng có nhiều địa danh khi con người đặt tên đều có cơ sở. Cơ sở chủ quan và khách quan.

Cơ sở chủ quan của việc định danh thường là những ước nguyện chủ quan của chủ thể. Ước nguyện về cuộc sống yên lành, hạnh phúc; là cái đẹp, là sự giàu cóẦ lâu dài, bền vững v.v. được gửi gắm trong từng tên đất, trong những yếu tố Hán Việt của địa danh hành chắnh.

Dựa vào đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên, về đặc điểm xã hội của đối tượng để định danh thường có trong những địa danh nôm. Đây chắnh là lắ do khách quan trong định danh:

- Hình dạng, kắch thước

+ Suối Cụt (Tây Ninh), Núi Dài, Núi Tượng, Hòn Trống Mái (Châu Đốc), Láng Tròn, Láng Dài, Trảng Lớn (Tây Ninh), sông Cái Lớn, cầu Hang, kinh Sáu Thước, Ao Vuông (Trà Vinh) v.v.

+ Cổ Cò:ỘẦngã ba Lộ Cảnh, sông ấy dài mà cong, tục gọi là Cổ CòỢ [24; 61]),

Ghềnh Thạch Nghê: Ộở cách trấn lị về phắa đông 3 dặm rưỡi, phục ở phắa nam dòng sông Phước An, hình đá giống con nghê, đầu sừng rõ ràngẦỢ [24; 24], Hòn Chông:ỘNúi Kắch Sơn (...) lởm chởm cao ngất như ngọn giáoẦỢ [24; 67], Sông Long Hồ : Ộchảy lại thì quanh co, chảy đi uốn éo, ngang thì lượn lạc, hợp thì ngưng đọng, bốn mùa ngon ngọt, bờ bãi chia xa gần có nơi cao nơi thấp; thôn xóm bày ở đông và tây, khi ẩn khi hiện, như rừng như động, như vực như đầm, cho nên có tên là Long HồỢ [24; 52],

Núi Ngũ Hổ: Ộở cách trấn thự về phắa bắc nửa dặm, hình núi vai nhô lên đầu phục xuống, nghiễm như hổ ngồi dựa núi, để hộ vệ cho trấn, đến gần được mà không thể coi thườngỢ [24; 65]...

- Tắnh chất, đặc điểm

+ Cái Quanh, Cái Cạn, Cái Cùng, Cái Đôi, Cái Lấp, Cái Mới, Cái Ngay, Cái Sâu, Cái Tắt, Cái Xép, suốiNước Trong, hòn Đá Bạc, Nước Đục, rạch Nước Ngọt, chợ Lớn, chợ Nhỏ, chợ Cũ, chợ Mớiv.v.

+ ỘGọi tên là sông Lạn Ô, sông rộng nước sâu, những cái bẩn đục (ô trọc) của các sông đến đấy ngăn gạn lọc rửa mà trong cảỢ [24; 26].

Âm thanh của đối tượng cũng là cơ sở để định danh. Vắ dụ, ỘẦsông Dã dương chảy quanh núi Hập Hộp (nước sông xói vào đá kêu bộp bộp, tục danh là núi sông BậpỢ [24; 26]...

- Phương vị

+ U Minh Thượng, U Minh Hạ (Cà Mau), Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Cái Tàu Thượng, Cái Tàu Hạ, chợ Giữa v.v.

+ Núi Tà Biệt Ộcao 20 trượng, chu vi 6 dặm, ngọn chòm rải rác, mặt phắa đông, lưng phắa tây, không chung đàn với các núi mà ở lệch về một bên Náo Khẩu cho nên gọi là Tà BiệtẦỢ [24; 50].

- Nguồn gốc dân cư

Mạch Chà (mạch nước ở vùng Lái Thiêu có nhiều người Ấn Độ sinh sống, Thủ Đức, tp HCM), xóm Chà Và, xóm Tàu Ô, xóm Mọi Lèo, đất Thánh Chà, suối Chà (tp HCM), xóm Phát Diệm, ấp Xóm Huế (Củ Chi và Bạc Liêu) v.v.

