Định hướng phát triển chung của ngành Dệt may

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội (Trang 44 - 46)

IV. Những đánh giá chung 1 Những ưu điểm

1. Định hướng phát triển chung của ngành Dệt may

Sản phẩm Dệt nói riêng, ngành Dệt may nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Điều này không chỉ thể hiện qua lý thuyết chung mà được số liệu hóa rất cụ thể. Năm 2007 vừa qua, ngành Dệt may lần đầu tiên vượt qua Dầu thô trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Bảng 8 : Giá trị của ngành Dệt may trong nền kinh tế Việt Nam.

STT Chỉ số ĐVT 1995 2000 2005

1 GDP Tỷ đồng 22892 444139 947434

3 Ngành Dệt may. Tỷ đồng 3100 9120 10260

4 Tỷ lệ 3/2 % 9.03 11 10

5 Tỷ lệ 3/1 % 1.4 2.1 2.1

6 Tổng giá trị xuất

khẩu. Triệu USD 5449 14308 15810

7 Xuất khẩu Dệt may. Triệu USD 850 1892 5000

8 Tỷ lệ 7/6 % 15.6 13.2 24

(Nguồn: Phòng vật tư)

Qua các số liệu ở trên ta cũng đã thấy được phần nào vai trò của ngành Dệt may trong nền kinh tế Việt Nam. Giá trị ngành Dệt may năm 1995 chiếm 9,03% GDP, chiếm 1,4% trong Công Nghiệp nhẹ. Đến năm 2005 thì nó đã chiếm 10% GDP và 2,1% công nghiệp nhẹ. Đồng thời, giá trị xuất khẩu của ngành Dệt may năm 1995 chiếm 15,6% tổng giá trị xuất khẩu thì năm 2005 con số đó đã là 24%, một con số khá lớn, nếu không muốn nói là có tầm ảnh hưởng quyết định đến nền kinh tế nước ta.

Chính vì tầm quan trọng như vậy nên Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và đã phê duyệt chiến lược và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam 2010 tầm nhìn 2020. Với sự quan tâm trên, kỳ vọng ngành Dệt may trở thành 1 trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nền kinh tế nước ta ngày càng được nâng cao về mọi mặt.

Bảng 9: Các chỉ tiêu dự kiến cho ngành Dệt may.

Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Đến năm 2010

Sản xuất

Bông xơ Nghìn tấn 80

Xơ sợi tổng hợp Nghìn tấn 120

Sợi các loại Nghìn tấn 300

Vải lụa thành phần Triệu m2 1400

Dệt kim Triệu sản phẩm 500

May mặc Triệu sản phẩm 1500

Kim ngạch xuất khẩu Tỷ USD 8 đến 9

Sử dụng lao động Triệu người 4 đến 5

liệu nội địa trên sản xuất dệt may xuất khẩu.

Vốn đầu tư phát triển

Tổng vốn tư phát triển toàn

ngành dệt may Tỷ đồng

Khoảng 30.000 trong đó tổng công ty dệt may

Việt Nam khoảng 9500 Tổng vốn đầu tư phát triển

trồng nguyên liệu bông Tỷ đồng Khoảng 1500

(Nguồn: Tổng công ty may Việt Nam).

Trên đây là một vài chỉ tiêu cơ bản của ngành Dệt may Việt Nam được hoạch định đến năm 2010 tầm nhìn 2020. Với các số liệu trên, ta có thể khái quát được mục tiêu phát triển của ngành trong những năm tới là đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nhằm ngày càng khẳng định uy tín, chất lượng, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w