Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý trật

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai” (Trang 66 - 71)

xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn Quận.

7.1. Hạn chế trong công tác quy hoạch.

Hiện nay Quận chưa có quy hoạch cụ thể chi tiết 1/500 nên công tác cấp phép xây dựng hầu như là dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt. Quy hoạch chung tỷ lệ quá nhỏ nên việc quản lý đất đai, chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ thiếu chính xác, cũng là căn cứ không rõ ràng để cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận.

Hồ sơ quy hoạch mới được bàn giao cho quận Hoàng Mai nên công tác quản lý đất đai và quản lý xây dựng, quản lý trật tự xây dựng phải dựa trên cơ sở quy hoạch cũ của quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì nên chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của tốc độ đô thị hóa nhanh và tốc độ xây dựng trên địa bàn Quận

Bản đồ chỉ giới đường đỏ không được công khai rộng rãi. Khiến người dân muốn đầu tư xây dựng nhưng phân vân không rõ khu đất mình định đầu tư có nằm trong diện quy hoạch hay không. Đây là một hạn chế về thông tin quy hoạch nữa mà cần thiết phải khắc phục.

7.2. Hạn chế từ phía chủ đầu tư

Kết quả cấp phép xây dựng đã nêu trên tăng hang năm nhưng dương như con số đó vẫn còn hạn chế rất nhiều đối với một Quận mới như Hoàng Mai. Có rất nhiều nguyên do, nhưng trước hết là từ phía chủ đầu tư, người có công trình xây dựng và trực tiếp chịu trách nhiệm về công trình của mình. Các chủ đầu tư dường như vẫn chưa mặn mà với việc xin cấp GPXD mặc dù thủ tục hành chính đã cải cách rất nhiều. Đây có lẽ là nguyên do dẫn đến hành vi vi phạm trật tự xây dựng công trình không phép.

Hồ sơ xin cấp GPXD phải bao gồm cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là điều kiện khiến các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn khi tiến hành xin phép xây dựng. Bới nguồn gốc đất sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Quận là cực kỳ phức tạp. Hình thành từ 9 xã huyện Thanh Trì và 5 phường quận Hai Bà Trưng nên mục đích sử dụng đất của Quận gồm rất nhiều thành phần (từ bản đồ quy hoạch chi tiết Quận phần quy hoạch sử dụng đất có thể thấy rõ điều này). Theo quy định thì hồ sơ xin cấp GPXD phải có bảng sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng nhưng vướng một điều là chưa hoàn thành thủ tục xin cấp sổ đỏ. Giấy tờ thiếu, mà để hoàn thành đầy đủ lại phải mất rất nhiều thời gian.

Trong khi với người Việt Nam, có một truyên thống là xây nhà phải hợp tuổi hợp ngày. Nếu cứ đợi cho khi nào hoàn thành các thủ tục xây dựng thì lại không được tuổi, không được ngày. Đo đó mà các chủ đầu tư bất chấp GPXD mà cứ xây cho phù hợp với tín ngưỡng của họ. Đây cũng là nguyên do dẫn đến các công trình xây dựng không phép.

Với tâm lý của chủ đầu tư xây dựng các công trình nhà ở thì người xây dựng sau lại muốn cốt nền cao hơn nhà xây trước, ô văng, mái đua đua ra nhiều hơn nhà trước để thế hiện sự nổi trội hơn so với xung quanh vì lẽ đó mà mặc dù đã có phép xây dựng nhưng các chủ đầu tư này vẫn cố tình xây dựng sai phép để đạt được mục đích riêng của mình. Dẫn đến tình trạng kiến trúc không gian đô thị lộn xộn thiếu mỹ quan và không đồng bộ.

7.3. Hạn chế từ việc tổ chức phòng chuyên môn cấp phép xây dựng.

Hiện nay, phòng quản lý xây dựng chỉ có 12 cán bộ chuyên môn trong đó cả trưởng phòng. Với lượng công việc tương đối nhiều của một Quận mới. công việc dường như quá tải. Cán bộ thụ lý hồ sơ không kịp làm suể với số hồ sơ mỗi ngày càng nhiều chưa cộng các hồ sơ tồn đọng qua các tháng vì chưa hợp lệ trả lại. Để giải quyết các hồ sơ này cho kịp thời hạn đã là một thách thức chưa kể phòng phải hoàn thành quy hoạch chi tiết 13 ô chức năng đã được UBND Quận giao. Việc thiếu nhân sự là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thụ lý hồ sơ cấp GPXD gặp nhiều khó khăn.

