Trong một xã hội có nhiều cộng đồng người nói nhiều ngôn ngữ khác nhau sinh sống thì sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ là điều tất yếu. Khi tiếp xúc sẽ có hiện tượng giao thoa, vay mượn, và thậm chắ đồng hoá một số yếu tố giữa các ngôn ngữ.
Trong sự nghiệp mở mang, khai phá vùng lãnh thổ phắa nam của Tổ quốc, người Việt từ vùng đất sinh sống lâu đời của mình đã mang theo nét văn hoá, đời sống tinh thần, vốn ngôn ngữ Ầ từ cội nguồn phắa bắc. Do đó, đối với PNNB, dấu vết của tiếng nói cội nguồn vẫn tiềm ẩn trong ngôn ngữ vùng đất mới này. Chẳng hạn, các phụ âm đầu /ş, zc, ţ/ cả hai phương ngữ Bắc Bộ và Nam Bộ đều bị lẫn lộn là một minh chứng dễ thấy.
Ngoài lưu dân từ Bắc Bộ, Trung Bộ, vùng đất Nam Bộ còn là nơi quần cư của các dân tộc anh em khác như: Khơme, Chăm, Trung HoaẦ Vậy nên, trong PNNB có sự vay mượn ngôn ngữ của các dân tộc này cũng là điều dễ hiểu.
Sự vay mượn không chỉ diễn ra ở bình diện từ, mà còn cả ở bình diện ngữ âm, ngữ nghĩaẦỘHiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ không chỉ bao gồm vay mượn từ ngữ mà còn có mối liên quan trên nhiều bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩaỢ [80; 4].Điều này sẽ được trình bày cụ thể ở mục ỘNguồn gốcỢ của chương hai và ba luận văn.
Theo quy luật ngôn ngữ, theo xu thế phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay, việc người dân di chuyển từ nơi này đến nơi khác không còn là chuyện khó khăn nữa. Điều này sẽ rất có lợi cho việc thống nhất, chuẩn hoá ngôn ngữ toàn dân trong những trường hợp giao tiếp chắnh thức. Thống nhất, chuẩn hoá chứ không phải xoá đi tiếng địa phương.