- Nơi có động vật sinh sống

+ Rạch Đỉa, rạch Sấu, rạch Voi, rạch Cá Trê, rạch Cá Chốt, rạch Cá Tra, suối Đỉa (Biên Hoà), Đầm Dơi, Láng Le (tp HCM), cầu Cá Lóc (Bến Tre), ấp Bàu Trăn (tp HCM), rạch Bến Trâu, Đồng Hươu (Biên Hòa), sông Mũi Nai, Hóc Hươu (tp HCM),

Đầm Chim, Láng Voi, Đồng Voi, Bàu Nai, rạch Gò Công, Hố Bò, trại Bù Mắt, ấp Kiến Vàng, Rạch Chồn, Bọng Két, Cái Cá, Cái Cáy, Cái Chồn, Cái En, Cái Hươu, Cái Lóc, Cái Nai, Cái Rắn, Cái Tôm, Cái Trăn v.v.

+ ỘPhắa bắc chân núi, cây cối rậm rạp, là chỗ hang hốc cho lợn rừng rong chơi. Dưới chân núi biển ngậm một vụng lớn gọi là Sơn Trư úc (tục danh là Bãi Heo)Ợ [24; 22], ỘĐầu ghềnh thường có những con ra vào nhân đó mà gọi tên núi là Ghềnh RáiỢ

[24; 23 ], ỘÔ Châu (Cù lao Quạ)Ầ, vườn cau râm rợp, cây cối um tùm, bến bậc thẳm sâu, nhiều hang tôm hốc cá, đàn quạ thường họp ở đó mà bắt, nên gọi tên như thếỢ [24; 48], ỘẦchợ Đồng Nailại ở phắa nam hạ lưu sông Phước Giang, cách trấn lị hơn 8 dặm, vì là trước kia nơi đó là cánh đồng hươu nai ở nên gọi là Đồng NaiỢ [24; 30]...

- Nơi có thực vật sinh sống

+ Cái Bần, Cái Cau, Cái Cỏ, Cái Dầu, Cái Gáo, Cái Keo, Cái Khế, Cái Mắt, Cái Nứa, Cái Ớt, Cái Quao, Cái Sao, Cái Sắn, Cái Tràm, Cái Tre, Cái Trôm, Cái Vừng, Suối Lồ Ô, Đèo Chuối, Đèo Tre, Trảng Bàng, Bàu Sen, Gò Dầu, Gò Quao, Giồng Trôm,

Gành Mù U, Giá Rai, Giồng Lâm Vồ (Ba Tri), Bến Cỏ, Bến Tranh (Mĩ Tho), Rạch Bần, Rạch Vẹt (tp HCM), rạch Cái Chóc, rạch Cái Tràm, rạch Cái Trâm, kinh Cái Trầu, rạch Dừa Nước, Hòn Khoai, huyện Cần Đước, tỉnh Bến Tre, chợ Xoài Hột, huyện Củ Chi, cầu So Đũa, cầu Cây Quéo, cầu Mù U v.v.

+ ỘCửa sông Mao Đằng (tục danh là Rạch Choai, thổ sản dây choai), cây cỏ rậm rạp, muỗi rất nhiều, cho nên gọi như thếỢ [24; 26], ỘSông Bối Diệp (tục danh là Rạch Lá Bôn), ở đó cư dân hay dùng lá bôn để dệt vỉ buồm, vặn chão, đẽo cọcẦỢ [24; 26], ỘVườn Trầu (Ầ) trước có 18 thôn phụ giữ, dân ở trù mật thành một chợ lớn ở khu rừng. Dân đều có của, nhiều vườn trầu, thường đi bộ gánh lá trầu từng bày ba bốn chục gánh, đem xuống 2 chợ Sài Gòn, Bến Nghé để bánỢ [24; 38], ỘHòn Tre Trong chu vi độ 5 dặm, ở phắa nam trấn thự, lớn nhỏ đứng cao, thông tre um tùmỢ [24; 67]...