7.4. Hạn chế tư việc tổ chức ban chuyên môn tranh tra xây dựng.

Theo báo thanh tra của thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra, phó chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, ông Nguyễn Đức Hải có đánh giá việc quy định thanh tra viên xây dựng phải được đào tạo qua trường xây dựng, có trình độ đại học, biên chế là chưa phù hợp, khó áp dụng. Bởi, những người đã có bằng Ðại học Xây dựng thường không về quận làm việc vì thu nhập thấp. Những người tốt nghiệp các trường đại học như Giao thông Vận tải, Thủy lợi... được

đào tạo về xây dựng công trình đều có thể thực hiện công việc của thanh tra viên xây dựng. Hiện nay, tất cả các quận, huyện ở Hà Nội đều thiếu thanh tra viên xây dựng. Tại quận Ba Ðình, mới chỉ có ba thanh tra viên (trong đó có hai lãnh đạo), thiếu 12 người. Quận Hoàng Mai mới có năm thanh tra viên, thiếu 10 người. Còn tại các phường, xã, thị trấn đều không có thanh tra viên xây dựng. Với khối lượng công việc lớn, tốc độ xây dựng của thành phố nhanh, 36 thanh tra viên quận, huyện, 20 thanh tra Sở Xây dựng không thể quán xuyến hết. Do đó, số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố vẫn cao cũng là điều dễ hiểu. Các thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn ở Hà Nội đều ký hợp đồng ngắn hạn với UBND quận, huyện, mức lương hơn một triệu đồng/tháng, cho nên khó để những người này gắn bó lâu dài, nhiệt tình với công việc.

Một vấn đề cần quan tâm nữa là trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thanh tra xây dựng xã, phường còn nặng về "cảm tính", thường bị ràng buộc bởi mối quan hệ họ hàng, xóm giềng.

7.5. Hạn chế từ công cụ pháp luật

Bất cập trong công cụ pháp luật cũng là một nguyên nhân quan trong ảnh hưởng đến công tác cấp phép xây dựng. Việc thường xuyên thay đổi những quy chế mới, tiêu chuẩn mới về định mức, tiêu chuẩn mới, đơn giá hay hình thức xử lý vi phạm... Khiến việc thẩm định hồ sơ và tính toán chi phí xây dựng cho từng công trình và hạng mục công trình của các chủ đầu tư phải tính lại nhiều lần, gây mất thời gian và tăng chi phí.

Quy định pháp luật chưa thực sự rõ ràng khiến cho việc hiểu sai và vận dụng ở các đơn vị là khác nhau. Tạo kẽ hở cho việc vi phạm trật tự xây dựng diễn ra.

Mặt khác, theo quy định số 79/QĐ- UBND tại mục a khoảng 9 Điều 6 quy định các thửa đất có diện tích nhỏ hơn 15m2 và các cạnh nhỏ hơn 3m thì

không được cấp phép xây dựng công trình. Trên thực tế tại các khu tập thể cũ của Quận có rất nhiều thửa đất được Nhà nước bán lại cho nhân dân theo Nghị định 61/CP của Chính phủ có diện tích nhỏ hơn 15m2. Thực tế nhu cầu cần thiết phải cải tạo nhà ở của nhân dân là rất cần thiết. Hơn nữa, việc chuyển khối hoặc chuyển nhượng cho các hộ liền kề là rất khó thực hiện.

Văn bản hướng dẫn cấp phép xây dựng các công trình nhà ở của nhân dân khu vực ngòai đê sông Hồng. Trên thực tế việc cấp phép xây dựng các công trình trên gặp khó khăn nhiều do phải xin thỏa thuận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi cục quản lý đê điều.

7.6. Hạn chế tư công tác tuyên truyền vận động.

Quận mới thành lập với đặc thù có 9 xã chuyển thành phường, theo quy định khi xây dựng nhà ở trước khia là nhân dân không phỉa xin phép xây dựng, nay việc xin phép xây dựng là bắt buộc.Vì vậy việc tuyên truyền vận động nhân là rất quan trọng. Trên thực tế thì công tác này ở các phường còn chưa sâu rộng đến các tổ chức và cá nhân có công trình xây dựng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các chủ đầu tư không nắm bắt được mà làm sai và trái những quy định khi xây dựng.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CẤP PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY CẤP PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY

DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh công tác quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai” (Trang 66 - 71)