III. Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Dệt 1 Nhân tố bên trong
2. Nhân tố bên ngoà
2.1. Khách hàng
Khách hàng là những người có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Với bất kì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, khách hàng cũng là yếu tố quyết định khả năng tiêu thụ sản phẩm vì làm ra sản phẩm là để cung cấp cho khách hàng. Khách hàng có chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Ngày nay, người ta không chỉ quan tâm đến nhu cầu hiện tại của khách hàng, mà còn quan tâm tới cả những nhu cầu tiềm ẩn của họ. Luôn đáp ứng được những nhu cầu đó là tiêu chí hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp.
Dệt 19/5 sản xuất các sản phẩm về tiêu dùng. Đời sống nhân dân càng được nâng cao thì nảy sinh càng nhiều nhu cầu mới, đòi hỏi mới khắt khe hơn. Đây có thể coi vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển bởi nếu đáp ứng được các nhu cầu ngày càng khắt khe của khách
hàng thì doanh nghiệp sẽ vững bước ngày càng phát triển. Về mặt chiến lược lâu dài khách hàng có thể chia thành các loại sau:
2.1.1. Khách hàng thường xuyên
Đây là những khách hàng thân quen của doanh nghiệp. Họ đã tiêu dùng các sản phẩm của doanh nghiệp nên đã có những hiểu biết nhất định về sản phẩm của công ty. Vì vậy, nhiệm vụ của công ty là ngày càng khẳng định được uy tín, nhất là về mặt chất lượng nhằm giữ chân họ, biến họ thành những khách hàng trung thành của doanh nghiệp. Nếu làm được điều này, doanh nghiệp đã tạo được nền móng vững chắc cho việc mở rộng thị trường, phát triển sản xuất.
2.1.2. Khách hàng mới
Một công ty muốn mở rộng sản xuất, phát triển thị trường thì không thể không có thêm các khách hàng mới. Việc thu hút họ và dần biến họ thành các khách hàng quen thuộc của công ty là điều kiện tiên quyết để công ty phát triển. Đây là một công việc quan trọng cần sự quan tâm cũng như những chính sách cụ thể của công ty, ảnh hưởng tới sự phát triển về mặt lâu dài.
2.1.3. Khách hàng tiềm năng
Đối với doanh nghiệp, khách hàng không chỉ là khách hàng hiện tại mà phải tính đến cả khách hàng tiềm năng vì họ cũng giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, phát triển kinh doanh. Doanh nghiệp nào cũng có chiến lược phát triển về mặt dài hạn, những khách hàng tiềm năng chính là những khách hàng của tương lai dài hạn, có thể bây giờ họ chưa là khách hàng của doanh nghiệp nhưng nếu có những cái nhìn đúng đắn, tầm quan sát chiến lược, doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách nhằm gây chú ý với họ, thu hút sự quan tâm của họ. Khi ấy, họ sẽ để ý và quan tâm đến các sản phẩm của công ty. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng khách hàng của doanh nghiệp trong tương lai.
Xét theo tiêu chí địa lý, khách hàng của công ty có thể chia ra thành khách hàng nước ngoài và khách hàng nội địa. Trong khách hàng nước ngoài và khách hàng nội địa có thể chia nhỏ thành khách hàng theo khu vực địa lý cụ thể như: khách hàng Mỹ, EU… đối với khách hàng nước ngoài và thị trường miền bắc, thị trường miền nam… đối với khách hàng nội địa. Đối với khách hàng trong nước, đây là thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty, chiếm hơn 90 % doanh thu và sản lượng tiêu thụ.
Bảng 7: Sản lượng tiêu thụ của một số khách hàng lớn của công ty.
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Sản lượng Giá trị ( trđ) Sản lượng Giá trị ( trđ) Sản lượng Giá trị ( trđ) Công ty Giầy Thượng Đình 4536 68040 4628 78676 4718 89642
Công ty Bitis 1526 22890 1246 21182 1588 30172 Công ty Bạt Vĩnh Yên 846 12690 705 11985 889 16891 Nhà máy đóng giầy Tây Đô 2579 38685 2486 42262 2896 55024 Công ty giầy Vĩnh Phúc 3564 53460 3498 59466 3501 66519
(Nguồn: Phòng kế hoạch và thị trường)
Qua các số liệu trên ta có thể thấy rằng, khách hàng nội địa của công ty chiếm một phần rất quan trọng trong hoạt động của công ty, nó chiếm hơn 90% sản lượng tiêu thụ, và không ngừng tăng qua các năm. Khách hàng nội địa của công ty chủ yếu tập trung ở miền Bắc, còn thị trường miền nam chủ yếu khách hàng là khu vực quân đội.
2.2. Đối thủ cạnh tranh
2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Câc đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề và cùng thị trường với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, Dệt 19/5 không chỉ chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành trong nước như: Dệt Đồng
Xuân, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, Tây Hồ.... mà còn chịu nhiều cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Số lượng các đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường Việt Nam không ngừng tăng trong những năm qua, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc với ưu điểm màu sắc mẫu mã đa dạng, giá rẻ. Chính điều này đã làm giảm thị phần nội địa của Dệt 19/5 nói riêng, các doanh nghiệp dệt may trong nước nói riêng. Do đó, Dệt 19/5 muốn phát triển vững mạnh trên thị trường nội địa, tiến tới phát triển thị trường nước ngoài thì trước hết phải nghiên cứu kĩ các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước, từ đó đưa ra chính sách phát triển phù hợp.