- Dùng tên người

Gọi theo tên của người đã đặt chân đến trước tiên hoặc cư trú ở nơi hồi ấy chưa có tên hoặc người ấy có công với cộng đồng. Vắ dụ trong GĐTTC có ghi ỘCửa trên sông

Lễ Công (tục danh là Vàm Ông Chưởng),cửa rộng 8 tầm, sâu 8 thước (Ầ); phắa tây bờ sông ở cửa trên có miếu thờ Khâm sai chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Công, đó là dân cư nhớ ơn ông là người đầu đạp nước Cao Miên để mở mang đất ấy mà làm miếu để thờỢ [24; 57].

+ Xóm Ong Bắch, kênh Biện Nhị, rạch Bà Thanh, đồng Ông Cộ, giồng Ông Đồ

(Ba Tri, không phải Đồ Chiểu), giồng Cai Yến (Tiền Giang), cầu Ông Thìn, ngã ba Ông Tạ (tp HCM), cầu Ông Già (Bình Dương), chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo (tp HCM), chợ Giồng Ông Huê, chợ Ông Du, chợ Tổng Hay, chợ Sơn Đốc, chợ Bà Hiền, chợ Nha Mân, đường Trương Định, đường Võ Trường Toản, kênh Thủ Thừa (Long An), bến phà Thủ Thiêm, quận Thủ Đức (tp HCM), huyện Cai Lậy (Tiền Giang), ngã ba Cai Tâm (tp HCM), rạch Đốc Vàng (An Giang), nhà thờ Huyện Sĩ (tp HCM); cù lao Ông Chưởng

(An Giang), sông Ông Đốc (Cà Mau), cầu Ông Lãnh (tp HCM), rạch Thị Nghè (tp HCM), núi Bà Đen (Tây Ninh), kênh Ông Hóng (Long An), cầu Thầy Kắ, cầu Tôn Chất, cầu Đốc Đinh, cầu Bà Vạch v.v.

+ Tên người (gọi theo thứ) là thành tố trong địa danh. Vắ dụ: cầu Ông Ba (Thủ Đức), xóm Bà Ba Bèo (Phú Nhuận), rạch Bà Ba (Bình Chánh), cầu Ông Bốn (Nhà Bè),

cống Tư Nhu (Nhà Bè), xóm Bà Năm Chanh (Phú Nhuận), ngã Tư Bảy Hiền (Tân Bình),

rạch Ông Tám Hoán (Bình Chánh), cầu Bốn Tổng, cầu Hai Phó, cầu Sóc Ông Hai, cầu Ba Thống v.v.

Địa danh đặt theo nghề truyền thống tồn tại trên vùng đất đó. Có những địa danh, khi đặt tên, những nghề nghiệp đó đang tồn tại, nhưng sau này không còn nữa, tên vẫn không thay đổi. Sau đây là một số nghề [theo 33]:

+ Nghề trồng cây: Gò Dưa (tp HCM), Giồng Bông (Ba Tri), xóm Kiệu, xóm Củ Cải, Vườn Điều, Vườn Ngâu, Vườn Tiêu (Tân Bình), Vườn Thơm, Vườn Cau Đỏ (tp HCM), Rạch Lúa, ấp Xóm Thuốc (tp HCM), Xóm Mắa (tp HCM)...

+ Nghề chăn nuôi: Sở Cọp, Sở Nuôi Ngựa, chợ Chuồng Bò, khu Xóm Gà, ngã năm Chuồng Chó (tp HCM)Ầ

+ Nghề đánh bắt thuỷ sản: xóm Vạn Chài,khu Vạn Đò, khu Xóm Te (tp HCM)Ầ + Nghề thủ công nghiệp: xóm Lò Heo, khu Lò Bún, khu Lò Gạch, rạch Lò Gốm, đường Lò Siêu, xóm Lò Đúc, xóm Lò Men, Lò Đường, sông Lò Rèn, rạch Lò Than, khu Hãng Phân, khu Hãng Rượu, khu Hãng Cống, hẻm Hãng Đồng, hẻm Hãng Nhôm, xóm Chậu, xóm Vôi, xóm Chiếu (tp HCM)Ầ

+ Nghề buôn bán: khu Hàng Cháo Muối, xóm Hàng Xáo, xóm Chậu, hẻm Hàng Đồng (tp HCM), Bến Củi (Thủ Dầu Một), Bến Gỗ (Biên Hoà)...

- Vật liệu xây dựng, hình thức hoạt động + Cầu Ván, cầu Sắt, cầu Quay, cầu Đúc

+ ỘCầu Đá, ở phắa tây trấn thực, cách nửa dặm. Cầu xây bằng tảng đá ong dài to có miệng ngậm nhauỢ [24; 196 ].

Ngoài ra, có địa danh được đặt dựa trên độ rộng không gian (Đồng Chó Ngáp), vào công trình kiến trúc trên vùng đất đó (ỘSông Trường Tiền ở bờ đông sông Hậu Giang, rộng 3 tầm, sâu 1 tầm trước có xưởng đúc tiền Ba Thắc của nhà nước nên đặt tên như thế Ợ [24; 59], ỘChợ Điều Khiển. Cách trấn thự về phắa nam 2 dặm rưỡi. Xưa ở trước nhà điều khiển cho nên gọi tên như thếỢ [24; 183]), sự vật trên vùng đất đó (cầu Cái Giầy), lấy chất đất đặt địa danh (ỘChợ phố Lịch Tân (Bến Sỏi). Ở bờ tây sông Bình Dương, nhà ngói san sát, bến này đều là cát sỏiẦỢ [24; 183]), lấy cả tắch xưa (ỘSông Song Ma, cũng gọi là sông Tình Trinh (Ầ). Tục truyền trước đây có cô Phạm Thị Phú, tuổi tới tuần cập kê, lòng yêu một người học trò họ Nguyễn mà thẹn không đắnh ước riêng; ngưòi học trò lại vì nhà nghèo túng không dám cậy người mối lái, do đó cô sinh bệnh tương tư ngấm ngầm mà chết. Cha mẹ thương tiếc không chịu chôn, mới làm ở sau vườn làm nơi quàn. Người học trò thương người con gái đã chết bèn thắt cổ ở một bên để chết theo, nhân đó mà hợp quàn ở đấy, âm khắ đúc lại nên thành ra maỢ [24; 35] v.v.

Thống kê những địa danh chọn một cách ngẫu nhiên trên, chúng ta thấy động vật 40, thực vật 52, con người 49 (ba loại là 141/250 địa danh, chiếm 56,8%). Rõ ràng, người dân Nam Bộ thường tập trung chú ý đến động, thực vật trên vùng đất và con người có liên quan để định danh.

b) Ghép thêm yếu tố sau để tạo tên mới

- Ghép yếu tố Hán Việt (từ ngữ có ý nghĩa tốt đẹp). - Ghép chữ cái, chữ số (số La Mã, số La tinh).

- Ghép yếu tố chỉ phương vị (Thượng, Hạ, Trung, Đông, Tây..).

c) Chuyển hoá tên gọi

Đây là hiện tượng chuyển đổi theo kiểu phái sinh xảy ra khá đồng loạt:

+ Lấy địa danh hành chắnh làm tên cầu. Vắ dụ: cầu Mĩ Thuận, cầu Bến Lức, cầu Nhị Mĩ, cầu Mĩ Đức Tây, cầu Thạnh Quới, cầu Cai Lậy, cầu Nhị Bình, cầu cái Gia lớn, cầu Cái Gia NhỏẦ Rõ ràng, cầu được ra đời sau địa danh hành chắnh.