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trên thị trường mà doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động. Tác động của các doanh nghiệp này đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các doanh nghiệp đó.
Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới này còn làm thay đổi sức cạnh tranh trong nghành, dù thay đổi cục diện cạnh tranh kiểu nào thì sự xuất hiện của chúng cũng làm nóng hơn môi trường cạnh tranh vốn đã và đang gay gắt.
2.3. Các chính sách của nhà nước
Nhà nước có vai trò điều tiết nền kinh tế. Mỗi chính sách hay nghị định mới của nhà nước có ảnh hưởng tức thời tới nền kinh tế. Nếu đó là ảnh hưởng tích cực có lẽ sẽ không phải bàn, nhưng nếu đó là ảnh hưởng tiêu cực thì nó để lại hậu quả vô cùng to lớn và lâu dài. Do đó, các nhà lãnh đạo nhà nước đã phải hết sức cận trọng và cân nhắc mỗi khi đưa ra các chính sách kinh tế mới.
Từ đầu năm 2001, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu nâng diện tích trồng bông từ 33.000ha hiện nay lên 60.000ha vào năm 2005 và 120.000ha vào năm
2010, nhằm đưa sản lượng bông xơ lên 30.000 tấn vào năm 2010. Chính phủ đã chỉ đạo quy hoạch các vùng trồng bông, cũng như ban hành một số chính sách hỗ trợ cho ngành trồng bông như: hỗ trợ vốn dự trữ hạt bông, ưu tiên vốn tín dụng đầu tư, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, thành lập Quỹ hỗ trợ giá bông...
Tuy nhiên, các chính sách trên dường như chưa đủ mạnh để tác động cho ngành trồng bông phát triển như mong muốn. Mùa vụ 2003, do bị hạn hán và bị tranh chấp bởi một số cây trồng khác, nên diện tích trồng bông tại Tây Nguyên (vùng trồng bông chủ lực hiện nay) bị giảm đến gần 20%. Nhờ năng suất tăng nên sản lượng bông xơ không giảm so với vụ trước, tuy nhiên, sản lượng không đạt mức kế hoạch đề ra là 15.000 tấn. Việc không tăng được sản lượng trong lúc giá bông thế giới đang lên là một điều đáng tiếc. Đối với vải, năm 2003 vừa qua, sản lượng vải toàn quốc chỉ đạt trên 500 triệu m2, trong khi năng lực sản xuất là 600 triệu m2, còn quá xa so với chỉ tiêu 800 triệu m2 của năm 2005.
Đối với những khâu đòi hỏi nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao như: in, dệt, nhuộm, hoàn tất, nhiều ý kiến đưa ra về việc kêu gọi đầu tư nước ngoài. Song, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn không thể cạnh tranh với Trung Quốc. Riêng các dự án in nhuộm và hoàn tất, vấn đề cung cấp nước sạch và xử lý nước thải có ý nghĩa quyết định. Giá nước sạch tại Việt Nam hiện nay là 25- 30 cents/m3, trong khi giá của Trung Quốc là 13 cents.
Đối với chi phí điện, tiền điện hiện nay của Việt Nam là 7 cents/KWh, cao hơn phí điện năng của Trung Quốc (4,8 - 6). Chi phí cơ sở hạ tầng cũng ở mức cao, Trung Quốc là 10-12 USD/m2/50 năm, thấp hơn nhiều so với mức chi phí hiện tại của Việt Nam là 20-60 USD/m2/50 năm.
Qua một vài số liệu cụ thể ở trên, ta có thể thây nều nhà nước với các chính sách của mình có ảnh hưởng thế nào đối với doanh nghiệp. Chính vì
vậy cần phải khẳng định rằng nếu không có sự tập trung từ hai phía là những chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp và các chính sách hợp lý cùng hướng thực hiện hiệu quả của nhà nước thì nó sẽ gây tác động không tốt tới toàn ngành nói chung, các doanh nghiệp nói riêng
2.4. Các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên luôn là yếu tố chi phối, ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sản xuất, trong đó sản phẩm Dệt. Đặc biệt hơn vì nó ảnh hưởng cả từ yếu tố nguyên vật liệu đầu vào cho tới khả năng tiêu thụ của sản phẩm.
Thứ nhất, xét từ khía cạnh nguyên vật liệu đầu vào. Nguyên liệu thô của sẩn phẩm Dệt là các sợi dọc, sợi ngang được làm từ Bông. Song Bông là là một nguyên liệu rất nhạy cảm với thời tiết. Bất cứ sự thay đổi nhỏ nào của thời tiết cũng có thể làm cho năng xuất Bông bị ảnh hưởng. Các quá trình sản xuất sẽ bị ngừng trệ nếu nguyên liệu không được cung ứng kịp thời. Do đó, các nhà quản trị cần có những giải pháp hiệu quả nhằm ổn định sản xuất, tăng hiệu quả.
Thứ hai, xét từ khía cạnh khả năng tiêu thụ. Như chúng ta đều biết, sản phẩm Dệt là các loại vải Bạt, dùng để làm bạt, làm nguyên liệu sản xuất giầy...Chúng chịu ảnh hưởng lớn của mặt thời tiết. Người tiêu dùng ngày càng khó tính, chuộng các mặt hàng mềm mại, đẹp hơn cả về màu sắc mẫu mã. Nếu nắm bắt được điều này, phát huy hiệu quả của công tác nghiên cứu điều tra thị trường thì công ty sẽ tạo được cơ hội phát triển, nếu không sẽ bi tụt hậu so với thị trường.