+ Lấy địa danh hành chắnh, địa danh tự nhiên làm tên chợ. Vắ dụ: chợ Ba Tri, chợ Mỏ Cày, chợ Giồng Trôm, chợ Giồng Tre, chợ Châu Thành, chợ Mĩ Tho, chợ Giồng Rượu, chợ Châu Bình, chợ Giồng Quéo, chợ Ngã Ba, chợ Cái Mắt, chợ Ba Mĩ, chợ Bến Dừa, chợ Bến Tranh, chợ Sa Đéc, chợ Cao Lãnh, chợ Vĩnh Phước, chợ Tân Quy, chợ Cái Tàu Thượng, chợ Lai Vung, chợ Mĩ Xương, chợ Châu Thành, chợ Vàm Láng, chợ Bến Vựa, chợ Bình Xuân, chợ Bến Chùa, chợ Cái Ngang, chợ Rạch Ruộng, chợ Rạch Giá, chợ Tân Hiệp, chợ Cống Sáu, chợ Kinh TámẦ

+ Chuyển hoá từ địa danh địa hình sang địa danh hành chắnh (xóm Giồng Nhãn...), từ địa danh công trình xây dựng sang hành chắnh hay ngược lại (huyện Chợ Gạo...) v.v.

d) Vay mượn

Vay mượn tiếng Khơme, tiếng Chăm, tiếng Hán...

2.2.1.4. Ngữ nghĩa

Những địa danh được khảo sát ý nghĩa là những địa danh thuần Việt, Hán Việt. Do nhiều địa danh không truy tầm được lắ do cho nên chúng tôi chỉ chú ý đến những trường hợp rõ nghĩa.

Những địa danh vay mượn tiếng Khơme, Chăm..., theo chúng tôi, chúng đã được Việt hoá. Những địa danh này, Ộnếu hiểu theo lối thông thường của tiếng Việt sẽ tạo nên một ý nghĩa phi lắỢ [100; 40, 41]. Khi khảo sát những địa danh này chúng tôi

không truy nguyên nghĩa của nó. Nếu có khảo sát nghĩa của những địa danh này, chúng tôi cũng sẽ khảo sát theo nghĩa đã Việt hoá.

a) Địa danh phản ánh tiến trình, sự kiện lịch sử, cho biết điều kiện tự nhiên, xã hội của địa bàn, về nguồn gốc dân cư, phân bố dân cư

- Địa danh hành chắnh Nam Bộ xuất hiện nhiều từ tố ỘTânỢ (như đã thống kê). Từ tố này đánh dấu một vùng đất mới, một thuở khai thiên lập ấp của lưu dân ở đây.

- Vào thời Gia Long, có một số địa danh dùng hai chữ ỘXóm SôngỢ hoặc ỘTứ ChiếngỢ. Nếu Ộxóm sôngỢ cho biết nét đặc trưng vùng sông nước, cuộc sống quần tụ bên cạnh các dòng sông, con rạch của con người phương nam thì Ộtứ chiếngỢ lại biểu hiện dấu vết nguồn gốc dân cư từ nhiều miền khác nhau hội về của Nam Bộ.

- Ở Nam Bộ nhiều địa danh về cầu và chợ hơn các miền khác của đất nước. Có nhiều tên cầu vì đơn giản ở đây có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, do đó cần có nhiều cây cầu bắc qua để phục vụ cho việc đi lại. Còn chợ nhiều vì Nam Bộ giao thương buôn bán sớm ỘTừ cuối thế kỉ XVI, khi người Việt đến đây khai phá, lập nghiệp thì chắnh là lúc phương Tây nhòm ngó và đặt chân vào, cho nên dễ hiểu là tại sao Đằng Trong lại chịu ảnh hưởng kinh tế hàng hoá tiểu tư sản cao hơn Đằng NgoàiỢ [89; 603]. Nam Bộ không những nhiều chợ mà còn có nhiều loại chợ so với Bắc Bộ: chợ nhà lồng,

chợ chồm hổm (họp chợ không có nhà), chợ trời (chợ trốn thuế), chợ đầu mối (chợ buôn cất)Ầ

- Địa danh hành chắnh thường có trường hợp trùng tên, trùng cả trong một huyện (tên huyện trùng thị trấn hay xã), tên huyện trong một số tỉnh cũng trùng nhau. Vắ dụ huyện Châu Thành lặp lại 10 lần (Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Long An, Tây Ninh). Riêng Hậu Giang có 2 tên: Châu Thành

Châu Thành A. Có thể trườc đây những nơi này là nơi đô hội chăng?, vì châu thành

có nghĩa là Ộthành phố, thuộc phạm vi thành phốỢ [2; 146]. Cũng có thể vì những yếu tố Hán Việt chỉ những điều, những ước vọng tốt đẹpẦ chỉ hữu hạn mà nhu cầu tên đất thì nhiều nên mới có hiện tượng trùng tên; mặt khác, có thể trong quá trình di cư, lưu dân mang theo cả tên đất, tên làng của mình (ỘHọ mang tên đất, tên làng trong những chuyến di dânỢ - Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm). Đó còn là những hoài niệm về nơi chôn rau cắt rốn một thời của họ.

- Các địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, các vùng lãnh thổ đều do những người bình dân tạo ra. Tắnh dân gian, tắnh nguyên sơ, tắnh dân tộc phần lớn nằm trong các loại

địa danh này.Có thể nói sắc thái Nam Bộ, đặc trưng vùng đất Nam Bộ chứa đựng trong những địa danh chỉ địa hình như bưng, giồng, gảnh,gãy, xẽo, láng, giáp nước...

Tắnh dân gian còn thể hiện ở các tục danh. Nam Bộ, có hiện tượng một vùng đất có hai tên. Đó là tên nôm (tục danh) Ờ tên dân gian hay gọi - tồn tại bên cạnh tên chữ trên văn bản. Người địa phương hay gọi theo tên nôm. Vắ dụ: Vũng Gù (Hưng Hoà), Công (Khổng Tước Nguyên), Cù Lao Quạ (Ô Châu), Cù Lao Rồng (Long Châu), Rạch Chanh (Đăng Giang), Rạch Gầm (Sầm Giang), Cái Bè (Yên Bình), Kênh Vụng (Bảo Định), Vũng Liêm (An Phú), Nước Xoáy (Hồi Luân Thuỷ), Hòn Chông (Kắch Sơn), Cái Bắ (Qua Giang), Cái Mắt (Ba La), Cái Ớt (Phú Sơn), Lấp Vò (Cường Thành), Núi Két

(Anh Vũ Sơn)...

b) Địa danh thể hiện những ước vọng của con người.

- Những từ tố Hán Việt (yếu tố 1) trong địa danh hành chắnh thường dùng nhất là: Tân (mới, bắt đầu), Bình (bằng phẳng, yên ổn, hoà hảo), Phúc Ờ Phước (tốt lành, giàu sang), Phú (giàu có), Long (con rồng, tốt thịnh), An (êm đềm), (đẹp), Vĩnh (lâu dài) (thứ tự từ cao xuống thấp) [nghĩa của các từ tố dựa theo tài liệu 1]. Thời gian đầu, ước nguyện của cha ông thời mở đất là yên ổn, tốt lành rồi mới đến giàu sang; còn thời nay giàu sang đặt lên hàng đầu âu cũng là điều dễ hiểu. Nhìn chung, các từ tố này đánh dấu vùng đất mới, thể hiện ước vọng của nhân dân về một nơi sinh sống: tốt đẹp, bình yên...

Yếu tố 2 là từ tố Hán chỉ những điều tốt đẹp có thể phối hợp với yếu tố 1 để thể hiện một nghĩa chung. Vắ dụ: Vĩnh Long, An Giang, Phú Mĩ, Thới Thạnh, Vĩnh HoàẦ

c) Địa danh và phương ngữ

- Qua địa danh, qua những đặc điểm của đối tượng được con người chọn để làm cơ sở đặt địa danh, chúng ta thấy được đặc điểm tri giác của người Nam Bộ, sự tác động của môi trường sống ở đây như thế nào đến tâm lắ, lối tư duy của con người nơi đây; thấy được đặc điểm của ngôn ngữ địa phương.

- Địa danh nôm rất dân dã, mộc mạc, bình dị, dễ thương, giàu hình tượng: Xóm Mũi, Hòn Khoai, Quán Chim, Cầu Thơm Rơm...

- Đặt địa danh mới bằng số (Latin): thường ở thành phố, thị xã. Đây là cách đặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ (Trang 46 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w